Header Ads

Tam cường trong TPP

Tôi yêu Việt Nam

Trong các đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một thỏa thuận tự do thương mại giữa Mỹ và 11 đối tác thương mại khác giáp với Thái Bình Dương. TPP là giữa Brunei, Australia, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, và Việt Nam chiếm đến chiếm 40% tổng sản lượng GDP toàn cầu (số liệu năm 2012). Nếu tính số liệu mới nhất năm 2014 thì 12 nước tham ra TPP tạo ra 45,20% sản lượng GDP của thế giới.

Trong đó có 3 nước gồm Mỹ, Nhật, Canada chiếm hết gần 40% sản lượng GDP thế giới, tức 3 nước này chiếm đến 38,4% sản lượng GDP toàn cầu. Đáng buồn, sản lượng kinh tế của VN năm 2014 chỉ tạo ra 186,20 tỷ đô la Mỹ, tức là chỉ chiếm 0,30% sản lượng GDP của thế giới.

Ta nhắc lại, thực tế hiên nay, chỉ có Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang lưu hành và áp dụng, hiện là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới nó bao gồm 3 nước giữa Mỹ, Canada và Mexico với sản lượng GDP kinh tế hiện nay là 20.488,38 tỷ USD, tức chiếm 33,05% GDP của nền kinh tế thế giới.

Nếu khu vực thương mại TPP được hình thành có lẽ gần hết năm 2017, thì nó sẽ là lớn hơn so với các Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Tuy nhiên, Mỹ cũng đang đàm phán Thương mại và Đầu tư Quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương (TTIP) với Liên minh châu Âu - EU, quy tụ 28 thành viên, gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania , Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh với 508,2 triệu người vào năm 2014, với sản lượng kinh tế cao nhất địa cầu, nếu tính số liệu mới nhất trong năm 2014 thì sản lượng GDP của 28 nước Liên minh châu Âu đạt được là 18.460,60 tỷ USD, chiếm 29,78% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới, cộng thêm 318,86 triệu dân Mỹ nữa thì sức nặng thật đáng ngại, vì nó có số dân chiếm đến 827 triệu dân.. Nếu cộng sản lượng GDP của EU và Mỹ tạo ra trong năm 2014 lên đến 35.879,60 tỷ USD, tức chiếm đến 57,88% sản lượng GDP toàn cầu.

Nếu cả TPP và TTIP cùng ký thành luật và áp dụng ra thị trường thì rõ ràng "tam hùng" này xếp theo thứ tự: ngôi vị số 1 thuộc về TTIP, số 2 thuộc về TPP, và số 3 thuộc về NAFTA.
Trở về hồ sơ tam hùng của 3 nước trong TPP, gồm Mỹ, Nhật, Canada thì rõ ràng ta sẽ thấy 3 nước này nằm trong nhóm G-7, quy tụ 7 nước công nghiệp hóa hàng đầu của thế giới gồm: Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hoa Kỳ và Canada (Nga bị loại, trước đây là G-8, do Nga chiếm bán đảo Crimea của Ukraine, và kinh tế Nga từ hạng 8 nay rơi xuống vực chỉ xếp thứ hạng 11 các nền kinh tế lớn của thế giới).

Trong 3 nước này là thành viên Câu lạc bộ Paris gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Đức, cũng nằm trong Quyền rút vốn đặc biệt, viết tắt là SDRs được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ra năm 1969, thì đồng USD và đồng yên Nhật (JPY) nằm trong rổ tệ mạnh, ngoài đồng Bảng Anh (GBP), đồng EUR. Đối với Trung Quốc sắp tới thì muốn đem "tiền của người dân" (the money of the people), như đồng nhân dân tệ (RMB) vào Quyền rút vốn đặc biệt, viết tắt là SDRs.

Cũng trong tam cường Mỹ, Nhật, Canada này thì cả ba nước đều có đồng bạc nằm trong rổ tiền để tính ra giá trị của đồng USD qua chỉ số gọi là (USDX, DXY) gồm 6 loại tiền thông dụng là đồng EUR, yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF). Đây là lĩnh vực rất chuyên môn về tài chính để tính toán lời lỗ trong kinh doanh, qua việc có thể trao đổi song phương bằng đồng tiền của từng đối tác để hạn chế rủi ro về tỷ giá.

Qua đó nó cho thấy sức nặng quá lớn của tam cường có nền kinh tế và khoa học hiện đại nhất hành tinh, như Mỹ, Nhật chẳng hạn. Việt Nam chỉ là một nước chậm tiến với sản lượng kinh tế quá ít ỏi nên không có bất cứ trọng lượng nào cả.

Đối với Mỹ, hãy thận trọng, tuy Mỹ xuất khẩu chỉ chiếm 13% của GDP, nhưng Mỹ lại là nước xuất khẩu lớn thứ ba của thế giới sau Trung Quốc và khối kinh tế 28 nước EU cộng lại. Cụ thể, trong năm 2014, Mỹ xuất khẩu hàng hóa của Mỹ 1.621 tỷ USD. Trong khi TQ xuất khẩu được 2.343 tỷ USD hàng hóa, khối kinh tế EU xuất khẩu được là 2.173 tỷ USD. Điều đó cho thấy VN đừng hồ hởi sảng mà dễ dàng cạnh tranh được hàng hóa Mỹ. Về nhập khẩu, Mỹ lại là nước nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới.
Hãy cảnh giác, tuy xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ chỉ chiếm chỉ 1,5% của GDP, nhưng do sử dụng công nghệ tiên tiến, Mỹ lại là một nước xuất khẩu ròng lương thực rất lớn. Chẳng hạn, trong quý thứ hai của năm 2015, GDP từ nông nghiệp tạo ra lên đến 191,10 tỷ USD. Chỉ cần có một quý thôi đã tạo ra sản lượng GDP lớn hơn sản lượng GDP của Việt Nam tạo ra trong năm 2014 chỉ có 186,20 tỷ USD. Trong quý đầu tiên của năm 2013, GDP từ nông nghiệp của Mỹ lên đến 235,10 USD tỷ USD,...

Đối với Canada, VN hết sức thận trọng về lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh cá và săn bắn chỉ chiếm 2% sản lượng GDP của Canada, nhưng hãy nhớ rằng Canada lại là quốc gia xuất khẩu ròng về lĩnh vực nông nghiệp lớn nhất thế giới bởi các sản phẩm nông nghiệp. Thật bất hạnh cho VN, nếu không tỉnh táo cải tiến năng suất, giảm thuế, tự chủ về thức ăn cho chăn nuôi, hay các lĩnh vực khác thì chắc chắn lĩnh vực nông nghiệp tại VN sẽ bị xóa sổ bởi TPP chỉ cần hai nước này thôi.

Đối với Nhật thì rõ ràng không cần phân tích gì nhiều thì tất cả người VN đều biết sản phẩm của Nhật. Tuy nhiên, Nhật là nước nhập khẩu lương thực rất lớn, tất nhiên phải là những sản phẩm đáp ứng theo tiêu chuẩn khắt khe của Nhật, những trò gian dối dùng thuốc tăng trưởng hay chất kích thích sẽ không bao giờ qua mắt được Nhật.
Hãy thận trọng, Nhật là nước xuất khẩu rất lớn thứ 3 trên thế giới xếp sau Trung Quốc và Đức, với kim ngạch xuất khẩu chiếm gần một phần ba sản lượng GDP kinh tế của Nhật trong lĩnh vực xuất khẩu. Tuy nhiên, thật may mắn, lĩnh vực xuất cảng của Nhật ít trùng khớp với các mặt hàng xuất cảng của VN.

Nói riêng về VN, trong 12 nước tham gia TPP thì VN có sản lượng GDP thấp nhất chỉ xếp trên Vương quốc Brunei (tuy nhiên Brunei là nước nhỏ, nhưng rất giàu có).

Nói chung, khi phát triển kinh tế bằng hội nhập quốc tế, thì VN cũng phải tính toán bền vững về dài, bởi lẽ lợi thế nhân công rẻ không bao giờ là mãi mãi nếu VN muốn đòi hỏi trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 - 2040. Tuy trước mắt VN cần thu hút đầu tư nước ngoài bằng đồng lương thấp để tích lũy tư bản tài chính để nhằm nâng đồng lương cho công nhân cao hơn sau này. Thực tế, khi VN gia nhập TPP thì về dài hạn phải đổi mới bằng năng suất lao động cao hơn, vì lương thấp sẽ hết là hấp dẫn giới đầu tư khi VN đã là tư cách một nước công nghiệp (vì VN muốn vậy). Điều đó nôm na là VN không phải là nước làm gia công cho thiên hạ nữa nếu muốn "hóa Rồng".

Muốn thế thì phải nghĩ đến việc cải tiến cao hơn để làm ra mặt hàng có giá trị kinh tế hơn, việc này đòi hỏi nhân công phải có tay nghề và kỹ thuật cao hơn, điều đó phải có yếu tố nền giáo dục có phẩm chất.

Thực tế, để tăng sản phẩm suất siêu có phẩm chất thì VN cần phải nâng cao tối đa tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm. Tất nhiên, đội ngũ nhân công phải được đào tạo tốt. Bởi lẽ VN có đủ điều kiện làm việc này vì có nhiều tài nguyên khoáng sản, con người thông minh. Nhưng đáng tiếc là những sản phẩm tạo ra đều là mặt hàng thô không có lời nên kém hấp dẫn các đại công ty Mỹ, hay EU và Nhật để họ nhập hàng vì nhiều lý do, như ít sáng tạo vì hệ thống đào tạo đại học và sau tại VN là quá lạc hậu.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.