Header Ads

"Dư luận viên chuyên gia kinh tế" dưới cái nhìn lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam

“Dư luận viên”, một cụm từ khá mới mẻ. 

Đối với Quốc tế, các chính phủ thường có đội ngũ "think tank" (đội ngũ cố vấn hay viện chính sách), những think tank này là một tổ chức hay một nhóm cá nhân chuyên nghiên cứu, tư vấn về chính sách, chiến lược trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Trên thế giới, hầu hết các think tank là những tổ chức tư nhân độc lập, đa số là phi lợi nhuận. 
Các think tank uy tín trên thế giới gồm: Brookings Institution, Council of Foreign Relation, National Bureau of Economic Research hay NBER (Mỹ), Terra Nova, CERI Science Po Paris (Pháp), Amnesty International (Anh quốc), International Crisis Group (Bỉ),... họ chuyên khảo sát phân tích các chu kỳ kinh tế để cảnh báo cho các chính phủ về tăng trưởng hay suy giảm về kinh tế trong tương lai,..

Ta cần hiểu, khi vì lý do nào đó kinh tế tăng trưởng chậm lại quá nhiều hay tăng trưởng quá nóng, khi đó nhà nước tham khảo các cố vấn, để cân nhắc giá trị của từng giải pháp kích cầu hay quyết định các vấn đề về kinh tế. Thực tế các chính phủ khôn ngoan, họ thường có đội ngũ "think tank", những người này sẽ tư vấn cho chính phủ những quyết sách đúng lúc. Bởi lẽ những những quyết định sai hay tô hồng như những dư luận viên kinh tế sẽ gây hậu quả bất lường đến người dân phải trả qua thuế hoặc bằng lạm phát,...

Với tình hình giảm phát trên bình diện của các nền kinh tế lớn trên thế giới qua việc giá dầu sụt giảm mạnh vì nhiều lý do như sản xuất dư thừa tại TQ, sự khó khăn chồng chất tại Âu châu, và Nhật Bản, các khối kinh tế này cắt hạ chi tiêu, và hạ lãi suất tới số không thậm chí là số âm, và bơm tiền vào kinh tế nhằm đưa tỷ lệ lạm phát về mức lý tưởng 2%. 
Sẽ thấy dù lạm phát của một số nước xuống thấp, nhưng đồng nội tệ vẫn luôn bị trượt giá, dù GDP tăng cao rất đẹp. Đó là điều phi lý nguy hiểm.

Điều này, nó hoàn toàn tác động bởi sự giảm phát của nền kinh tế thế giới đang bất ổn, và cho thấy, khi một tỷ lệ lạm phát xuống thấp đột ngột bất thường, tất nhiên nó gói theo với một kịch bản tăng trưởng kinh tế trì trệ. Tất nhiên nó sẽ kéo luôn lạm phát của nước đó xuống thấp, vì giá cả giảm giá.

Nói chung, đối với một nền kinh tế đã phát triển như Âu, Mỹ, Nhật nếu nếu lạm phát mà 2% để tạo ra 2,5% - 3,5% tăng trưởng GDP là thích hợp hơn trong dài hạn. Các trường hợp ngoại lệ cho quy tắc này xảy ra khi các nước đang ra khỏi một cuộc suy thoái.

Trong động thái mới, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ở Việt Nam tăng lên 6,8% trong quý thứ 3 của năm 2015 so với cùng quý năm trước. Đây là con số đạt được gần sát mức cao 8,46% trong quý 4 năm 2007, là mức cao nhất của VN. Việc này có thể dẫn đến chủ quan trong chính sách kinh tế của VN, vì tăng trưởng như vậy không có lý gì phải nghiên cứu các dữ kiện vĩ mô kinh tế để ứng phó trong tương lai.

Công thức đơn giản để nhận ra, nếu việc mở rộng GDP tăng lên của VN, tất nhiên là dấu hiệu cho thấy của một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Lẽ tất nhiên khi VN có được một mức tăng trưởng GDP cao 6,8% trong quý thứ 3 của năm 2015. Việc này sẽ chỉ đúng nếu con số đó là tăng trưởng thật. Điều này nó thường phải được đi kèm với việc tăng lương cho người lao động, và hiệu ứng tác động tích cực sẽ đi kèm với một tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên, nhưng điều nghịch lý là tăng trưởng như vậy mà sự thâm hụt ngân sách, là khi chính phủ của một quốc gia chi tiêu nhiều hơn từ thuế lại quá cao.

Hiệu ứng ngược lại, một GDP sút giảm, đó là dấu hiệu tiên báo đi kèm sự phá sản của nhiều doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tiền lương cắt giảm sức mua suy yếu, kèm theo một mức thâm hụt ngân sách, vì doanh nghiệp phá sản thì lấy đâu tiền thu thuế mà có ngân sách chi tiêu. Nhà nước phải phát hành trái phiếu đi vay để bù hụt thu ngân sách cũng như có tiền để trả lương công chức, hoặc giảm lương. 


Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam

(*) Hình họa mô phỏng, nó chỉ mang tính chất cá nhân minh họa về tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam được cho là 0% trong tháng 10/2015. Nó đạt mức cao cực đại là 28,24% trong tháng 8/2008 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam).

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.