Header Ads

ĐỒNG EUR VÀ USD CÓ THỂ CÂN BẰNG VÀO CUỐI NĂM 2016

ĐỒNG EUR VÀ USD CÓ THỂ CÂN BẰNG VÀO CUỐI NĂM 2016
(*) Đồng USD nhiều lần chạm mức 100, bị chặn lại ở mức 99,50, và lại rơi về mức 99,72. Tức chỉ còn 0,28% nữa thôi là lấy lại giá trị ban đầu của đồng USD, rồi sụt xuống 99,65.


ĐỒNG EUR VÀ USD CÓ THỂ CÂN BẰNG VÀO CUỐI NĂM 2016

Các chiến lược gia phân tích của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (NYSE: MS) đã dự đoán, việc đồng USD tăng giá trị và cân bằng với đồng EUR của 19 nước khối kinh tế Eurozone, sẽ vào cuối năm 2016, trong đó đồng Japanese Yen (JPY) sẽ duy trì ở mức 125 JPY đổi ra 1 USD, mà Morgan Stanley đã phân tích trên tờ báo Wall Street Journal.

Hiện nay, các nền kinh tế ở châu Âu, Nhật Bản và các thị trường mới nổi tất cả dường như gặp khó khăn, tuy khối đồng tiền các nước dùng đồng EUR, mới đây có tín hiệu lạc quan. Do đó, nhiều ngân hàng trung ương tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích nền kinh tế đang hấp hối của họ.

Mỹ đang đối mặt với tình trạng chính sách tiền tệ đi ngược lại so với các nền kinh tế lớn của thế giới, và FED có vẻ phải nâng cao lãi suất ngắn hạn "Fed Funds Rate" lần đầu tiên trong gần 10 năm. Điều này có thể dẫn đến hỗ trợ cho đồng USD tiếp tục tăng lên, không hẳn là vì nền kinh tế Mỹ đã ra khỏi suy thoái mà là giới đầu tư mua vào tích trữ đồng USD, qua nhiều hình thức như chứng khoán, và trái phiếu kho bạc Mỹ,...

Một báo cáo lạc quan từ Markit Economics, trong cuộc khảo sát 3.000 doanh nghiệp sản xuất tại Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Áo, Cộng hòa Ireland và Hy Lạp. Những quốc gia này chiếm khoảng 90% hoạt động sản xuất Eurozone, thì PMI sản xuất ở mức 52,8 trong tháng 11/2015, cao hơn mức 52,3 vào tháng 10/2015. Đây là con số cao nhất kể từ tháng 4/2014. Tuy nhiên, con số PMI sản xuất khu vực đồng EUR từng đạt mức cao nhất mọi thời gian là 59 vào tháng 12/2011, và mức thấp tệ hại 33.50 vào tháng 2/2009, khi khối kinh tế eurozone bắt đầu trôi vào khủng hoảng kinh tế vì nợ nần chồng chất của Ý, Tây Ban Nha, Bồ đào Nha, Hy Lạp, Ireland. PMI dịch vụ tăng lên mức 54,6. 

Theo dữ kiện của WB, và phân tích của Morgan Stanley thì sản lượng GDP khối kinh tế khu vực đồng EUR xếp thứ hai trên thế giới, sau Mỹ, và đứng trước Trung Quốc, với giá trị kinh tế là 13.402,70 tỷ USD trong năm 2014, chiếm 21,62% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới. Con số này vẫn thấp hơn so với 14.104,50 tỷ USD vào năm 2008. Điều đó cho thấy khối kinh tế Eurozone vẫn còn phải vật lộn khó khăn chồng chất của họ. Điều đó có nghĩa là giá trị đồng EUR sẽ trở về ngang bằng với đồng USD, nếu sản lượng kinh tế khối này vẫn không tăng.

Hiện nay tỷ lệ nợ trên thu nhập so với GDP trong khu vực đồng EUR của các hộ gia đình đã giảm ở mức 60,90% của GDP trong gần hết năm 2015, khả quan hơn so với mức cao 64,70% của GDP trong quý cuối cùng của năm 2009.

Trong động thái mới, ECB có thể giảm bớt biện pháp chính sách tiền tệ hiện tại sẽ cần phải được xem xét lại vào tháng 12/2015 này, vì những rủi ro tiêu cực đến lạm phát đã tăng lên, các khoản nợ chính phủ so với GDP trong khu vực đồng EUR trung bình của toàn khối đã tăng lên quá lớn, dự báo ở mức 95,4% của năm 2015, so với mức 91,90% trên GDP của năm 2014. Điều này có thể khiến đồng EUR sẽ giảm giá trị của nó nếu nợ nần trong khối kinh tế sử dụng đồng EUR tiếp tục gia tăng.

Hiện nay, sản lượng trái phiếu chính phủ là trái phiếu chủ quyền, và năng suất yêu cầu của các nhà đầu tư để cho chính phủ Mỹ vay vốn nó phản ánh kỳ vọng lạm phát và khả năng các khoản nợ sẽ được hoàn trả của trái phiếu chính phủ Mỹ là 2,27% trên thị trường NASDAQ. Trong khi của VN dự kiến là 7,10% có giảm đôi chút. Đúng là kẹt cho VN khi đi vay bằng ngoại tệ với chi phí hiện nay phải trả là quá đắt đỏ so với Mỹ. Nên chỉ còn cách vay bằng đồng đồng Japanese Yen (JPY) là có lời nhất, nhưng mọi chi phí giao dịch phải trả bằng đồng JPY.


Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.