Header Ads

HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG VỀ QE?

Hiện nay, Chỉ số Chicago Board Options Exchange Volatility Index (VIX), là chỉ số đo lường "mức độ sợ hãi" của giới đầu tư khắp nơi trên thế giới hay theo dõi, nó chỉ xếp sau chỉ số chứng khoán Dow Jones, là chỉ số chứng khoán được theo dõi chặt chẽ nhất trên thế giới. VIX cũng là một thước đo về mức độ biến động của thị trường, hiện nay chỉ số VIX rơi ở ngưỡng cực kỳ lý tưởng an toàn là 14,33% (xem hình vẽ kỹ thuật).

Bây giờ chúng ta trở lại các biên pháp QE, hay chính sách "nới lỏng tiền tệ" đã được các tin tức thị trường và truyền thông nói rất nhiều trong chính sách tiền tệ nới lỏng của nó cũng như nhiều chủ đề kinh tế phức tạp, có rất nhiều thông tin sai lạc và nhầm lẫn về những gì nới lỏng định lượng và làm thế nào nó ảnh hưởng đến các nền kinh tế cũng như các thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới. Thật không may, các học giả nghiên cứu kinh tế tại VN thường xuyên nói đến nới lỏng định lượng (QE) là "in thêm tiền" (print more money), thổi bùng cuộc tranh cãi của giới đầu tư cho Mỹ vay tiền khi họ lo lắng về "trần nợ công" (debt ceiling) của Mỹ bị xuyên thủng. Và làm thế nào Fed phải thu hồi lại số tiền đã bơm ra còn lớn hơn cả rổ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đang nắm giữ? Và họ cho rằng Mỹ in tiền tạo ra nợ để lưu hành đồng USD trên thế giới.

Thực tế không phải vậy, nới lỏng định lượng nó không thực sự làm tăng lượng tiền trong lưu thông vào kinh tế, vì Fed mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp, mà vẫn chủ yếu là Fed cố gắng hạ lãi suất và khuyến khích cho vay tiêu dùng khi mua trái phiếu, nó không trực tiếp làm tăng lượng tiền trong hệ thống ngân hàng. Điều này để nói rằng lãi suất tại Mỹ giữ quá thấp quá lâu vẫn không gây ra lạm phát. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ thực tế không tăng mà còn giảm, nếu Mỹ phát hành giấy nợ quốc trái kỳ hạn 10 năm để vay tiền thực tế chỉ trả tiền lời rất thấp chỉ cỡ 2,33%, thậm chí trả lãi cho chủ nợ Trung Quốc chỉ là 1,95% mà thôi. 

Trong ý nghĩa trực tiếp, hoạt động mua trái phiếu của Fed sẽ gây áp lực lên giá trái phiếu. Vì cần nhớ rằng: Giá trái phiếu di chuyển ngược chiều với lãi suất. Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu đi xuống và khi lãi suất đi xuống, giá trái phiếu tăng lên, cho nên việc này khuyến khích các nhà đầu tư dồn tiền trở lại, tìm kiếm để lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu hơn là đầu tư vào trái phiếu, kéo theo đà tăng giá chứng khoán của Mỹ và các thị trường chứng khoán khác trên thế giới (trừ những thị trường chứng khoán những nước đi vay trả lãi bằng đồng USD mà tài trợ lãi ở nhà bằng đồng nội tệ, hay vay ngắn hạn bằng đồng USD để tài trợ các dự án dài hạn là bị sụt giá thê thảm khi đồng USD nhúc nhích tăng giá vì bị rủi ro về ngoại hối).

Tuy nhiên, điều này phải chứng minh mong đợi của giới đầu tư của các hành động Fed chắc chắn đóng một vai trò tích cực là phải giải thích được các nguồn vốn lớn bằng tiền mặt, lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ, và dữ liệu vĩ mô lạc quan, tỷ lệ thất nghiệp giảm..., Chẳng hạn như lấy thí dụ, trong khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009, đại công ty sản xuất xe hơi General Motors (GM: NYSE) vỡ nợ vì tài sản chỉ còn hơn 82 tỷ USD mà mắc nợ tới gần 173 tỷ USD mà không thanh toán nổi cho giới đầu tư. Vào tháng Tư, năm 2009, trong 30 doanh nghiệp tiêu biểu nổi tiếng nhất nước Mỹ của chỉ số kỹ nghệ Dow Jones, General Motors bị đuổi khỏi sàn Dow Jones và thay thế vào đó là doanh nghiệp điện tử viễn thông Cisco Systems Inc (NASDAQ, Dow Jones: CSCO), Citigroup (NYSE: C) bị thay thế bởi hãng bảo hiểm Travelers (Dow Jones, NYSE: TRV), xưa kia là công ty "vệ tinh" của Citigroup, nay là tổ hợp bảo hiểm lớn hàng đầu của Mỹ. Hai đại gia General Motors, Citigroup đều có đầu tư tại Việt Nam, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009, suýt phá sản đã được Fed, bơm tiền bằng cách mua lại tài sản thế chấp, nay General Motors, Citigroup đều thoát nạn và kinh doanh lời lãi bạc tỷ USD, và đã trả cả vốn lẫn lời sòng phẳng cho Fed, và nay vẫn là những doanh nghiệp toàn cầu lớn hàng đầu thế giới. 

Về bối cảnh hồ sơ các gói "QE". Ta cần nhắc lại chuyện cũ là sau 7 năm trước, kinh tế Mỹ trôi vào suy trầm "recession", là tăng trưởng chậm hơn trong hai quý liền kể từ tháng 12/2007. Nguyên nhân của một trong các lý do suy trầm là sự đình đọng của thị trường gia cư tại Mỹ từ năm 2006 và nạn bể bóng tín dụng thứ cấp sau đó. Khi ấy, từ giữa năm 2006 đến tháng 10/2008, hệ thống Ngân hàng Trung ương Mỹ đã liên tục hạ lãi suất ngắn hạn từ 5,25% xuống tới 1%. Đến ngày 16/12/2008, lãi suất ấy còn được hạ tới biên độ cực thấp là từ 0% - 0,25%. Khi Fed bắt đầu công khai chính sách nới lỏng định lượng trong năm 2008 vào lúc bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chính là sau khi rủi ro lãi suất ngắn hạn tiến sát đến số không, Ngân hàng Trung ương không thể sử dụng chính sách tiền tệ cổ điển truyền thống để tác động nó ảnh hưởng đến thị trường. 

Bởi thực tế là lãi suất bằng số không, thậm chí là số âm. Vì lãi suất hạ tới "mặt đất" mà doanh nghiệp vẫn không dám đi vay thì Ngân hàng Trung ương Mỹ tung ra biên pháp bất thường là chính sách "nới lỏng định lượng" (Quantitative Easing - QE). Cụ thể: QE1 (tháng 12/2008 - tháng 6/2010), QE2 (tháng 11/2010 - tháng 6/2011), QE3 (tháng 9/2012), QE4 (tháng 1/2013 cho đến nay, chủ yếu đánh đu bằng trò lừa thị trường bằng cánh dọa nạt sẽ nâng lãi suất Fed Funds Rate). Nói văn tắt, nôm na cho dễ hiểu về các gói QE là không chỉ hạ lãi suất cho đồng tiền trở thành rẻ hơn, mà là bơm thẳng tiền vào doanh nghiệp. 

Cụ thể, khi lãi suất cổ điển thông thường tại Mỹ đã hạ tới tột cùng bằng số không rồi mà lượng tiền vay mượn vẫn bất động chưa nhúc nhích thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải dùng biện pháp giúp cho hệ thống các ngân hàng Mỹ có dư dôi tiền tệ và cho vay dễ dàng hơn. Khi được bơm tiền để cho vay thì thực tế các ngân hàng này đã phát hành tiền tệ trước rồi. Biện pháp này không khác gì là in thêm tiền bơm vào nền kinh tế. 

Về bối cảnh thì thực tế, FED có thể mua trái phiếu trên "thị trường mở" (Open Market Operations) và trả bằng thủ tục bút toán với một lời giao kết thỏa thuận sẽ trả bằng hình thức này hay bằng hình thức khác khi đáo hạn nhưng vẫn có thể cho giãn thời gian trả cả vốn lẫn lời (tức là nói như tỷ phú Warren Buffett, thì Fed là con buôn tiền vĩ đại chứ chả phải hào phóng in tiền phát miễn phí cho ai cả). Hoặc Fed có thể in thêm tiền mua lại các tài sản đầu tư tài chính. Thực chất vẫn là Fed đem tiền ra thị trường mua lại tài sản của các doanh nghiệp để khai thông ách tắc tín dụng hay nạn cạn kiệt thanh khoản. Tức là Fed bơm tiền bằng cách mua lại khoản nợ thế chấp của các doanh nghiệp tài chính, rồi gói các khoản nợ này thành chứng phiếu bán lại trên thị trường để lấy lời. 

Trong việc tái cấu trúc phân loại các dạng tài sản được mua lại, Fed có thể chọn mua những khí cụ tài chính có kết quả kích thích kinh tế cao nhất, như là mua chứng khoán, hay trái phiếu. Chẳng hạn ào ạt mua trái phiếu dài hạn khiến lợi suất trái phiếu hạ, tức là làm lãi suất dài hạn của nhiều loại tín dụng cũng giảm với kết quả tương tự như hạ lãi suất ngắn hạn. Ngân hàng Trung ương, hay Fed cũng có thể cho các ngân hàng, hay các doanh nghiệp vay thêm tiền, hoặc mua lại một số tài sản bằng chứng khoán, hay kể cả các giỏ ngoại tệ nước khác như đồng EUR, yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF), hay vàng,... 

Mà không chỉ có vậy, Fed cũng có thể kết hợp bằng ấy ngả pháp lý, mà thuần về kinh tế thì chỉ là bơm tiền bằng thể thức "bút ghi kế toán" chứ không phải in tiền ra rồi phát cho các ngân hàng tung ra lưu hành. Cho nên mới gọi là "chính sách nới lỏng định lượng của Mỹ" qua các gói "QE" rất rắc rối này.

Thực tế, các biện pháp QE này khá tinh vi, nó lừa được biết bao giới tiêu dùng và các nhà đầu tư non kinh nghiệp, nó không chỉ có công hiệu "dọa nạt", là cho dân chúng biết lãi suất ngắn hạn và dài hạn ấy sẽ được duy trì rất lâu ở mức thấp nhất với "thời gian đáng kể", để mọi người sợ hãi nghĩ rằng lãi suất thấp sẽ thúc đẩy lạm phát gia tăng làm đồng bạc mất giá khiến mọi người sợ lạm phát làm đồng bạc mất giá nên hết dám cất giữ tiền ở trong ví mà đem tiền ra tiêu xài trước khi lạm phát tăng cao. Bởi lẽ, cần hiểu rằng, nền kinh tế các nước đã phát triển cao như Mỹ, Nhật, EU trước đây có đà tăng trưởng cao là đến nhờ lực đẩy đến từ sức tiêu thụ nội địa của người dân, nay vốn dĩ èo uột vì sức tiêu thụ của người dân những nước này kém, nhất là Nhật Bản và Âu châu, đã đẩy các nền kinh tế này trôi vào suy thoái.

Hiện nay, thực tế, chỉ duy nhất nền kinh tế Mỹ, Anh quốc đã thu hồi các biện pháp QE này, chỉ còn Nhật, EU, là đang áp dụng nó. Đối với nền kinh tế "bệnh hoạn" của TQ, dù đạt mức tăng trưởng 6,9% vẫn lâm trọng bệnh và TQ họ đang thử nghiệm áp dụng mô hình các biện pháp QE này. Thực tế TQ đã áp dụng nó kể từ ngày 12/6/2015. Còn việc thành công hay thất bại thì hãy đợi đợi đấy!



(*) Bài phân tích này được các quỹ đầu cơ đã phổ biến trên tất cả các tờ báo Mỹ, các trang blog của các nhà đầu cơ, nó được phổ biến rộng rãi để mở, không khóa tài khoản. Tuy nhiên, mỗi nơi phân tích mỗi khác của các nhà phân tích kinh tế của các ngân hàng đầu tư tại Mỹ. Các tờ báo tại VN cũng đã truy cập lấy rất nhiều về các bài phân tích QE này. Hiện nay chỉ số Chicago Board Options Exchange Volatility Index (VIX), đang ở mức thấp và khả quan nhất nên có thể là động lực cho Fed tăng lãi suất chỉ đạo Fed Funds Rate. Xem hình phân tích kỹ thuật chỉ số VIX.


Phương Thơ, John Mack, Roger Nightingale (NYSE, NASDAQ)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.