Header Ads

GIÁ DẦU THẾ GIỚI VÀ PUTIN

(*) Biểu đồ giá dầu tính trung bình một năm từ 1990 - 2015. Giá dầu thô WTI Crude Oil (Nymex) tại Bắc Mỹ rơi lại xuống còn 44,62 USD/thùng (hình vẽ)


GIÁ DẦU THẾ GIỚI VÀ PUTIN

Sơ lược giá dầu thế giới gần nhất:
Hiện nay giá đồng USD đang ở mức cao nhất trong 5 năm qua (tính từ năm 2010, khi đồng EUR của các quốc gia khối Eurozone bị khủng hoảng cao trào). Tác động của đồng USD mạnh khiến cho hóa đơn dầu lửa đắt đỏ hơn đối với các nước có đồng tiền yếu hơn, dẫn đến việc cắt giảm nhu cầu về dầu lửa, khí đốt, khiến giá dầu lửa càng sụt giảm gây xáo trộn không ít khó khăn cho các nước sản xuất dầu cũng như nguyên liệu cho sản xuất từ dầu.

Hầu hết các hợp đồng dầu được định giá bằng đồng USD. Giá dầu thường tăng giảm ngược chiều với đồng USD, khi đồng USD suy yếu, giá dầu tăng lên, hoặc khi đồng USD tăng thì giá dầu giảm. Vì hiện nay chỉ số U.S. Dollar Index (DXY) để tính ra giá trị của đồng USD là 97,04, đã đẩy giá dầu xuống mức thấp. Và giá dầu đã mất hơn 45% so với năm trước. Không giống như giao dịch hàng hóa khác, giá dầu thô là mặt hàng "dễ bốc hơi" như chính nó.

Trong quá khứ, giá dầu tính trung bình một năm từ 1990 - 2014 là thì giá dầu dao đông 24,53 USD/thùng đến 93,25 USD/thùng. Cụ thể, giá dầu thô WTI Crude Oil (Nymex) tại Bắc Mỹ từ năm 1990 -
2014:

1990: 24,53 USD/thùng
1991: 21,54 USD/thùng
1992: 20,58 USD/thùng
1993: 18,43 USD/thùng
1994: 17,20 USD/thùng
1995: 18,43 USD/thùng
1996: 22,12 USD/thùng
1997: 20,61 USD/thùng
1998: 14,42 USD/thùng
1999: 19,34 USD/thùng
2000: 30,38 USD/thùng
2001: 25,98 USD/thùng
2002: 26,18 USD/thùng
2003: 31,08 USD/thùng
2004: 41,51 USD/thùng
2005: 56,64 USD/thùng
2006: 66,05 USD/thùng
2007: 72,34 USD/thùng
2008: 99,67 USD/thùng
2009: 61,95 USD/thùng
2010: 79,48 USD/thùng
2011: 94,88 USD/thùng
2012: 94,05 USD/thùng
2013: 97,91 USD/thùng
2014: 93,25 USD/thùng (giá dầu chỉ giảm về 54,73 USD/thùng trong cuối tháng 12/2014)

Thực tế, Trong quá khứ gần đây nhất là vào cuối tháng 8/2013, giá dầu giao theo tháng của dầu thô Brent tại London tăng lên 115,59 USD một thùng, mức cao nhất trong 2 năm trước đó (Brent Crude Oil - ICE đạt đỉnh ở mức 126 USD một thùng trong tháng 8/2011). Giá dầu thô WTI Crude Oil (Nymex) tại Bắc Mỹ lên 109,98 USD một thùng, là mức cao nhất trong 2 năm trước đấy (giá dầu thô WTI Crude Oil - Nymex vọt lên 113,93 USD/thùng vào ngày 29/4/2011). Đây chưa phải là cái đỉnh của nó. Đỉnh cao của nó là 143,68 USD một thùng vào tháng 7/2008, đồng USD mất giá đến 40% so với đồng EUR (tính trung bình từ năm 2008 - 2011). Hiện nay, giá dầu thô WTI Crude Oil (Nymex) tại Bắc Mỹ rơi lại xuống còn 44,62 USD/thùng. Giá đáy thấp nhất là 38,24 USD/thùng vào ngày 24/8/2015. Dầu thô Brent tại London rơi lại xuống còn 47,99USD/thùng. Giá đáy của Brent 42,69 USD/thùng cũng vào ngày 24/8/2015.

Giá dầu, được thiết lập bởi các thị trường giao dịch hàng hóa. Họ đấu giá dầu hợp đồng tương lai mỗi ngày. Nói chung, một hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận hoặc là mua hoặc bán một loại tài sản nào đó được thỏa thuận công khai giao dịch trao đổi. Các tài sản thường là một loại hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, dầu thô, hoặc một loại tiền tệ. Hợp đồng ghi rõ khi nào nó sẽ được chuyển giao và ở mức giá nào. Hầu hết các hợp đồng xác định rằng tài sản phải thực sự được giao theo đúng những gì đã giao kèo ký kết trước đó. Tất nhiên, để làm được việc này, thì các hợp đồng sau khi đã giao kết được trả tiền hay các hình thức tài sản khác là thanh toán hết trước trong ngày.

Thông thường hơn, hợp đồng tương lai được sử dụng bởi các nhà đầu tư và thậm chí cả các nhà đầu cơ hoàn toàn để tạo ra lợi nhuận. Họ không có ý định chuyển giao bất kỳ hàng hóa, giới đầu cơ này nhảy vào mua qua bán lại không để đem các hợp đồng dầu này về dùng mà để kiếm lời nếu mặt hàng lên hay xuống giá trong một tương lai nhất định. Thay vào đó, họ sẽ mua một "hợp đồng bù" ở một mức giá mà sẽ làm cho họ có lợi trong tương lai. Nói cách khác, họ đang đặt cược vào giá tương lai của hàng hóa đó. Nói chung, giới đầu cơ này lấy rủi ro rất lớn khi đoán trật mà cũng kiếm lời bộn tiền nếu họ đoán đúng giá sẽ tăng trong hợp đồng mà họ trù tính, nhưng nếu tới thời điểm hợp đồng đó giá hạ thì họ lỗ nặng, và giới đầu tư vào dầu họ có thể tác động rất lớn vào sự tăng giảm của giá dầu.

Các sàn giao dịch hợp đồng tương lai: Tại Mỹ, Dow Jones index future of ECBOT, NASDAQ index future of ECBOT, S & P 500 index future of Globex (Chicago Board of Trade), WTI Crude Oil (Nymex),...Tại Âu châu có thể tìm thấy: Tại Đức có DAX - Các chỉ số DAX tương lai của DTB (Deutsche Boerse). Pháp: CAC40 - The CAC40 index future of MONEP (Euronext Paris). Tại Anh: Z - Chỉ số FTSE100 tương lai của LIFFE (London International Futures Exchange), ICE Futures Europe London,...

Giá dầu chạm mức cao mọi thời đại 143,68 USD một thùng vào tháng 7/2008, sau khi tăng vọt 25% trong ba tháng. Hầu hết người ta đổ lỗi cho nhu cầu về dầu từ tăng trưởng nóng của kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ, kết hợp với giảm nguồn cung từ các mỏ dầu Nigeria và Iraq. Theo EIA, thì vận tải hàng hóa dựa vào dầu chi phối đến 92%, nên dầu thô là sản phẩm chiến lược rất quan trọng vì nó cần thiết cho việc sản xuất và vận tải của tất cả các nước, cũng như ảnh hưởng của dầu thô nó chi phối toàn bộ túi tiền của người tiêu dùng. Bởi lẽ, nếu giá dầu tăng, tất nhiên sau đó, giá khí đốt tự nhiên cũng sẽ tăng theo. Chính vì lý do này, giá dầu tăng cao làm tăng chi phí của tất cả mọi thứ của người tiêu dùng thế giới mua sắm chi tiêu hàng ngày, đặc biệt là thực phẩm sẽ tăng giá, người tiêu dùng bị thiệt hại. Đó là bởi vì rất nhiều chi phí thức ăn phụ thuộc vào giao thông vận tải. Giá dầu tăng cao cuối cùng sẽ làm tăng lạm phát.

Tuy nhiên EIA dự đoán, sau năm 2020, giá dầu thế giới sẽ tăng tương đương với 141,28 USD/thùng và sẽ duy trì trên ở mức tăng này cho đến tận năm 2040. Đó là báo cáo với gian ý của con buôn thao túng thị trường. Trước đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), và EIA cũng đã dự báo, giá dầu Brent có thể tăng lên 270 USD mỗi thùng vào năm 2020. Với dự đoán nền kinh tế các nước trong khối BRICS, gồm, Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, với nhu cầu về dầu sẽ tăng vọt vì sự tăng trưởng bùng nổ của những nước này, nhất là từ Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường mới nổi. Bây giờ TQ thoái trào, nhóm nước còn lại trong khối BRICS bị bất ổn, nên dự đoán giá dầu không có giá trị và phải tính toán lại.

Hãy thận trọng rằng, với giá dầu cao như dự phóng này, chỉ có khách hàng ở châu Âu tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ ba thế giới mới trả được chi phí, bây giờ Âu châu gặp nạn vì khủng hoảng nợ và nạn giảm phát nên sẽ không có nhu cầu nhiều về dầu, và cũng chả hào phóng để mua dầu giá cao.


Putin và giá dầu:
Tham vọng không ngừng của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nâng nước Nga trở nên nổi bật trên sân khấu chính trị quốc tế trong vài tuần nay tại Syria. Putin đã vẽ ra Nga đã trở thành tâm điểm của quốc tế trong các trò chơi địa chính trị ở Trung Đông. Về lý thuyết Putin đang đẩy nước Nga gần gũi hơn những gì giống như cuộc chạy đua võ trang với Mỹ trong những năm Tổng thống Ronald Reagan cầm quyền đã giúp mang lại sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, hoặc Putin đang tuyệt vọng cố gây ra căng thẳng leo thang ở Trung Đông nhằm đẩy giá dầu tăng lại như trong quá khứ.

Thực tế, dưới góc độ một nhà phân tích kinh tế giàu kinh nghiệm sẽ nhận thấy nước Nga của Putin đang phiêu liêu mạo hiểm không đơn giản không thể giành chiến thắng. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Nga năm năm 2014 chỉ đạt 1.860,60 tỷ USD. Giá trị GDP của Nga chỉ đóng góp cho nền kinh tế thế giới đúng 3% (báo cáo của Ngân hàng Thế giới, WB), thì kinh tế Nga xếp thứ 10 trên thế giới. Năm 2013, kinh tế Nga có sản lượng GDP vượt 2.079,02 tỷ USD, Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa kinh tế Nga trở thành nền kinh tế lớn 9 của thế giới, thực tế là thứ 8, vì Nga chỉ kém Italy vài tỷ USD, khi giá dầu duy trì ở 100 USD/thùng, thì Putin tự tin hơn ai hết, và sẵn sàng dùng võ khí dầu và khí đốt bắt Tây phương làm con tin bằng việc dọa khóa van dầu và khí đốt cho khách hàng Âu châu, khi Putin tuyên bố muốn đẩy giá dầu lên 150 USD/thùng, việc này có thể khiến cho kinh tế Âu châu và Mỹ suy thoái và kinh tế Nga sẽ vươn lên đứng hàng thứ 4 để vượt mặt Đức. Tuy nhiên, đến hết quý 3, nền kinh tế Nga đã biến mất khỏi Top 10, và sẽ mất hút trong nhiều năm.

Dân số của Nga là chỉ vừa lớn hơn so với Nhật Bản một chút là 144 triệu dân, với đất nước trải rộng 17.098.242 km². Thu nhập GDP của bình quân đầu người của Nga trướcc đây thuộc loại khá, và Nga có nhiều tỷ phú USD xếp loại "khá giả của thế giới" thì nay thu nhập của dân Nga còn thấp hơn thu nhập của Thổ Nhĩ Kỳ, một nước đối đầu với Nga tại Trung Đông. Chi tiêu quân sự của Putin hiện nay đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ thời Liên Xô sụp đổ. Hiện nay, các khoản chi phí thực cho quân sự của Putin đã tăng đang đến gần 20% GDP.

Với tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP của Nga là âm -4,6%, thu nhập suy giảm và lạm phát tăng 15,7%, đó là bài toán cộng trừ của một công thức đơn giản cho phá sản của Putin trong 2 năm nữa. Bởi Nga hiện nợ nước ngoài, chủ yếu các khoản nợ do Nga bảo lãnh cho các đại công ty dầu khí và ngân hàng Nga vay hiện ở mức 521,60 tỷ USD. Trong đó có 190 tỷ USD sẽ đáo hạn cuối quý thứ 4 năm 2017.

Xuất khẩu của Nga hiện nay đã giảm 39% chỉ ở mức 25,3 tỷ USD so với cùng tháng năm trước. Đó là giá trị thấp nhất kể từ tháng 6/2009, mặc dù Nga vẫn đạt thặng dư thương mại nhờ bán dầu và không nhập hàng ở Âu châu.

Nhiều chuyên gia cho rằng sự gia tăng về chi tiêu quốc phòng của Nga có thể mang lại sự tăng trưởng trở lại vào nền kinh tế của Nga, chủ yếu là "lái buôn vũ khí và gây bất ổn để giá dầu tăng". Thực tế, công thức đơn giản để kích thích tài chính chỉ hoạt động tốt khi có tỷ lệ lạm phát thấp, đó là bởi vì các chính phủ có thể vay vốn với chi phí thấp nhờ giá rẻ với mức lãi suất thấp. Nhưng hiện nay chi phí lợi suất trái phiếu Nga lại đạt 10,09%, và lạm phát đang tăng vọt ở mức15,7% hàng năm, chi phí vay vốn đắt đỏ nó không phải là rẻ. Đây là công thức đó có thể chỉ dẫn con đường cho Nga đến suy thoái kinh tế sẽ tích lũy ít nhất 2 năm nữa. Hiện nay, sau ánh hào quang của Putin thì rất nhiều doanh nghiệp Nga thiếu hụt tiền và phải trả lương cho nhân công bằng chính sản phẩm, kẻ cả cục gạch của các công ty sản xuất gạch xây dựng ở Nga.


Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.