Header Ads

VAY ODA VÀ VAY THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

ODA và vốn vay ưu đãi

Vay ODA:
Có thể giải thích rằng vay bằng hình thức viện trợ phát triển là một tiến trình chuyên môn phức tạp nó không đơn giản như người ta nghĩ. Cụ thể mà dân đóng thuế của các nước giàu cấp viện, thực tế họ cũng không biết rõ, cơ quan ngoại giao hay viện trợ thì chủ yếu chú trọng đến yếu tố chính trị, chẳng hạn là số tiền ngân khoản viện trợ và mục tiêu sử dụng của nước cấp viện và nước cầu viện, thực tế để báo cáo kết quả khả thi với cả hai quốc hội hay quốc dân những nước đó họ cũng chẳng hay biết luôn.

Nói chung thì vẫn chỉ là đánh giá những kết quả trong năm mà người ta đã viện trợ bao nhiêu tiền để xây dựng bao nhiêu km đường xa lộ, hay bao nhiêu cây cầu, hay bao nhiêu bệnh viện, trường học,... Những con số càng nhiều thì coi như viện trợ cũng càng nhiều, còn phẩm chất ra sao nhiều khi người ta cũng không nắm rõ. Tuy nhiên, về hình thức thì cả hai bên cấp viện lẫn cầu viện họ đều biết rõ mà ta có thể gọi là "hình thức rút ruột dự án viện trợ". Vấn đề cơ bản ở đây là người ta có nói ra hay không mà thôi. Điều này, có nghĩa là cầu viện thì có gian ý, còn bên cấp viện, tức là cho vay thì thừa biết gian ý nhưng đôi khi họ cũng cố tình lờ đi để còn tiếp tục thực hiện dự án khác.

Viện trợ từ các nước giàu chủ yếu vẫn là các nước Mỹ, Âu châu, Nhật Bản hay một số nước khác, họ viện trợ qua các nước nghèo có nhiều mục tiêu và thể thức. Về mục tiêu, có loại viện trợ nhân đạo, thường là cho không, tức không hoàn lại vốn lẫn lời và hướng vào một chương trình rõ rệt và ngắn hạn như tài trợ về vấn đề thiên tai, dịch bệnh,... bên cạnh đó và quan trọng hơn có loại viện trợ phát triển, nhắm vào các dự án phát triển dài hạn, được tài trợ dưới hình thức cho vay nhẹ lãi, hoặc không cần trả lãi có thời gian miễn trả tiền vốn khá lâu, gọi là “thời gian ân hạn đủ dài”, và thời hạn hoàn trả thường kéo dài trong thời gian từ 20 năm cho đến 40 năm,...

Thông thường về thể thức viện trợ, ta có viện trợ đa phương của các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB,... hoặc vận động vốn trên thị trường tài chính và cả nguồn tài trợ của các chính phủ, và có loại song phương của từng chính phủ, gọi là ODA, thực tế cơ bản thì cũng là từ tiền thuế ngân sách của quốc gia của bên cấp viện và tiền lãi và vốn phải trả từ phía cầu viện, nghĩa là tất cả đều từ tiền thuế của dân mà ra, kể cả tiền thuế của dân cấp viện. Khi viện trợ theo thể thức ODA, chính quyền của các nước giàu cấp viện họ cũng cần các tổ chức chuyên môn quốc tế, như WB, IMF, ADB, hay Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc là UNDP,... thực hiện cho phía nước cầu viện về mặt kỹ thuật.

Ở bên kia, tiếp nhận viện trợ, nhất là loại phát triển, tức là dài hạn, là chính phủ các nước nghèo cầu viện. Bên cấp viện họ giao cho các bộ, ban ngành đón nhận và sử dụng viện trợ căn cứ trên những cứu xét và thỏa thuận với nguồn cấp viện. Thí dụ chẳng hạn như chính phủ Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan hay Thụy Điển, Hàn Quốc,... muốn viện trợ cho Việt Nam để thực hiện một dự án nào đó thì Bộ Ngoại giao, Sứ quán hay cơ quan viện trợ của họ không trực tiếp xây cầu hay mở lớp huấn luyện đào tạo cho Việt Nam mà giao cho một cơ quan chuyên môn của quốc tế có kinh nghiệm thực hiện việc ấy. Các cơ quan này mới thuê nhân viên hay công ty tiến hành theo những thỏa thuận giữa nước cấp viện và nước cầu viện.

Cho nên, thông thường là điều dễ hiểu. Chính quyền một quốc gia viện trợ cho một nước khác thì tất nhiên ai cũng muốn doanh nghiệp của mình sẽ đấu thầu thực hiện. Tuy nhiên, với loại viện trợ đa phương thì việc đấu thầu thi công được sẽ được công khai mở rộng cho nhiều công ty có quốc tịch khác tham gia. Thứ nữa, một điều hợp lý và cần thiết là nếu quốc gia cầu viện có khả năng thực hiện lấy thì nên giao cho doanh nghiệp của nước đó. Điều phú phàng là hình thức này trước đây, VN nhận được hình thức cho vay này, và TQ, một quốc gia cho vay ODA dành cho VN chiếm con số cực thấp, không đáng là bao nhiêu, nhưng lại được chúng thầu nhiều nhất và lãng lãng phí nhất.

Để gói gọn lại, khi các định chế tài chính quốc tế như ADB, WB, hay các chính phủ cấp viện cho vay theo tiêu chuẩn viện trợ phát triển. Tức là cho vay với lãi suất nhẹ so với lãi suất thị trường, với thời gian ân hạn đủ dài là khi chỉ trả tiền lời, trước khi bắt đầu trả lại cả vốn lẫn lời trong một kỳ hạn có thể là vài chục năm để nước cầu viện hoàn thành dự án. Thông thường, các định chế viện trợ phát triển này đều am hiểu tình hình kinh tế của các nước nghèo, mà Việt Nam nằm trong số đó, họ còn có kỹ thuật "nghiên cứu khả thi" hay (feasibility study) để giúp các nước thực hiện các dự án tiền đầu tư hay dự án khả thi nếu thấy ra lợi ích kinh tế.

Bài học đắt giá về vay ODA. Điều phú phàng nhất cho hình thức vay ODA này, vì thời gian trả rất dài có thể đến nhiều chính phủ thay phiên nhau cầm quyền, nên có thể dẫn đến việc người ta không có trách nhiệm, mà hiểu nôm na ở VN có câu nói "cứt trâu để lâu thì hóa bùn", và hình thức vay ODA sẽ rất lãng phí nếu người ta không giám sát chặt chẽ, và người dân không được biết nhiều đến hình thức vay ODA này, như bài học VN dang bị lãnh hậu quả nhiều công trình đội vốn và thuế phí bất thường tăng lên thì người ta mới giật mình là vay ODA để vay cho nhóm lợi ích tham nhũng.

Vay ODA đôi khi cũng mất chủ quyền quốc gia, vì nó không có hiệu quả khi người ta nhìn ra các dự án kinh tế có hiệu quả như vay trên thị trường tài chính do chính mình làm chủ đầu tư dụ án.

Vay ODA như đã phân tích, nó rất hữu ích nếu người ta biết tận dụng nguồn vốn để đầu tư có hiệu quả, Tuy nhiên, khi một quốc gia có thu nhập cao hơn thì nguồn vốn vay ODA sẽ phải giảm hoặc không còn, và phải gọi vốn trên thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên, thực tế nếu chính quyền nước cầu viện mà chủ quan duy ý chí nhất quyết thực hiện dự án dù có giá trị kinh tế thấp và rủi ro cao thì khó vay tiền kiểu viện trợ và cần tới sự tài trợ của thị trường, với điều kiện vay lãi đắt đỏ, thời gian trả lại ngắn hơn, kể cả nguồn tài trợ của các doanh nghiệp muốn bán cho Việt Nam công nghệ và thiết bị ấy.

Nếu VN không sử dụng tốt nguồn vốn ODA thì sau này muốn đầu tư các dự án khác thì hết còn được "viện trợ" mà chuyển sang "tài trợ của thị trường" vay vốn của giới đầu tư thì ai cũng ngại bởi vốn vay đắt đỏ. Đó là bài học mà VN cần thuộc lòng chứ đừng mau quên và nên loại bỏ cụm từ "rút kinh nghiệm" ra khỏi từ điển tiếng VN, để thay thế cụm từ khác đủ sức trấn an người dân và nước cấp viện.

Về hồ sơ vay mượn trên thị trường tài chính quốc tế hay vay mượn từ trong nước thì lợi ích càng tốt vì ít bị áp lực trả lãi như vay trên thị trường tài chính quốc tế. Cụ thể, ta thấy, các nước đã thành công vay mượn lợi ích từ dân chúng để tiết kiệm chi phí trả lãi mà ít bị rủi ro vỡ nợ như Nhật, Hàn Quốc, Singapore,...để làm được việc này, ngoài văn hóa từ chức của các chính phủ và còn có khí cụ tài chính là "chính phủ vay phải cam kết bằng lời hứa sẽ trả lãi theo kịp đà mất giá của đồng bạc, nếu đồng bạc bị mất giá,...". Đó là việc không dẽ dàng chút nào đối với VN, khi đồng bạc quốc gia này luôn bị mất giá theo thời gian và khi mất giá thì không bao giờ tăng lại.

Đi vay nợ không hẳn là xấu, bất kể ai từ cá nhân, đến tập thể doanh nghiệp hay các chính phủ một quốc gia đều từng đi vay, để làm "đòn bẩy tài chính" (financial leverage) để đầu tư và kiếm lời, nếu mình khôn hơn thiên hạ. Nó là hữu ích đẻ rút ngắn thời gian làm giàu cho cá nhân, công ty cũng như để các nước rút ngăn thời gian nhằm phát triển đất nước nhanh hơn thay vì phải ngồi đợi tích lũy từng bạc lẻ mất nhiều thời gian và cũng mất đi cơ hội làm giàu cho mình và đất nước.

Chẳng hạn, lấy thí dụ trường hợp dự án xây sân bay Long Thành, về lý thuyết, dự án này nếu được công bố đầy đủ việc "nghiên cứu khả thi" (feasibility study), cho quốc dân mà người ta chứng minh thuyết phục được thị trường về lợi ích của nó thì rất dễ đi vay, thậm chí vay trong nước của người dân. Vì cần hiểu rằng đi vay trên thị trường nó phải khởi đầu bằng các cố gắng giải thích các hiện tượng diễn ra trên thị trường. Chính vì đây là dự án mang tầm vóc cấp quốc tế, và mang tính chủ quyền quốc gia nên cần có sự tham dự của các kỹ sư, kinh tế gia, luật gia và giới kiểm toán, vì họ sẽ là những người trả lời cho các câu hỏi thiết yếu nhất là nên xây dựng sân bay Long Thành chứ không phải mấy ông đại biểu quốc hội bấm nút là cứ việc xây rồi đi vay, sau này ai trả thì hết ai rõ mà chỉ có người nào đang còn sống gia đoạn đó sẽ phải gánh nợ trả thay.

Khi đi vay như vậy tất nhiên, nếu vì lý do người ta duy ý chí mà không thẩm định rủi ro hay không cần lắng nghe ý kiến của giới phân tích kinh tế, giới kỹ sư,...khi dự án gặp sự cố như đội vốn, hoặc bị nhóm lợi ích chi phối thì hậu quả rất nặng nề cho đất nước, và đôi khi lan rông ra tất cả các lĩnh vực khác trong kinh tế. Cụ thể thì tự hỏi là tiền đầu tư, vay để làm cái gì và sẽ gặp những hậu quả gì, phí tổn nào sau này, lợi ích của nó có đáp ứng như kỳ vọng hay không? Bởi thực tế, nhà nước cũng không tạo ra của cải và tiền bạc. Việc lấy tiền đầu tư vào đó để xây sân bay Long Thành, hoặc vay bây giờ để sẽ trả sau này là những quyết định sẽ có hậu quả đến người dân phải trả sau này qua thuế hoặc lạm phát.

Tất nhiên khi đi vay ở thị trường tài chính quốc tế, trái phiếu do chính phủ phát hành, là trái phiếu quốc trái để vay nợ có độ rủi ro rất thấp vì nhà nước có độ tin cậy cao, vì nhà nước có thể dễ dàng tăng thuế để chi trả, mà ta hiểu là chủ quyền tối cao, tức là trách nhiệm cũng tối cao của cấp quốc gia đó khi đi vay nên đừng mong là mình quỵt nợ họ.

Khi đi vay để đầu tư thực tế thì chủ nợ, tức giới đầu tư và con nợ, là nước đi vay, thì ai cũng muốn đôi bên đều có lợi cả. Chủ nợ đều mong muốn dự án vay mượn đó hoàn thành tốt và có lợi ích về kinh tế để họ được trả lãi và vốn đúng hạn, họ cũng mong muốn cho nước đó vay với lãi suất vừa phải, nếu con nợ minh bạch. Nhiều chuyên gia kinh tế VN và các ban bộ nhiều khi họ cứ nghĩ là muốn vay là có tiền ngay, vì họ nghĩ nếu dự án đó thất bại thì nhượng lại cho giới đầu tư khai thác trong kỳ hạn nào đó, hay bán lại dự án, hoặc nghĩ rằng chúng ta có hàng tá cảng biển hàng trăm ngàn tòa nhà cao ốc đất vàng cũng có trị giá cả trăm hay ngàn tỷ USD thì lo gì chúng tôi quỵt nơ. Thực tế không đơn giản như vậy!

Ta nên nhớ rằng nghiệp vụ vay lãi trên các thị trường tài chính, ngân hàng hay giới đầu tư quốc tế không thể và chẳng cần vào tận VN lục hồ sơ xem "tiền án vay nợ, hay tài sản thế chấp", hay các quốc gia nào đó để cứu xét xem doanh nghiệp hay ngân hàng muốn vay tiền đó có trụ sở giao dịch hoành tráng với tòa cao ốc có kích thước to bằng cả tòa nhà Willis Tower, hay Tháp Willis, trước kia là Sears Tower, là một tòa nhà chọc trời ở Chicago, cao hơn 110 tầng, cao đến 442 m, kích thước to hơn cả sân bóng đá tại sân vận động Old Trafford của đội banh Manchester United làm vật thế chấp là được. Giới đầu tư hay chủ nợ, họ chẳng cần quan tâm đến những tài sản thế chấp đó, mà họ chỉ quan tâm nước đi vay phải trả lãi đúng kỳ hạn, và cả vốn vay gốc khi đáo hạn.

Khi ấy giới đầu tư thường chỉ căn cứ trên cách đánh giá của các công ty thẩm định tài chính như Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings để quyết định là có nên cho doanh nghiệp hay ngân hàng ấy vay tiền không, và nếu cho vay thì phải trả tiền lời tối thiểu là bao nhiêu để trang trải các rủi ro có thể xảy ra cho họ.

Phía đi vay nợ cũng không tự đi vay được mà phải nhờ một số ngân hàng có uy tín trên quốc tế như Royal Bank of Scotland, Lloyds Bank (FTSE 100, mã chứng khoán RBS: LN), HSBC, Morgan Stanley (NYSE: MS) PMorgan Chase (NYSE, Dow Jones: JPM), Bank of America (NYSE: BAC), Citigroup (NYSE: C), Deutsche Bank yết giá tại Frankfurt của chỉ số chứng khoán DAX (FWB: DBK), tại New York mã chứng khoán của Deutsche Bank (NYSE: DB), Société Générale, Crédit Agricole (Pháp),...họ làm trung gian, và mời một công ty khác có uy tín làm cố vấn cho việc phát hành tờ giấy nợ là trái phiếu đó để vay, tất nhiên các khoản chi phí đó phải do phía VN trả cho họ, tức cũng là tiền ngân sách, là tiền thuế của dân mà ra.

Trong quá trình đầu tư dự án xây cất sân bay Long Thành mà thấy hiệu quả và vượt tiến độ, thì nếu VN phát hành thêm trái phiếu để vay cho dự án, tất nhiên việc vay sẽ dễ hơn, và lãi suất có thể hạ, bởi chủ nợ và chủ đầu tư đều thấy ra dự án là tốt và có hiệu quả cũng như có những lợi ích kinh tế lớn lao.

Tuy nhiên, ngược lại trong quá trình thi công xây cất dự án mà gặp rủi ro như đội vốn, dự án không hiệu quả vì tham nhũng, hay lợi nhóm chi phối, cũng như sự dư thừa sân bay không cần thiết. Vì một nước khác cũng tung ra dự án xây sân bay lớn như sân bay Long Thành, nếu VN tiếp tục đi vay thì các chủ nợ sẽ đòi lãi suất cao hơn, hoặc họ không cho vay, nếu họ sợ rủi ro họ sẽ bán lại các tờ giấy nợ đó cho nhà đầu tư khác hoặc họ sẽ tăng lãi suất lên. Nếu lãi suất tăng lên vì rủi ro nợ công gia tăng mà đầu tư không hiệu quả thì các khoản nợ nước ngoài khác cũng bị áp lực tăng lãi suất, dẫn đến các khoản vay bằng đồng nội tệ trong nước sẽ tăng theo và đưa vào vòng xoáy nợ nần là không tránh khỏi.

Đấy là bài học về chuyện vỡ nợ của một quốc gia giàu tài nguyên mà quản lý kinh tế quá tồi tệ là Argentina, với nền kinh tế lớn thứ ba tại châu Mỹ La Tinh, dù quốc gia này có tổng sản phẩm nội địa lên tới 540 tỷ USD trong năm 2014, thấp hơn so với mức 622,06 tỷ USD vào năm 2013, do từ ngày 31/07/2014 Argentina lâm vào thế "mất khả năng thanh toán" khiến quốc gia này bị đuổi ra khỏi thị trường tài chính quốc tế vì tiền vay nợ đầu tư xây cất không thẩm định rủi ro khi vay nợ tài trợ các dự án xây cất rất hoành tráng mà không dùng tới và bỏ hoang hư hỏng và vứt đi vì thiếu tiền bảo trì.

Hãy mường tượng, lãi suất chỉ đạo của Argentina hiện nay 21,92%, mức cao nhất mọi thời đại là 91,19% vào tháng 4/2002, bởi hành vi "mất khat năng thanh toán và vỡ nợ kỹ thuật nhiều lần". Điều này khiến tỷ giá liên ngân là tỷ lệ lãi được tính vào các khoản vay ngắn hạn (tối đa 15 ngày) giữa các ngân hàng tại Argentina lên đến 25,12%, và mức cao nhất ngất ngưởng lên đến 1.389,88% vào tháng 3/1990, cũng lại là năm mà quốc gia này tuyên bố "mất khả năng thanh toán". Đối với lãi suất cho vay của ngân hàng thì muốn cho vay lãi bao nhiêu cũng được, tức mất kiểm soát. Giá xăng bán lẽ đắt đỏ lên đến 1,31 USD / lít,...và nhiều thứ thuế tăng. Nói chung, những quốc gia đi vay đầu tư không hiệu quả và nợ nần cao, lãi suất đều rất cao.

(*) Hình thức vay ODA đã có nhiều tài liệu giải thích từ WB, IMF, ADB,...và các định chế tài chính khác, nói chung mỗi nơi phân tích mỗi khác nên ta chỉ phân tích cái sơ hở của hình thức vay ODA đang bị biến hóa tinh vi này và nó đang diễn ra hàng ngày ở VN bởi các dự án đội vốn kỹ thuật, vì người ta giải thích nhiều lý do.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.