Header Ads

GIÁ TRỊ TIỀN ĐỒNG VIỆT NAM

GIÁ TRỊ TIỀN ĐỒNG VIỆT NAM
(*) Hình minh họa cho thấy, tính từ năm 2008 - 2015, giá trị đồng nội tệ VND trượt giá nặng nề, và khi bị mất giá thì không bao giờ tăng trở lại tỷ giá quá khứ.

Hiếm nơi nào trên thế giới như VN, khi quốc gia này có 3 khí cụ tài sản được trao đổi bán buôn cùng một lúc, đó là đồng USD, vàng, và đồng nội tệ VND. Điều không may, các giao dịch bán buôn quy mô lớn người ta ưa tính bằng vàng (ở VN quy ước là cây vàng), và đồng USD, hay việc người dân tồn trữ tài sản trong dài hạn, miễn là không phải đồng nội tệ VND là được. Vì sao tiền nội tệ VND bị hắt hủi như vậy?

Hãy nhìn công thức đơn giản, vào tháng 12/2003, giá trị đồng nội tệ VND chốt ở mức 15.000 VND đổi được 1 USD. Nếu tính từ năm 2002 - 2007, giá trị tiền VND được duy trì ổn định khi nó duy trì đến hết cuối năm 2007 chốt ở mức 16.330 VND đổi được 1 USD. Thực tế không hẳn như vậy, bởi lẽ cũng khoảng thời gian từ năm 2002 - 2007. Đồng USD giảm mạnh đến 40% so với đồng EUR, cụ thể, tính trong năm 2002, thì 1 EUR chỉ có giá trị là 0,87 USD, nhưng đến năm 2007 thì 1 EUR có giá trị 1,44 USD. Điều đó cho thấy, đồng nội tệ VND thực tế vẫn bị mất giá nặng chứ chưa hẳn là giữ được tỷ giá ổn định so với đồng USD.

Ngay cả lúc khủng hoảng kinh tế tại Mỹ lên cao điểm vào năm 2008, khi giá trị đồng USD được tính qua chỉ số USDX hoặc U.S. Dollar Index (DXY) so với rổ tiền là đồng Euro (EUR), yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF) bắt đầu ở mức ở mức chuẩn 100 vào tháng 3 năm 1973 rơi xuống mức thấp kỷ lục là 71,32 vào tháng 4/2008. Nó cho biết đồng USD mất giá trị đến 28,68% so với các rổ tiền trên và các đồng tiền khác neo giá vào các đồng tiền đó. Nhưng đồng nội tệ VND vẫn trượt giá nặng không ngừng nghỉ. Thí dụ đơn giản đồng Indonesian Rupiah (IDR) vào tháng 6/1998, nó trượt giá nặng nề khi phải đến 16.650 IDR mới đổi được 1 USD, nhưng đến đầu năm 2008, đồng IDR đã tăng giá trở lại so với đồng USD khi chỉ còn 9.200 IDR là đổi được 1 USD. Các đồng tiền khác cũng đều tăng giá mạnh so với đồng USD, duy nhất chỉ có đồng nội tệ VND là cứ vẫn trượt giá.

Ta đều biết, các yếu tố vĩ mô kinh tế, yếu tố tài chính, như lạm phát, cung tiền M0, M1, M2, rồi dự trữ ngoại hối, tỷ giá liên ngân hàng, cán cân thương mại, tài khoản hiện tại, tức là tổng của cán cân thương mại (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ), thu nhập yếu tố ròng (như lãi và cổ tức) và các khoản thanh toán chuyển giao ròng (như viện trợ nước ngoài),...tác động đến tỷ giá đồng bạc.

Chúng ta đi vào phân tích "tuyên truyền về tỷ giá ở VN" gây ra hiệu ứng ngược. Một nguyên nhân dễ thấy, khi đồng nội tệ VND bị trượt giá, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ cũng như chính sách kinh tế tại VN liền phân tích việc định giá tiền tệ VND thực tế đang cao hơn làm cho xuất khẩu VN ít cạnh tranh, vì giá cả cao hơn so với các nước khác. Sau đó, người ta nhân cơ hội nới biên độ dao động được tăng từ +/-1% lên +/-2%, +/-3%, về lý thuyết nó chưa thật sự là phá giá mà chỉ cho phép xê dịch theo biên độ, và có thể tăng giá trở lại tuy vào tình hình,...thực tế khi không giữ được nới biên động như cam kết đó thì ta hiểu thực chất là tiền VND sẽ bị phá giá theo cái neo "nới biên độ" đó,... Kết quả là họ lật đạt trấn an thị trường quyết định xác định giá trị đồng tiền VND thấp hơn có thể giúp cải thiện xuất khẩu và thúc đẩy một nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn.

Đó là lý luận theo lý thuyết kinh tế mà tại VN hay bám vào đó làm cái neo thì ta càng rơi xuống vực nhanh hơn. Cơ chế kinh tế của Việt Nam chủ yếu cột chặt đầu máy sản xuất vào ngoại thương là xuất khẩu, thực tế là làm gia công cho thiên hạ bằng cách nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, chế biến rồi xuất khẩu ra ngoài bán kiếm lời ở giữa với lợi tức nhờ vào đồng lương nhân công rẻ. Với xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao của tổng sản lượng GDP mà xuất lại tăng chậm hơn nhập trong khi hàng nhập khẩu vẫn còn tăng trên toàn cầu, tình trạng bấp bênh này sẽ kéo dài. Vì thế, Việt Nam hiện còn quá lệ thuộc vào xuất khẩu, tức là vào sức mua của các thị trường quốc tế. Mà sức mua này giảm mạnh trong hoàn cảnh phục hồi kinh tế thế giới còn yếu như hiện nay và sau này sẽ khó mà tăng được như trước.

Đối với chính sách giữ ổn định tỷ giá, về lý thuyết các trách nhiệm điều tiết tiền tệ của một quốc gia nó được kiểm soát bởi ngân hàng trung ương của nước đó. Chẳng hạn, nếu vì một nền kinh tế đang gặp khó khăn là tăng trưởng chậm lại quá nhiều, các ngân hàng trung ương sẽ thường tăng nguồn cung tiền tệ để khuyến khích đầu tư trong tăng trưởng. Hiệu ứng ngược lại về lý thuyết, khi một nền kinh tế đang có nguy cơ tăng trưởng quá nóng, thì các ngân hàng trung ương sẽ giảm cung tiền để làm cho việc vay mượn khó khăn hơn để giảm đều tư dư thừa xuống,...

Thật ngu ngốc, các lý thuyết kinh tế cơ bản lẫn cao sao siêu mà đem ra tuyên truyền giải thích là vô tác dụng với thị trường là của hàng trăm ngàn doanh nghiệp, hay hàng triệu hộ gia đình và đơn vị kinh tế. Bởi vì, không phải người dân nào họ cũng học kinh tế, hay kinh tế tài chính cả, hay kể cả các lĩnh vực học thuật khác, ngành nghề khác của xã hội,...Đây mới là những người làm chủ số tiền khổng lồ trong kinh tế và họ mới là những người quyết định về kinh tế cũng như "làm tăng giảm giá trị của đồng tiền trong nước".

Công thức đơn giản dễ thấy, trong nhiều năm, tại VN người ta quen lạm dụng cụm từ "điều chỉnh tỷ giá", và họ thường đánh đố thị trường rằng họ không "phá giá đồng nội tệ VND" mà chỉ nói là "điều chỉnh tỷ giá". Đây là lối thông tin mập mờ gây nghi ngờ cực kỳ nguy hiểm cho thị trường, nó không bao giờ lừa được các nhà đầu tư và thị trường cũng như tầng lớp dân chúng nên kiểu mập mờ như vậy, thì các thị trường sẽ chờ đợi đồng nội tệ VND sẽ có phá giá nhiều đợt nữa. Khi mất kiểm soát thị trường thì nêu lý cớ phá giá đồng nội tệ VND hay "điều chỉnh tỷ giá" là vì nạn đầu cơ tích trữ USD, hay các ngoại tệ khác.

Đối với VN, một quốc gia neo giá đồng tiền của họ vào đồng USD, điều đó có nghĩa là quốc gia này có ý định kiểm soát giá trị đồng nội tệ VND của họ để nó tăng giảm theo một biên độ nhất định có kiểm soát khi đồng USD tăng giảm. Hiện nay, có ít nhất 67 quốc gia neo giá đồng nội tệ của họ vào đồng USD, hoặc sử dụng sức mạnh đồng USD để giao dịch trực tiếp.

Thật không may, việc những quốc gia neo giá đồng bạc của họ vào đồng USD thì các giới đầu tư họ sẽ giám sát từng động thái của các ngân hàng trung ương những quốc gia đó, họ sẽ giám sát tỷ giá tiền tệ của họ liên quan đến giá trị của đồng USD. Chẳng hạn, ở VN khi Ngân hàng Nhà nước công bố dự trữ ngoại hối là 35 tỷ USD trong năm 2014, và đạt mức cao kỷ lục, rồi một thông điệp lạc quan tếu về điều hành tỷ giá đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình gửi đến thị trường, ông Thống đốc công bố về tỷ lệ dự trữ vàng đạt 10 tấn và xác nhận dự trữ ngoại hối đến tháng 7 đạt 37 tỷ USD.

Thật tồi tệ, những nhà đầu tư nước ngoài họ không phải là trẻ con để mà tin. Lý do, trong nhiều tháng hoặc cả năm, mức dự trữ ngoại hối này đều giữ yên, bởi lẽ nếu họ giảm giá đồng nội tệ của họ giảm xuống dưới một mức nào đó, họ sẽ mua vào đồng USD, thông thường là trong các hình thức trái phiếu Mỹ. Điều này làm tăng giá trị của đồng USD. Nếu đồng USD đã tăng lên quá mạnh so với đồng nội tệ, thì các quốc gia sẽ bán trái phiếu kho bạc của mình để hạ thấp giá trị của đồng USD nhằm đưa giá trị đồng nội tệ trở lại trong phạm vi mục tiêu kiểm soát của họ thì tất nhiên mức dự trữ ngoại hối đó tăng giảm theo, mà tại VN, do đồng bạc luôn bị áp lực trượt giá nên chỉ có bán ra USD để giữ tỷ giá. Điều đó có nghĩa là dự trữ ngoại hối của VN phải thấp hơn thực tế, và không đủ tác động để nói "điều chỉnh tỷ giá". Việc này hễ cứ nghe đến cụm từ "điều chỉnh tỷ giá" hay "nới biên độ" là đồng nội tệ VND sụt giá thảm hại, thị trường chứng khoán giảm mạnh.

Lý do đơn giản, để làm được điều này, VN phải có đủ ngoại tệ hay vàng trong kho dự trữ ngoại tệ của mình để họ có thể kiểm soát chính sách tiền tệ của họ. Nói vắn tắt, để giữ cho tỷ giá hối đoái cố định, thì các ngân hàng trung ương phải mua và nắm giữ một lượng lớn giá trị đồng USD, hoặc trái phiếu kho bạc Mỹ, nếu họ có ý định neo tỷ giá vào đồng USD có kiểm soát. Nếu giá trị đồng nội tệ của nước này tăng lên, các ngân hàng phải in ra và phát hành một lượng lớn đồng nội tệ bằng cách mua vào đồng USD và trả ra bằng đồng nội tệ để giữ giá thấp trị giá đồng bạc của họ. Hiệu ứng ngược lại, nếu đồng nội tệ bị mất giá, các ngân hàng phải mua một lượng lớn các đồng nội tệ của họ và bán ra đồng USD.

Cái sơ hở ở đây bị giới dầu tư và giới đầu cơ nước ngoài họ khai thác kẽ hở này và đánh vào thị trường tài chính và chứng khoán của VN nhiều năm, khiến đồng bạc VND luôn bị trượt giá mà không bao giờ tăng giá lại trong quá khứ, khiến nền kinh tế bị hiện tượng "vàng hóa", và "đô la hóa" là ở chỗ đó. Điều này khiến đồng nội tệ VN chỉ trượt giá chứ không bao giờ tăng lại. Nó cực kỳ nguy hiểm nếu vì lý do nào đó xuất khẩu bị đình đốn, thị trường tiêu thụ nội địa còn yếu.

Còn việc người ta đổ lỗi cho đầu cơ từ vàng đến đồng USD là một sự tuyệt vọng. Thực tế việc đầu cơ tài chính không đơn giản. Tuy nhiên đi vào phân tích chuyên môn, thì khó mà mường tưởng được tác động thực tế của giới đầu tư và đầu cơ vào tỷ giá đồng bạc. Cụ thể, ta phải xét đến các yếu tố khác. Đó là nhu cầu đối với hàng hóa, dịch vụ và các khoản đầu tư có giá trị bằng một đồng tiền khác nhau. Chẳng hạn, nếu các nhà đầu tư họ muốn mua cà phê, gạo, dầu thô, hàng dệt may của VN,...theo quy định là phía VN muốn trao đổi bằng đồng nội tệ VND, thì các nhà đầu tư đó sẽ cần tiền VND.
Để có được tiền VND, họ sẽ phải cung cấp cho phía doanh nghiệp VN một đồng tiền nào đó, chẳng hạn như đồng Euro (EUR), yên Nhật (JPY), đồng đô la Canada (CAD), hay USD,... việc này dẫn đến việc giới đầu tư đó đã tác động làm hạn chế nguồn cung đồng nội tệ VND, khiến đồng tiền VND tăng giá và phía VN còn tích lũy được rổ dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD lớn lao. Tất nhiên khi đồng nội tệ VND tăng giá, thì tâm lý người dân sẽ tích lũy đồng nội tệ và bán ra đồng USD khiến đồng nội tệ càng tăng mạnh.

Hiệu ứng ngược lại, nếu các nhà đầu cơ tin rằng tiền của quốc gia đó sẽ hạ giá nữa, điều đó nôm na là sớm muộn gì đồng bạc đó cũng sẽ giảm giá trị trong trong tương lai, và giới đầu tư cũng như đầu cơ họ sẽ bắt đầu bán ra đồng nội tệ đấy, sau đó phản ứng tâm lý của người dân, hay giới đầu tư đang giữ đồng bạc đó, họ sẽ bán đồng nội tệ để mua vàng, USD. Điều đó có nghĩa là, họ đang in tiền ồ ạt ra thị trường và càng đẩy giá đồng nội tệ quốc gia đó giảm sâu, việc này nếu sóng gió nổi lên thì hoặc phải bứt neo và phá giá đồng bạc nếu quốc gia đó có dự trữ ngoại tệ mỏng và yếu và chỉ có người kém cỏi đăng đàn giải thích là "điều chỉnh tỷ giá".

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.