Header Ads

HÀNH TRÌNH BẤT HẠNH CỦA ĐỒNG EURO VÀ USD TỪ NĂM 2002 - 2015

HÀNH TRÌNH BẤT HẠNH CỦA ĐỒNG EURO VÀ USD TỪ NĂM 2002 - 2015
(*) Sắp tới đồng Nhân dân tệ hay ký hiệu RMB, hoặc CNY nếu may mắn vào rổ tiền "Quyền rút vốn, hay quyền trích xuất đặc biệt của IMF", để phế truất đồng USD Mỹ hay lại là một nạn nhân nữa đối với đồng USD. Đây là khí cụ đầu tư rất tinh vi của thị trường hối đoái.

Cách nay 13 năm đồng EUR chính thức lưu hành, nó được coi như là hầm trú ẩn an toàn chống lạm phát, và cũng là làm đối trọng với đồng USD làm mưa làm gió, thao túng thị trường tài chính thế giới, và đồng USD đã độc mã thống trị đơn vị tiền tệ toàn thế giới. Nhưng nó không là "chiếc đũa thần" đem lại thịnh vượng kinh tế cho toàn khối, mà trái lại nó gieo rắc nỗi sợ hãi cho những quốc gia có năng lực cạnh tranh xuất khẩu thấp vì đồng EUR tăng giá quá cao, vì bán hàng đắt, khiến nhiều nước là nạn nhân bị hạ thấp điểm tín nhiệm, trừ Đức là khả quan nhất, điều tồi tệ nhất là Pháp, Ý, hai nước trong khối G-7 hùng mạnh rơi vào suy yếu.

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ kể từ năm 2002-2007. Đồng USD giảm mạnh đến 40% so với đồng USD, cụ thể do các khoản nợ chính phủ theo phần trăm GDP của Mỹ tăng lên 60%. Tuy nhiên, tính trong năm 2002, thì 1 EUR chỉ có giá trị là 0,87 USD, nhưng đến năm 2007 thì 1 EUR có giá trị 1,44 USD.

Đến năm 2008, đồng USD tăng mạnh lên 22%, khi các chính phủ, các ngân hàng trung ương trên thế giới và các doanh nghiệp tích trữ đồng USD. Đến cuối năm, đồng EUR chỉ có giá trị 1,39 USD, mặc dù các khoản nợ chính phủ như theo phần trăm của GDP của Mỹ tăng lên 76%.

Tới năm 2009, đồng USD bất ngờ giảm 20%, là bởi vì các khoản nợ của Mỹ tăng lên 87,1%. Đến 12/2009, một đồng EUR có giá trị 1,43 USD. Năm 2010, khối kinh tế Eurozone xử dụng đồng EUR trôi vào khủng hoảng nợ nần. Tâm điểm là cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp, rồi lan sang nhiều thành viên khác trong khối Eurozone như Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý đã khiến các nhà đầu tư quay sang tích trữ đồng USD bằng nhiều hình thức như mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Vào cuối năm 2009, một đồng EUR chỉ còn có trị giá đổi ra 1,32 USD. Đến năm cuối 2012, một đồng EUR đổi ra 1,3185 USD.

Năm 2013, nợ công của Mỹ vượt 100%, đồng USD suy yếu so với đồng EUR, cộng thêm việc khối EU gồm những nước đứng ngoài đồng EUR nhảy vào cấp cứu các nước lâm nạn, người ta đặt kỳ vọng việc giải quyết được cuộc khủng hoảng khu vực đồng EUR khả quan. Nhưng mãi đến tháng 12/2013, đồng EUR lấy lại vị thế, là EUR có giá trị đổi ra được 1,3778 USD.

Trong năm 2014, các cơ quan thẩm định tài chính như Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings, giáng cấp các tờ giấy nợ trái phiếu do Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) phát hành từ AAA- xuống AA+, đồng EUR đã giảm xuống còn 1,1196 USD, các nhà đầu tư bán tháo trái phiếu do ECB phát hành.

Năm 2015, khủng hoảng nợ nần cao trào của Hy Lạp có nguy cơ lan ra ngoài khối Eurozone, các cơ quan thẩm định tài chính Moody's, Fitch Ratings, Standard & Poor’s hạ thấp tín nhiệm toàn khối EU ở mức AA+ (tiêu cực), đồng EUR giảm giá nặng nề so với đồng USD, và giảm xuống mức thấp nhất của nó vào 13/3/2015 khi 1 EUR chỉ đổi được 1,0496 USD, tức gần bằng 1,05 USD, trước khi tăng lại khi 1 EUR may mắn đổi được 1,13 USD trong tháng 3 đó. Hiện nay 1 EUR đổi được chỉ còn 1,08833 USD (xem hình mô phỏng lại tỷ giá đồng EUR/USD từ năm 2002 - 2015).


Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.