Header Ads

ĐONG ĐẾM NỢ CÔNG VÀ LÃI SUẤT

ĐONG ĐẾM NỢ CÔNG VÀ LÃI SUẤT
(*) Tài liệu nợ công được phổ biến rất nhiều của các tổ chức cho vay nợ hoặc các định chế tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB, ECB, các giáo sư Kinh tế của các trường đại học danh tiếng như Harvard, Yale, Cambridge,...Tuy nhiên, nợ công lại được phân tích theo nhiều hướng khác của các nhà kinh tế, các chiến lược gia phân tích tài chính, hoặc các tay đầu cơ tài chính khét tiếng như George Soros, hoặc các quỹ đầu cơ muông thú kiểu "Hedge Fund",...nên nợ công có thể hiểu là chỉ tương đối thôi.
 (**) Xem hình đồng Rupiah Indonesia từ năm 2008 - 2015, Rupiah Indonesia trượt giá, hiện nay 1 USD = 13,665 IDR, do nợ công tăng nhanh, vì thế lãi suất phải tăng để giữ tỷ giá USD/IDR.


ĐONG ĐẾM NỢ CÔNG VÀ LÃI SUẤT
Nợ công, hoặc các khí cụ tính nợ chính xác hơn, nói chung, đó là nợ của chính phủ như một tỷ lệ phần trăm của GDP, nó được đánh giá để sử dụng bởi các chủ nợ, các nhà đầu tư để đo lường khả năng quốc gia đó để thực hiện thanh toán về nợ trong tương lai của quốc gia đó, và do đó ảnh hưởng đến chi phí đi vay của nước và lợi suất trái phiếu chính phủ.

Để dễ hiểu, có thể vắn tắt nợ công như sau: Nợ công thường là chỉ đề cập đến nợ quốc gia, nhưng ở một số quốc gia nó cũng bao gồm cả định nghĩa là các khoản nợ của quốc gia, tỉnh và thành phố. Vì vậy, hãy thật cẩn thận khi so sánh nợ công giữa các quốc gia để đảm bảo rằng những khoản nợ công đó là chính xác. Hiểu dơn giản phổ biến nhất, đó là, bất kể những gì được gọi là nợ công đó là sự tích lũy hàng năm của sự "thâm hụt ngân sách", hay "budget deficits". Đó là kết quả của nhiều năm các chính phủ của những quốc gia đó chi tiêu lãng phí nhiều hơn từ ngân sách và nguồn thu từ thuế.

Đối với nợ công của VN, theo định nghĩa của VN là chỉ bao gồm nợ của chính phủ, tức là gồm cả chính quyền trung ương và địa phương, hoặc nợ được chính phủ bảo lãnh. Nợ bao gồm nợ vay ngân hàng và nợ qua phát hành trái phiếu, cũng như các chi phí phải trả mà chưa trả được. Nên định nghĩa về nợ công của VN vẫn được IMF chấp nhận, nhưng giới đầu tư và chủ nợ thì không chấp nhận, họ sẽ hiểu khác vì nhiều lý do.

Trong nợ công, ta có loại "nợ có chủ quyền", thường loại nợ này là trái phiếu chính phủ được phát hành bởi một chính phủ quốc gia và được ghi bằng các khoản nợ "ngoại tệ", như đồng EUR, USD,... Nói chung, khi ta nghe trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ thường được gọi tắt là trái phiếu chủ quyền, thường là những trái phiếu có kỳ hạn dài 10 năm. Sản lượng năng suất trái phiếu theo yêu cầu của các chủ nợ, các nhà đầu tư để cho các chính phủ vay vốn, nó phản ánh kỳ vọng lạm phát và khả năng các khoản nợ sẽ được hoàn trả theo ghi chú cam kết của quốc gia đó phát hành nợ, tức trái phiếu để vay tiền. Khi trả nợ khó khăn, thường là các chính phủ sẽ tính đến khả năng đánh thuế vào công dân, doanh nghiệp của họ để trả nợ. Nên khi thấy thuế phí tăng quá nhiều thì ta đoán ra quốc gia đó đang bị áp lực trả lãi lẫn vốn rất lớn, và đang có các khoản nợ đáo hạn dồn dập.

Đối với nợ công của Mỹ thì do Bộ Ngân khố Mỹ, tức Bộ Tài chính có thẩm quyền quản lý các khoản nợ của Mỹ. Nợ công của Mỹ bao gồm các "Treasury bills, notes and bonds,...", tức tín phiếu kho bạc,...thường các khoản nợ có kích thước lớn được mua bởi các nhà đầu tư cũng lớn hoặc chính phủ các nước mua nợ để giữ tỷ giá, ngoài ra các khoản nợ công của Mỹ cũng được nhà đầu tư hoặc công chúng mua bằng nhiều hình thức như mua trái phiếu tiết kiệm và trái phiếu TIPS.

Đối với hình thức TIPS (Treasury Inflation Protected Securities) ở VN khá nhiều người thắc mắc loại hình đầu tư này. TIPS là những công trái phiếu của chính phủ Mỹ được bảo vệ để tránh khỏi lạm phát. Đây là hình thức đầu tư an toàn nhất cho những người thường là cao niên lớn tuổi đã về hưu. Tất nhiên, do chính phủ Mỹ gánh nợ thay, tức trả lãi bù lỗ, nếu bị rủi ro lạm phát tăng cao. Tuy không lời nhiều nhưng chắc chắn những người đầu tư vào loại trái phiếu này không bị thiệt hại khi mức lạm phát lên cao, vì chính phủ cam đoan sẽ trả mức lãi suất bắt kịp với đà lạm phát. Điều đó co nghĩa là chính phủ Mỹ đi vay nợ bù lỗ cho người về hưu sở hữu trái phiếu TIPS khá rắc rối này, nên cũng tính vào khoản nợ công.

Các loại nợ gây ồn ào nhất, và quan trọng nhất là "Quỹ tín thác an sinh xã hội" hay "Social Security Trust Fund",...nó chiếm số nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ. Thực tế gần như tất cả có đến 90% người lao động phải đóng thuế quỹ An sinh Xã hội này,...rất nhiều loại nợ.

Nói chung, nợ Mỹ được tích lũy qua nhiều đời Tổng thống, như Richard Nixon, Gerald Ford, Jimmy Carter, Ronald Reagan, George H. W Bush (chơi trò chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 và tăng nợ 54%), Bill Clinton, George W. Bush (Bush con làm tăng nợ lên 101%, cũng ưa chơi trò chiến tranh và phát minh ra học thuyết "đánh phủ đầu gây sốc và kinh hoàng", và đã reo rắc nỗi khiếp sợ nhiều nước khác đốt tiền như lá mùa Thu), và nợ của Barack Obama gây ra.

Đối với đương kim Tổng thống Barack Obama, ông đã tạo ra nợ tăng 54%, trong suốt gần hai nhiệm kỳ. Các ngân sách bao gồm các gói kích thích kinh tế tiêu tốn 787 tỷ USD bằng cách cắt giảm thuế, gia hạn trợ cấp thất nghiệp, hõ trợ kinh phí và tạo việc làm qua các dự án công trình công cộng. Việc cắt giảm thuế Obama thêm 858 tỷ USD nợ công chỉ hơn hai năm nhiệm kỳ. Trong đó ngân sách tăng chi tiêu quốc phòng để khoảng 800 tỷ USD mỗi năm. Ngoài ra các khoản thất thu của chính quyền Barack Obama, như giảm thuế do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009,...và các khoản tài trợ và viện trợ hào phóng khác.

Nói chung, hiện nợ chính phủ theo phần trăm GDP của Mỹ vào khoảng 102,98% trên GDP, tức nợ khoảng 18.149 tỷ USD, nó bao gồm nợ chính phủ đề cập đến khoản nợ liên bang do các cá nhân, các tập đoàn công ty, chính quyền tiểu bang và địa phương, các chính phủ nước ngoài và các tổ chức khác bên ngoài nước Mỹ,...như đã đề cập ở trên. Nói vắn tắt, tổng số giấy nợ của Mỹ phát hành trong và ngoài nước lớn tương ứng bằng tổng sản lượng GDP của 27 nước thành viên EU cộng lại, trừ Hy Lạp ra, (28 nước EU có sản lượng GDP là 18.460,60 tỷ đô la Mỹ trong năm 2014) thì khoản nợ của Mỹ chiếm đến trên dưới 29% sản lượng GDP của thế giới. Mỹ hiện nay nợ nước ngoài là chỉ chiếm hơn 1/3 khoản nợ theo phần trăm của GDP là 6.680 tỷ USD mà thôi, con số này cũng chẳng nhiều so với khoản nợ nước ngoài của các nước khác có khoản nợ tính theo GDP.

Ở đây, hết sức thận trọng, tránh nhầm lẫn giữa nợ công với nợ nước ngoài. Bởi vì nợ công gia tăng, nó sẽ ảnh hưởng đến nợ nước ngoài, bởi lẽ, nếu lãi suất trên các khoản nợ công tăng lên, tức là đi vay nhiều mà rủi ro trả nợ thấp vì bị các tổ chức thẩm lượng trái phiếu như Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings và AM Best hạ thấp điểm tín nhiệm, các chủ nợ và các nhà đầu tư sẽ tăng lãi suất lên cho tất cả các khoản nợ tư nhân. Nó cũng giải thích phần nào các quốc gia có lãi suất luôn cao là bởi vì tỷ lệ nợ công cao, và khả năng trả nợ thấp, nên chỉ cần nhìn vào quốc gia nào có lãi suất cao là đoán ra nước đó đang gánh "quả bom nợ công có rủi ro", là bởi vì các doanh nghiệp các ngân hàng quốc gia đó cũng đi vay tiền bằng ngoại tệ vì rủi ro trả nợ kém nên phải chào lãi cao mới vay được tiền, nển lãi suất trong nước buộc phải cao hơn lãi suất bên ngoài. Điều này cũng giải thích một phần nào khi lãi suất vay ngân hàng tại VN luôn cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Chẳng hạn, lấy thí dụ, các khoản nợ công của Indonesia chủ yếu đi vay từ nước ngoài, hiện nay là 294 tỷ USD, tăng nhanh mọi thời gian của nó, một phần do đồng Rupiah Indonesia trượt giá (xem hình), cơ quan thẩm định tài chính Standard & Poor’s hạ thấp giá trị các khoản nợ công và tờ giấy nợ của Indonesia từ cấp BBB- xuống BB+, các chủ nợ nước ngoài tăng lãi suất lên các tờ giấy nợ là trái do chính phủ Indonesia đang lưu hành, việc này cũng gây áp lực các khoản vay lãi suất bằng đồng nội tệ trong nước của Indonesia hiện nay ở mức 8%. Lãi vay đạt mức cao nhất mọi thời gian 15,75% vào tháng 3/2006, khi món nợ công của Indonesia gia tăng chóng mặt.

Thực tế, khi mắc nợ công vừa phải nó không hẳn là xấu, thậm chí nó an toàn hơn nhiều so với đầu tư trực tiếp nước ngoài, nó giúp các chính phủ có thêm tiền để tài trợ các dự án phát triển kinh tế "chủ quyền quốc gia" nếu nợ công biết dùng đúng cách để đầu tư, tránh tham nhũng lãng phí, nợ công thực tế nó cải thiện mức sống cho người dân Vì nó cho phép các chính phủ có tiền để xây dựng hạ tầng đường giao thông, bệnh viện, trường học, các công trình cảng biển,.. và đào tạo việc làm. Điều này nó giúp thúc đẩy tiêu dùng trong nước, thay vì tiết kiệm, nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, miễn là chính các quốc gia đó biết cách kiểm soát được nợ công ở mức hợp lý để nhận được lãi suất thấp khi vay nợ cũng như giảm chi phí lãi vay trong nước bằng đồng nội tệ.

Nói chung, hiện nay có nhiều chính phủ trên thế giới gánh của nhiều món nợ công cho nhóm lợi ích, hoặc tham nhũng, hoặc tăng nợ công mà không dùng cho đầu tư, dẫn đến rủi ro lãi suất và lợi suất trái phiếu tăng. Cần biết rằng, nếu các khoản nợ công đang tiến gần tới một mức độ nghiêm trọng là ngưỡng "trần nợ công", thì các chủ nợ, hoặc các nhà đầu tư họ sẽ lo lắng, làm thế nào quốc gia đó trả được hết nợ, và họ thường sẽ bắt đầu yếu cầu đòi hỏi một mức lãi suất cao hơn để giảm thiểu rủi ro như là áp lực quốc gia đó hạn chế không vay tiền bừa bãi, hoặc nếu quốc gia đó không thể trả nợ đúng hạn, tức mất khả năng thanh toán, cũng như phòng ngừa quốc gia đó tuyên bố bị phá sản, tức là khi một nền kinh tế nước đó không còn có khả năng thanh toán nợ một cách lâu dài và phải xù nợ luôn, thì chủ nợ và nhà đầu tư còn vớt vát được chút ít vốn liếng bởi lãi suất cao mà họ đòi trước đó.

Nói chung, để giảm gánh nặng nợ nần này, các chính phủ phải cẩn thận để thấy rằng các khoản nợ công đã đủ lớn phải tìm cách giảm các khoản nợ công xuống ở mức hợp lý để để giữ được lãi suất thấp nhằm tái vay vốn tài trợ sau này, cũng như giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn bền vững.

Điều không công bằng là các khoản nợ với tỷ lệ phần trăm GDP của mỗi nước lại khác nhau, nó phản ánh kỳ vọng sức mạnh của đồng tiền mỗi quốc gia. Chẳng hạn đối với Mỹ, các khoản nợ của Mỹ là không nghiêm trọng, vì đa số các khoản nợ được yết giá bằng đồng nội tệ của Mỹ, là đồng USD, cũng là đồng tiền dự trữ của thế giới, và nó thực sự ít quan trọng đối với một quốc gia có thể phát hành nợ bằng đồng tiền riêng của họ, chẳng hạn, đối với Mỹ, nếu chủ nợ réo đòi thì Mỹ chỉ có thể trả nợ bằng cách là chỉ cần in tiền để trả được hết nợ. Mặc dù điều này có thể làm đồng USD trượt giá, nhưng biết làm sao được, vì vay bằng USD thì trả bằng USD. Chính vì lý do này, các rủi ro vỡ nợ của Mỹ là rất thấp.

Theo kinh nghiệm phân tích về nợ công thì trên thế giới ngoài Mỹ còn có những nước vay nợ và trả nợ, hay dự trữ bằng đồng USD và đồng nội tệ của họ để thanh toán ngoại thương thông qua bằng đồng nội tệ của họ như Úc, Nhật, Canada, Singapore, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Anh, Saudi Arabia,...nên các nước này rủi ro vỡ nợ là rất thấp mặc dù một số nước có tỷ lệ nợ theo phần trăm GDP là rất vĩ đại, như Nhật chẳng hạn.


Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.