Header Ads

LIÊN BANG NGA VÀ THỔ NHĨ KỲ

Không phải giá đầu Brent Crude Oil - ICE ở mức 126 USD một thùng trong tháng 8/2011, hay dầu thô WTI Crude Oil (Nymex) tại Bắc Mỹ lên 143,68 USD một thùng vào tháng 7/2008, đồng USD mất giá đến gần 20% so với đồng EUR tính trung bình từ năm 2008 - 2011, mà hiện nay giá dầu thô WTI Crude Oil (Nymex) tại Bắc Mỹ chỉ còn 41,98 USD /thùng. Brent Crude Oil rơi ở mức 45,30 USD / thùng để mà Nga dọa Thổ Nhĩ Kỳ như xưa.

Nước Nga có diện tích lớn hơn diện tích của sao Diêm vương đến 0,4 triệu km². Một quốc gia có diện tích 17.098.242 km², lớn nhất thế giới, trong khi dân số Nga quá ít đi. Tong khi các chi phí thực sự của trò chơi chiến tranh của Putin và tăng cường quân sự tại Ukraine, Syria,...đang đến gần 20% của GDP. Công thức đơn giản đưa Nga về Liên Xô trước đây đó là số người nhập ngũ gia tăng trong quân đội dẫn đến số người lao động ít đi, và việc đóng thuế cho bộ máy chiến tranh sẽ giảm đi, cộng với giá dầu hạ sâu.

Hãy mường tượng, dân số của Nga chỉ chiếm 2,06% của tổng dân số thế giới, tức dân số Nga hiện thống kê của Ngân hàng Thế giới WB năm 2014 là 143,70 triệu dân. Với giá dầu hạ giảm sâu, chi phí quân sự gia tăng, một công thức đơn giản gây khó khăn cho nước Nga khi phải liên kết toàn dân trải rộng 7 hoặc 8 múi giờ.

Trong năm 2014, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga đạt 1.860,60 tỷ USD (chiếm 3% của nền kinh tế thế giới, nguồn WB, NASDAQ), thấp hơn năm 2013 đến 218,42 tỷ USD. Khi Nga bị suy thoái kinh tế năm 1998, và một năm sau sảm lượng kinh tế GDP của Nga chỉ đạt 195,91 tỷ USD, tức ngang bằng với GDP dự kiến của VN cho năm 2015. GDP của Nga trong năm 2015 và sau này sẽ còn thấp hơn rất nhiều so với năm 2014. Hãy nhớ rằng, năm Nga xếp hạng 9 về các nền kinh tế lớn là do giá dầu thô tăng lên, tuy nhiên trong năm 2014, Nga vẫn là nước có nền kinh tế đứng thứ 10 của thế giới, và hiện nay đã rơi khỏi hạng 10 và thay thế vào đó là Canada. Nước Nga phải mất nhiều năm mới lấy lại "cường quốc kinh tế" của họ.

Vào vào tháng 7/2008, khi đồng USD mất giá, đẩy giá dầu tăng, thì nước Nga bán dầu thu về rổ dự trữ ngoại tệ lớn thứ 3 trên thế giới theo xếp sau TQ, Nhật, với số tiền dự trữ ngoại hối bằng ngoại tệ lên đến 597 tỷ USD, hiện nay dự trữ ngoại hối của Nga giảm mất 2 tỷ USD do chi phí quân sự tại Syria, tức dự trữ ngoại hối của Nga còn 369 tỷ USD, Nga cũng thủ thân khối dự trữ vàng đến 1.351 tấn vàng, tuy nhiên giá vàng hạ quá thấp khi Nga ồ ạt mua vàng vào mức 1.562 USD một ounce (do lo sợ đồng USD mất giá và khủng hoảng tại Hy Lạp âm ỉ vào đầu năm 2013), và liên tục mua vào ở mức 1.300 USD một ounce trong năm 2014 khi Nga đòi thay thế đồng USD và EUR để thanh toán hóa đơn dầu, và nay giá vàng rơi ở mức 1.072,30 USD một ounce, trong khi nợ nước ngoài của Nga lại lên đến 522 tỷ USD.

Việc nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu các mặt hàng dầu thô, sản phẩm dầu mỏ và khí tự nhiên chiếm 68,5%. Trong đó thu ngân sách chiếm đến 50% trong năm 2013, nay đã tăng lên 52,6% của doanh thu ngân sách đến từ các loại thuế khai thác khoáng sản và thuế hải quan đối với dầu thô và khí tự nhiên cho chính phủ liên bang Nga. Công thức đơn giản dễ thấy rằng hiện nay, tuy giá dầu hạ giảm sâu, một mặt Tổng thống Putin, cùng Tổng thống Nicolás Maduro của Venezuela kêu gọi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa, là OPEC để hợp tác cắt giảm sản lượng khai thác dầu để đẩy giá dầu về mức 80 USD/thùng, nhưng điều phũ phàng trên thị trường giao dịch dầu thô Brent Crude Oil - ICE tại London, và WTI Crude Oil (Nymex) tại Bắc Mỹ, cũng như tổ hợp Vitol Group, có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ, là một doanh nghiệp chuyên giao dịch về dầu khí thì thống kê cho thấy dù giá dầu hạ giảm sâu như vậy nhưng Nga hiện nay mới là lái buôn bán dầu thô nhiều nhất thế giới, vượt cả Saudi Arabia về sản lượng khai thác. Nó lý giải phần nào Nga đang bán dầu mọi giá để có tiền trả nợ và trả lương cũng như trả chi phí cho cuộc phiêu liêu quân sự hiện nay.

Dễ dàng phân tích ra, nếu nhìn trong tất cả các khía cạnh, nước Nga của Putin đang chơi một trò chơi đơn giản không thể giành chiến thắng dễ dàng với nhiều phe phái và các nước Vùng vịnh tham chiến tại Syria. Bởi lẽ GDP bình quân đầu người của Nga là ít hơn của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nếu những căng thẳng mới nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ leo thang, những gì người ta có thể mong đợi? Điều chắn, những hành động can thiệp đáp trả bằng kinh tế hay quân sự của Nga sẽ trả giá đắt vì nền kinh tế méo mó của Nga hiện nay, và tất nhiên, Nga sẽ không thể đủ khả năng để trả tiền khi xung đột với Thổ Nhĩ Kỳ.

Với tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP là -4,6%, trong quý thứ 2, và có khả quan hơn quý thứ 3 là chỉ âm -4,10%, thấp hơn mức trung bình +3,31% từ năm 1996 đến năm 2015, nhưng thu nhập của Nga suy giảm và lạm phát 15,60%, đó là một công thức cho phá sản. Bởi lẽ nếu giá dầu giảm thêm vài năm nữa thì Nga khó thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và sẽ làm sụt giảm đáng kể trong tốc độ tăng trưởng GDP. Nga hiện nay phải đối mặt với sự sụt giảm 8,2% sản lượng GDP trong năm 2015 và dự đoán 6,5% suy giảm vào năm 2016.

Một số chuyên gia kinh tế ở VN phân tích cho rằng việc Nga gia tăng về chi tiêu quân sự có thể mang lại sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế của Nga. Thật không may, đó chỉ là lý thuyết kinh tế và tư duy lạc hậu. Hãy nhớ rằng các biện pháp kích thích kinh tế bằng thủ thuật chi tiêu tài chính nó chỉ áp dụng và hoạt động tốt khi quốc gia đó có tỷ lệ lạm phát thấp. Điều đó có nghĩa là các chính phủ chỉ có thể đi vay với chi phí giá rẻ và mức lãi suất thấp. Đối với nước Nga bây giờ những chi phí khi lợi suất trái phiếu Nga đạt 9,91% và lạm phát đang tăng vọt ở mức 15,60% hàng năm, các chi phí vay vốn không phải là rẻ chút nào. Đó là công thức chỉ có thể dẫn đến suy thoái kinh tế cho Nga.

Một công thức dễ nhân ra là giá trị đồng Rúp Nga (RUB) đã giảm đi 44,7% so với đồng USD, dẫn đến sức mua của người dân Nga giảm, đồng nghĩa với tiền lương giảm, bởi lẽ nếu tính trung bình từ năm 1993 đến năm 2013, thì chỉ cần 25 RUB là đổi được 1 USD. Đồng RUB trượt giá nặng nề nhất vào tháng 12/2014, khi 72,45 RUB mới đổi ra được 1 USD. Khi đồng RUB mạnh, giá dầu tăng trên 100 USD / thùng, các đại công ty tập đoàn dầu khí lớn của Nga như Gazprom, Rosneft là những đại công ty có vốn hóa và tiền thật quy đổi từ đồng RUB sang đồng USD là gần như lớn nhất thế giới, nay các đại công ty này của Nga nợ nần ngập đầu và suy yếu đến mức phải hủy nhiều dự án xây cất và khai thác dầu vĩ đại,...

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nền kinh tế nước này nếu tính cho năm 2015 này thì chỉ bằng một nửa so với nền kinh tế của Nga. Thống kê trên thị trường NASDAQ cho thấy, sản lượng GDP ở Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2014 đạt 799,54 tỷ USD, nhưng dân số thấp hơn Nga, và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ khá hơn Nga khi đạt +3,80% trong quý thứ 2 của năm 2015, và quý thứ 3 cũng không thay đổi.

Nợ chính phủ theo phần trăm của GDP Thổ Nhĩ Kỳ được báo cáo của Eurostat là rất thấp, chỉ chiếm khoảng 34% mà thôi, GDP bình quân đầu người lại khá hơn Nga khi đạt 8.871,91 USD trong năm 2014. Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người PPP thu được bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia, nó được điều chỉnh bởi sức mua tương đương, bởi dân số của Thổ Nhĩ Kỳ thấp hơn Nga 4.400 USD, đó là tính cho năm 2014, còn tính cho năm 2015 thì chênh nhau không đáng kể.

Trong khi tỷ lệ lạm phát và lãi suất của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ thấp bằng một nửa so với Nga. Thổ Nhĩ Kỳ có khói dự trữ ngoại hối lên đến 143 tỷ USD. Dự trữ vàng lên đến 500 tấn vàng. Thêm vào nữa là tỷ lệ nợ các hộ gia đình trên GDP của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có 21%, con số khá lý tưởng để có lý do Thổ Nhĩ Kỳ đấu với Nga về mọi mặt trận. Tuy nhiên, nợ nước ngoài của Thổ Nhĩ Kỳ lại ngang bằng Nga, đó là yếu thế của họ. Khốn nỗi dù bị cáo giác buôn lậu xăng dầu, nhưng giá xăng tại Thổ Nhĩ Kỳ không hề rẻ chút nào khi bán ra trong tháng 11/2015 lên đến 1,48 - 1,50 USD / lít. Tất nhiên đó là món mồi béo bở của Nga với khách hàng Thổ Nhĩ Kỳ, nên Nga đã đầu tư rất nhiều tiền và dự tính trong tương lai để lấy Thổ Nhĩ Kỳ làm trung chuyển và bán xăng dầu cho Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là thiệt hại của Nga về kinh tế nếu đấu với Thổ Nhĩ Kỳ.

Mẫu chốt ở đây là Thổ Nhĩ Kỳ lại là khách hàng nhập khẩu chính của Nga chiếm tỷ trọng cao nhất lên đến 10,5%, chủ yếu là từ Nga, rồi mới đến TQ, Đức, Mỹ, Italy, Iran, Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ,...trong khi đối tác thương mại chính Thổ Nhĩ Kỳ là Liên minh châu Âu chiếm tỷ trọng cao nhất với gần 58% xuất khẩu, nhưng chỉ nhập khoảng 40%. Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu chủ yếu là lĩnh vực hàng dệt may, sắt thép, ô tô, hóa chất, dược phẩm, đặc biệt Thổ Nhĩ Kỳ là cường quốc trong lĩnh vực đóng tàu cho khách hàng Âu châu, Mỹ, và các nước Trung Đông.

Qua đó cho thấy, Nga đừng tưởng bở mà dọa được Thổ Nhĩ Kỳ, bởi lẽ Nga lại là nước đạt thặng dư thương mại thường xuyên với Thổ Nhĩ Kỳ, tức là nếu căng thẳng quá, mà Nga mất chí nhớ cấm vận Thổ Nhĩ Kỳ thì e rằng Nga sẽ khó tìm được khách hàng nhập khẩu của Nga khi mà Iran, một quốc gia có trữ lượng khí đốt được cho là ngang ngửa với Nga, và dầu thô ngang bằng hoặc thấp hơn một chút so với Venezuela, nếu Iran được xóa bỏ hết bị cấm vận và nhận sự đầu tư của Âu châu, nhất là các công ty từ Pháp, Anh, Hà Lan như Total, Royal Dutch Shell, BP,...đang nhăm nhe vào đầu tư và khai thác khí đốt và dầu thô thì Nga mất hết thị phần béo bở này.


(*) Phân tích chỉ mang tính chất cá nhân theo quan điểm đầu tư rủi ro hàng hóa, thông số và thống kê chủ yếu phân tích theo mô hình giao dịch tài chính và chứng khoán, và bài viết nó mang tính thực dụng của giới đầu tư nên sẽ không giống bất cứ bài báo nào ở VN. Giá dầu Brent Crude Oil tại London rơi ở mức 45,30 USD / thùng (hình vẽ phân tích kỹ thuật).

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.