Header Ads

FED FUNDS RATE VÀ LIBOR

FED FUNDS RATE VÀ LIBOR

FED FUNDS RATE VÀ LIBOR
Hiện nay thị trường tài chính đang trông đợi Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang và Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) nâng lãi suất cơ bản "Fed Funds Rate" chậm nhất là tháng 12 năm nay, và không biết là sẽ nâng mấy chục điểm cơ bản hay cả trăm điểm cơ bản để có thể gây hoảng loạn cho các thị trường tài chính cũng như thị trường chứng khoán thế giới, kể cả gây khó khăn cho những nước đi vay và mắc nợ quá nhiều bằng đồng USD, dù tỷ lệ nợ phần trăm trên GDP vẫn thấp cũng vẫn dễ rơi vào vòng xoáy trả nợ và đảo nợ bằng đồng USD.

Nói chung, đáng ngại nhất nếu lãi suất tại Mỹ tăng, thì giới đầu tư họ sẽ bán tháo các khoản nợ được niêm yết bằng đồng nội tệ các nước, nhất là các nước hạ lãi suất ký thác bằng đồng USD thấp hơn lãi suất của Mỹ, các nhà đầu tư họ sẽ bán mạnh các trái phiếu các nước đó để mua đồng USD sẽ gây thêm biến động cho thị trường các nước đó để muốn đầu tư vào trái phiếu của Mỹ. Nguy hiểm hơn, đối với những nước đi vay trả lãi bằng đồng USD mà tài trợ lãi ở nhà bằng đồng nội tệ, hay vay ngắn hạn bằng đồng USD để tài trợ các dự án dài hạn là bị sẽ bị rủi áp lực tỷ giá rất lớn khi đồng USD và lãi suất Fed Funds Rate nhúc nhích tăng lên vì bị rủi ro về ngoại hối.

Điều chắc chắn là Fed sẽ tăng lãi suất bất chấp tỷ lệ lạm phát vẫn còn thấp. Bởi tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp hiện vẫn không đổi ở mức 5,10% trong tháng 9, so với 5,10% vào tháng 8/2015. Nói chung, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tính trung bình từ năm 1948 đến năm 2015 là 5,83%. Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp được đo lường số lượng người tích cực tìm kiếm một công việc ổn định theo ngành nghề mà người lao động được đào tạo trong lĩnh vực chuyên môn như là một tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động. Ở Mỹ hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn giảm xuống còn 1,35% (đây cũng là mức thấp kỷ lục nhất) trong tháng 9, so với 1,39% vào tháng 8/2015. Tính trung bình tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tại Mỹ từ năm 2013 đến năm 2015 là 2,05%, mức gia tăng cao nhất mọi thời gian 2,80% trong tháng 6/2013. Cần biết là, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn ở Mỹ chỉ đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp trong một thời gian dài hơn 27 tuần.

Tại Mỹ, dư nợ cho vay khu vực tư nhân được báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang chỉ trong tháng 8 thôi, đã tăng lên tới 1.906,68 tỷ USD. Đây là mức vay mượn khu vực tư nhân cao nhất mọi thời đại kể từ năm 1950. Về chi tiêu, tiêu dùng tại Mỹ tăng lên 11.178,90 tỷ USD trong quý thứ hai của năm 2015, là mức cao nhất kể từ 1950, chứ chưa cần thống kê hết tháng 9. Đó là vài con số thống kê cho thấy, không có lý do gì mà Fed sẽ hoãn nâng lãi suất cuối năm nay. Việc nâng lãi suất là sớm muộn sẽ xẩy ra. Ta thận trọng phân biệt lãi suất chỉ đạo "Fed Funds Rate" hiện duy trì là 0,25%. Đây là lãi suất thấp kỷ lục tại Mỹ và duy trì lâu nhất, bởi lãi suất này chốt ở mức 0,25% từ tháng 12/2008 cho đến trung tuần tháng 10/2015, tức gần 7 năm. Với lãi suất mà các ngân hàng thương mại cho vay ở Mỹ lại là 3,25%.

Trong khối kinh tế Eurozone sử dụng đồng EUR của 19 nước thì tỷ lệ lãi suất chuẩn được thiết lập bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hiện duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục là 0,05%. Tuy nhiên lãi suất cho vay của ngân hàng là tỷ lệ trung bình của lãi được tính vào các khoản vay của các ngân hàng thương mại cho các cá nhân và các công ty tư nhân vay tính trung bình các nước khu vực đồng Euro lại lên đến 2,81%, nhưng mỗi nước lại có khí cụ cho vay khác nhau, chẳng hạn Đức là 2,64%, Pháp là 1,73%, Hà Lan là 1,74%, Italy là 2,95%,...Tuy nhiên khí cụ đầu tư tài chính lãi suất liên ngân hàng LIBOR mới là đáng ngại và hay gây ra hốt hoảng cho thị trường tài chính mà ít ai chú ý.

Đối với khí cụ lãi suất liên ngân hàng LIBOR, thực tế, trên nguyên tắc thì mỗi ngày, hiệp hội của lãi suất LIBOR, họ tính ra cả trăm loại lãi suất của 10 loại ngoại tệ thông dụng như Đô la Úc (AUD), đô la Canada (CAD), Franc Thụy Sĩ (CHF), Krone Đan Mạch (DKK), Euro (EUR), Bảng Anh (GBP), JPY - yên Nhật, NZD - Đô la New Zealand, Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF), và đô la Mỹ- USD, và tính cho 15 hạn kỳ đi vay từ ngắn nhất là qua đêm đến dài nhất là một năm, rồi đúng 11 giờ rưỡi giờ London gửi qua cho hãng tin Thomson Reuters để phổ biến cho thị trường tài chính thế giới.

Trong 10 ngoại tệ kia, ta tính ra 10 loại lãi suất của thông dụng của 10 đồng bạc đó. Cụ thể, đối với Canada, lãi suất chuẩn hiện nay là 0,50%, Úc là 2%, Nhật 0%, Thụy Sĩ thì âm - 0,75%, Anh là 0,50%,...còn lãi suất mà các ngân hàng cho vay lần lượt là: Canada là 2,70%, Úc lên đến 8,80%, Anh là 1,50%,...rõ ràng qua đó không tính Úc thì Mỹ đang là nước đang cho vay nặng lãi nhất, nên Fed tăng lãi suất có lẽ không dám liều lĩnh tăng 50 điểm cơ bản mà chỉ tăng 25 điểm cơ bản, tức là chỉ tăng 0,25% lên thành 0,50% mà thôi. Bởi lẽ nếu tăng lên 0,50% thành 0,75% thì chênh lệch với lãi suất liên ngân hàng LIBOR bị thu hẹp thậm chí lãi suất Fed Funds Rate lại cao hơn lãi suất LIBOR thì rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu tính từ khi Bong bóng Dot-com bị vỡ ngày 10/3/2000, khi chỉ số công nghệ cao NASDAQ đạt mức đỉnh 5048,62 điểm thì lãi suất Fed Funds Rate ở mức 6,6% giữ nguyên trong tháng Hai và tháng Ba, kẻ cả khi thị trường chứng khoán suy giảm. Đến tháng 12/2011, lãi suất này giảm còn 1,75% (giảm 11 lần để chống suy thoái kinh tế). Đên tháng 11/2002 thì hạ xuống còn 1,24%, tháng 6/2003, thì Fed cắt hạ lãi suất thấp nhất kể từ cuối năm 2007. Cụ thể, Fed hạ lãi suất còn 1,00%. Qua năm 2004 thì tăng lại ở mức 2,25%, tức là tăng đến 5 lần kể từ tháng 6, tuy nhiên đến cuối năm 2005, Fed gia tăng lãi suất và chốt ở mức 4,25%, đây chưa phải mức cao nhất, mức lãi suất cao nhất là 5,25% trong tháng 6/2006,...qua đó ta thấy, khi Fed mà tăng lãi suất thì thị trường tài chính mà hoảng loạn thì càng dễ tăng thêm rủi ro, đó mới đáng ngại.

Trong các vụ chao đảo thị trường tài chính và chứng khoán thì những khí cụ lãi suất như Fed Funds Rate mà dự kiên Fed sẽ tăng lãi suất thời gian tới thì trên thị trường tài chính quốc tế còn có khí cụ lãi suất liên ngân hàng LIBOR, ngoài ra còn có Euribor (Âu châu), TIBOR (Á châu-Tokyo, Nhật). Đó là những lãi suất tác động rất mạnh vào thị trường tài chính và chứng khoán, đôi khi nó giật sập luôn một số nền kinh tế khi người ta thao túng công cụ lãi suất liên ngân hàng LIBOR này.

Lợi thế của các hoạt động kinh doanh của của các khí cụ lãi suất này, mà họ đã đưa quá nhiều kỳ vọng vị trí lớn vào các hoạt động chứng khoán, các khoản nợ khác nhau và dẫn đến sự chêch lệch lãi suất quá lớn gây phản ứng nhanh với những thay đổi trong lãi suất LIBOR là có lợi cho các ngân hàng tháo túng lãi suất LIBOR. Điều này tạo ra định giá quá cao của các ngân hàng tại các thị trường chứng khoán và giảm chi phí của họ nhưng tăng các khoản nợ hoặc vốn chủ sở hữu. Người gửi tiền ngân hàng cũng đã bị thiệt hại đang kể, sản lượng trái phiếu hay các tài khoản được liên kết với LIBOR là quá thấp. Tuy nhiên, người vay được hưởng lợi từ lãi suất cho vay mà còn là quá thấp như vậy.

Lãi suất LIBOR thường cao hơn lãi suất cơ bản, tức là lãi suất ngắn hạn tại Mỹ là "Fed Funds Rate". Cụ thể, trong tháng 12/2008, lãi suất Fed Funds Rate giảm 2% xuống còn 0,25% (đây là sau khi Fed đã giảm mạnh tỷ lệ Fed Funds Rate sáu lần trong bảy tháng trước), nhưng vào tháng 4/2008, khi 3 tháng trước thì lãi suất LIBOR tăng đến 2,9%.

Ngày 8/10/2008, Fed cắt hạ lãi suất Fed Funds Rate đến 1,5%, nhưng LIBOR tiếp tục tăng lên mức cao 4,8% vào ngày 13/10/2008. Trong phản ứng hoảng loạn đó, chỉ số Dow Jones đại diện cho 30 đại công ty lớn nhất của Mỹ giảm 14% trong tháng 10, và gây phản ứng hốt hoảng cho các thị trường tài chính và chứng khoán thế giới, khi ấy thị trường chứng khoán toàn cầu bốc hơi gần 1.000 tỷ USD.Tuy nhiên, với một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, họ có thể phân tích ảnh hưởng rất lớn của lãi suất LIBOR đến biến động tỷ giá hối đoái, cũng như các thị trường chứng khoán trên thế giới.

Nếu nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, không cắt lỗ vào thời điểm lãi suất LIBOR và lãi suất Fed Funds Rate chênh lệch quá lớn có thể dẫn đến sự sụt giá cổ phiếu rất nặng mà người ta chẳng biết đâu là nguyên nhân bị sạch sạch vốn khi thị trường đảo chiều quá nhanh. Vì đầu tư vào TTCK toàn cầu trước nhất phải am hiểu và phân tích các khí cụ đầu tư tài chính của các thị trường quốc tế phải rất chặt chẽ. Một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm họ sẵn sàng dời bỏ nhóm cổ phiếu khi trên đà giảm và sẽ quay lại mua vào chính nhóm cổ phiếu đó khi thị trường phục hồi đi lên do bị tác động vào lãi suất, nhất là những cổ phiếu thuộc nhóm lĩnh vực tài chính và cổ phiếu vốn ít nợ nhiều.


Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.