Header Ads

CỖ "XE TĂNG ĐỨC" BÂY GIỜ

(*) GPD của Đức từ năm 1970 - 2015

CỖ "XE TĂNG ĐỨC" BÂY GIỜ
Đức là nước có nền kinh tế dựa vào sáng tạo và trí tuệ rất cao. Đức là nước có năng lực xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, với kim ngạch xuất khẩu chiếm 1/3 sản lượng kinh tế của Đức. Xuất khẩu chủ lực của Đức là: xe ô tô, thiết bị máy móc cơ khí, các sản phẩm hóa học, máy tính và thiết bị điện tử, điện tử viễn thông,...Tuy xuất cảng mạnh, nhưng Đức lại là nước bị thâm hụt thương mại lớn với Việt Nam, có lẽ ít ai biết.

Nếu tính tổng dân số trong Liên minh châu Âu - EU (báo cáo của Eurostat) với 28 nước thành viên 508.200.000 người vào năm 2014. Trong đó dân Đức chiếm 81,17 triệu người. EU với sản lượng kinh tế cao nhất địa cầu, nếu tính số liệu mới nhất trong năm 2014 thì sản lượng GDP của 28 nước Liên minh châu Âu đạt được là 18.460,60 tỷ USD, chiếm 29,78% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới, thì Đức đóng góp 6,21% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới.

Khi chưa bị suy thoái kinh tế, thì năm 2008, bất chấp Cộng hòa Croatia chưa gia nhập khối EU thì sản lượng kinh tế của 27 nước EU khi đó vẫn đạt được mức cao hơn năm 2014 là 19.012,80 tỷ USD trong năm 2008 thì Đức vẫn là nước dẫn đầu trong khối EU này.

Năm 1970, sản lượng GDP của Đức chỉ đạt 215,02 tỷ USD, và đến năm 2014, GDP của Đức tăng lên 3.852,56 tỷ USD, và vẫn nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới. Thực tế kinh tế Đức duy trì ngôi vị thứ 3 trên thế giới đứng trước TQ nhiều thập niên, và chỉ bị mất ngôi vị vào tay TQ vào quãng năm 2007-2008. Tốc độ tăng GDP hàng năm ở Đức tính trung bình từ năm 1992 đến năm 2015 là 1,32%, mức thấp tệ hại là âm -7,90% trong quý thứ hai của năm 2009.

Đối với GDP bình quân đầu người của toàn khối EU là 30.240,87 USD (Đức là 39.717,70 USD) trong năm 2014, tuy nhiên mức cao nhất là 30.550,70 USD trong năm 2008. Với GDP bình quân đầu người PPP thu được bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội của đất nước, được điều chỉnh bởi sức mua tương đương, bởi dân số của 508.200.000 cư dân EU là 34.658,38 USD (thì riêng Đức là 43.443,70 USD). Mức cao nhất là 35.012,58 USD vào năm 2008 và mức thấp kỷ lục 24.854 USD vào năm 1990, cũng là cách đây 25 năm, Đông và Tây Đức bắt đầu thống nhất. Nói chung về thu nhập GDP bình quân đầu người thì Đức vẫn thua Anh quốc, Hà Lan (Netherlands), Thụy Điển, Áo, và Luxembourg.

Trong 28 nước EU này thì mức tín nhiệm trung bình mà các cơ quan thẩm định tài chính như Moody's, Fitch Ratings, Standard & Poor’s xếp ở mức hạng AA + (tiêu cực: negative), thì Đức là ba chữ A hoa là AAA, mức khả tín đáng tin nhất. Ngoài Thụy Điển (Sweden), Luxembourg, Vương quốc Anh cũng cùng mức AAA. Trong cuộc khủng hoảng nợ nần chồng chất tại Âu châu thì duy nhất nước Đức chủ nợ lớn nhất của Hy Lạp và là chủ đầu tư nhiều nước Âu châu, kinh tế Đức vẫn không hề hấn gì tác đọng suy thoái. Trước ấy, những nước có mức sống cao, mức nợ thấp, xếp hạng khả tín đáng tin cậy AAA của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thì các nước lần lượt bị hạ thấp mất ba chữ AAA là Phần Lan rơi hạng mất ba chữ AAA (dễ kiểm chứng cho thương hiệu điện thoại di động NOKIA từ đỉnh cao rơi xuống vực), rồi đến Bỉ, Pháp, Hà Lan, Norway (Na Uy).

Đức hiện nay có khối dự trữ vàng lớn thứ 2 trên thế giới với 3.383,41 tấn vàng (cũng là mức thấp nhất của Đức), giảm 0,78 tấn vàng so với quý thứ tư của năm 2014. Tuy nhiên dự trữ vàng đạt mức cao nhất là 3.468,60 tấn vàng là vào trong quý thứ hai của năm 2000. Từ thống kê đó cho thấy, số vàng tích trữ của Đức thật đáng ngại, so với 8.133,46 tấn vàng tích trữ của Mỹ. Do đó, khi chưa có đồng EUR thì đồng Mác Đức (German Deutsche Mark: DEM) rất được thị trường tài chính quốc tế ưa dùng. Nếu bây giờ đồng EUR có sụp đổ thì Đức vẫn ung dung không hề nao núng, nếu cần họ sẽ lưu hành lại đồng Mác Đức của họ. Thậm chí còn dễ hơn là dùng đồng EUR trong chính sách tiền tệ của họ. Đức có dự trữ ngoại tệ không nhiều, chỉ có 163 tỷ EUR, nhưng dự trữ vàng lớn.

Hiện nay theo báo cáo của Deutsche Bundesbank, nợ nần của chính phủ Đức lên đến 1.821 tỷ EUR. Thực tế Đức là nước có tỷ lệ nợ phần trăm theo GDP rất cao. Tuy nhiên, đa số các khoản nợ nội trái đó là nợ của dân chúng, nên Đức không bị áp lực trả lãi cao khi vay. Lợi suất trái phiếu bằng ngoại tệ của Đức để vay vốn của chính phủ phản ánh kỳ vọng lạm phát và khả năng các khoản nợ sẽ được hoàn trả cực thấp chỉ có 0,52%. Thấp hơn Mỹ, chỉ kém Nhật một chút.

Tỷ lệ lãi suất chuẩn của Đức được thiết lập bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hiện nay ở mức 0,05%. Lãi suất cho vay của ngân hàng là tỷ lệ trung bình của lãi được tính vào các khoản vay của các ngân hàng thương mại cho các cá nhân và các công ty tư nhân chỉ ở mức 2,64%, chi phí vay của Đức thấp hơn cả chi phí lãi cho vay của Mỹ đến 0,61%. Vì hiện nay lãi suất mà các ngân hàng thương mại cho vay ở Mỹ là 3,25%.
Đức có thị trường chứng khoán lớn của thế giới, là nơi thu hút vốn đầu tư của các đại gia dầu lửa vùng Vịnh giàu sụ. Chỉ số số chứng khoán DAX, là chỉ số chuẩn cho thị trường chứng khoán Đức. Chỉ số chứng khoán DAX chuyên theo dõi các hoạt động của 30 cổ phiếu khổng lồ của các đại công ty Đức thuộc nhóm "blue chip" được giao dịch trên thị trường chứng khoán Frankfurt, nó đại diện cho khoảng 80,5% của giá trị vốn hóa thị trường niêm yết tại Đức hiện nay chỉ số DAX chốt ở 10.850 điểm.

Tính từ đầu năm đến nay chỉ số DAX tăng 16,3%, mức tăng mạnh hơn chỉ số Euro Stoxx 50 là chỉ số thị trường chứng khoán lớn theo dõi hiệu suất của 50 công ty "blue-chip" của 12 nước khu vực đồng EUR, gồm: Đức, Pháp, Áo, Bỉ, Phần Lan, Hy Lạp, Ireland, Italy, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Euro Stoxx 50 tính từ đầu năm cho đến nay chỉ tăng được 9,8%,...


Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.