Header Ads

Ngành ngân hàng và khối dịch vụ chứng khoán với TT36



Vừa qua, Quốc Hội đã ban hành Thông Tư 36 về việc quản lý dòng vốn cho vay đầu tư chứng khoán không quá 5% vốn điều lệ của ngân hàng có nợ xấu trên 3% trên tổng mức dư nợ, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2015. Điều này dẫn đến 2 ảnh hưởng lớn trong cơ cấu tổ chức tín dụng và các công ty chứng khoán thành viên:

(1) Siết chặt sỡ hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng đế lành mạnh hóa cơ cấu sỡ hữu của các ngân hàng,  Theo đó, ngân hàng thương mại chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa không quá 2 TCTD khác, trừ trường hợp TCTD khác là công ty con của ngân hàng đó và nắm không quá 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết.

(2) Giảm thiểu tỉ lệ cho vay margin với các tổ chức tín dụng có nợ xấu trên 3% tổng dư nợ và cho vay không quá 5% vốn điều lệ thực góp.


Tác động của điều (1) sẽ tương đối đáng kể vì các ngân hàng sẽ có khoảng thời gian hơn 2 tháng để chính thức thoái vốn. Hiện tại mức đầu tư của VCB vào các tổ chức tín dụng khác khá lớn thông qua sơ đồ sỡ hữu chéo sau đây:

Bank

Câu hỏi đặt ra ở đây với các nhà đầu tư chứng khoán là : “Liệu giá cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng có được đẩy lên để việc thoái vốn mang lại hiệu quả cao hay không?” điều này cũng giống như động thái thoái vốn của PVN và SCIC trước đây tác động mạnh đến các cổ phiếu sỡ hữu.

Điều (2) về áp lực cho vay chỉ hạn chế khi ngân hàng là mẹ của Công ty chứng khoán. Hiện nay có nhiều cặp ngân hàng mẹ con có mức nợ xấu vượt 3% như VCB-VCBS, Techcombank-TCBS, SHB-SHBS, VPBank-VPBS, ACB-ACBS, DongA-DAS… Vậy theo thông tư 36 thì những cặp này sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Tuy nhiên dường như các công ty chứng khoán lớn như SSI, HSC sẽ được hưởng lợi vì lượng tiền mặt dồi dào và chắc chắn các công ty chứng khoán không còn ngân hàng mẹ chống lung sẽ phải cân đối lại nguồn vốn để duy trì sức cạnh tranh so với các đối thủ khác.

Trên một phương diện đánh giá khác thì tổng mức dư nợ vay ngân hàng của 20 công chứng khoán có thị phần lớn nhất thị trường hiện tại là vào khoảng 3500 tỉ trong khi dư nợ margin thị trường hiện tại ở mức 17000 tỉ, Điều này chứng tỏ dòng vốn cho vay margin chủ yếu đến từ nội tại của các công ty chứng khoán vì hầu hết các công ty dẫn đầu thị phần đều là các công ty tư nhân hoặc chuyên môn về chứng khoán và dịch vụ chứng khoán.

Ngoài ra nếu theo điều 14 của TT36 thì 5% của tổng vốn điều lệ các ngân hàng thương mại hiện nay là  22.500 tỉ đồng. Như vậy dư địa cho vay chứng khoán ở mức 22.500 tỉ đồng trong khi dư nợ margin ở mức 17000tỉ và nợ của cty chứng khoán vay ngân hàng mẹ chỉ ở mức 3500.

Vậy, tác động của TT này hiện nay với nhà đầu tư chỉ là tác động tâm lý do bản chất nhà đầu tư chưa hiểu rõ về vấn đề này. TT36 sẽ mang lại giá trị bền vững trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và khối dịch vụ chứng khoán. Gián tiếp nâng hạn tín nhiệm của nhóm này trong mắt các tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn.

//Nguồn: Nguyễn Trường Duy Linh - SSI.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.