Header Ads

Điểm danh những “hạt gạo” và “hạt sạn” trên sàn UPCoM

UPCoM là nơi giao dịch của những chứng khoán không đủ điều kiện, chưa “muốn” niêm yết hoặc bị đẩy từ hai sàn HOSE và HNX xuống. Do vậy, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ở đây cũng muôn hình vạn trạng hơn.

Thông tư số 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, thay thế Thông tư số 52/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính cho phép công ty đại chúng không phải quy mô lớn trên sàn UPCoM không nhất thiết phải công bố báo cáo tài chính từng quý. Bởi vậy, đến thời điểm cuối tháng 11, chỉ có 64 doanh nghiệp trên sàn UPCoM công bố kết quả kinh doanh quý 3/2015.

Tính sơ bộ đến ngày 07/12/2015, trong những doanh nghiệp có công bố kết quả kinh doanh quý 3/2015, có 40 doanh nghiệp có lãi, 18 doanh nghiệp báo lỗ, 6 doanh nghiệp chỉ công bố kết quả kinh doanh trong 3 quý lũy kế mà không có riêng quý 3. Điển hình như những doanh nghiệp lớn trên sàn như MSRSASSDI chỉ công bố báo cáo lũy kế 9 tháng đầu năm, và kết quả của những doanh nghiệp này khá khả quan với con số lợi nhuận 9 tháng từ 100-200 tỷ đồng.

Tỷ lệ doanh nghiệp lãi lỗ quý 3/2015 trên sàn UPCoM tính đến 07/12/2015

Những hạt gạo trắng sáng về tăng trưởng lợi nhuận
Theo thống kê của Vietstock, những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận quý 3/2015 cao trên sàn UPCoM chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn hóa vừa và nhỏ. Điển hình như VTA có mức tăng lợi nhuận gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ năm trước, hay VTX với mức tăng gần gấp 2 lần.
Sự tăng trưởng lợi nhuận vượt bậc của VTA chủ yếu là nhờ doanh thu trong kỳ tăng 17% so với cùng kỳ. Đơn vị đã lãi ròng hơn 5 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lợi nhuận ít ỏi thu về trong quý 3/2014 chưa đến 1 tỷ đồng.
Còn VTX là trường hợp tăng lãi ròng nhờ quản lý chi phí hiệu quả hơn. Trong quý 3/2014, VTX phải kinh doanh dưới giá vốn và lỗ gộp hơn 10 tỷ đồng. Đến quý 3/2015, nhờ cắt giảm tỷ lệ giá vốn/doanh thu nên mặc dù doanh thu giảm nhưng lợi nhuận gộp mà VTX nhận được cao hơn nhiều. Theo đó, lợi nhuận sau thuế VTX tăng mạnh so với cùng kỳ, đạt hơn 3 tỷ đồng.
Tuy có những bước tiến lớn trong tăng trưởng nhưng lợi nhuận mà VTA và VTX tạo ra vẫn chưa tương xứng với doanh thu.
Một số doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận sau thuế cao và đang liên tục phát triển như SMBSWCTNB và GHC. Riêng với SMB, mặc dù doanh thu trong quý 3/2015 giảm nhẹ 8% khi đạt 207 tỷ đồng nhưng nhờ cắt giảm chi phí mà lãi ròng đạt gần 30 tỷ đồng, tăng trưởng 25%.
Đáng chú ý, một số doanh nghiệp như TDSVCAHSI và DLD kỳ này hoạt động khá hiệu quả và đã đảo ngược tình thế khi chuyển từ lỗ sang lãi. Nổi bật nhất có lẽ là TDS, mặc dù doanh thu quý 3/2015 giảm hơn 19%, nhưng do tỷ lệ giá vốn/doanh thu giảm mạnh, đồng thời chi phí lãi vay được cắt giảm đáng kể nên Công ty có lãi hơn 11 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ nhẹ.

Một số doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận và chuyển lỗ sang lãi
quý 3/2015 trên sàn UPCoM (Đvt: Triệu đồng)

Những hạt sạn sần sùi và sứt mẻ
Ngược lại, HJCHIG và VFC có kết quả không mấy khả quan khi lợi nhuận quý 3/2015 sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Giảm mạnh nhất là trường hợp của HJC, lãi ròng sụt giảm hơn 67% từ hơn 9 tỷ đồng xuống gần 3 tỷ đồng.
Đáng chú ý, GEX mặc dù có kết quả kinh doanh vượt trội hơn hẳn các doanh nghiệp khác nhưng so với chính mình ở cùng kỳ năm trước lại có bước lùi nhất định. Trong kỳ, doanh thu của GEX đạt gần 3,428 tỷ đồng, tăng mạnh 81%. Song do tỷ lệ giá vốn/doanh thu tăng lên hơn 93%, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ có 84% khiến cho lợi nhuận gộp bị sụt giảm mạnh xuống gần 227 tỷ đồng, giảm 27%. Sau khi trừ đi các chi phí liên quan, lợi nhuận sau thuế quý 3 vẫn giảm sút 10% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, có trường hợp của VCX khi chuyển từ lãi sang lỗ trong quý 3 năm nay. Mặc dù doanh thu chỉ giảm nhẹ 2%, nhưng do dừng lò sửa chữa lớn dẫn tới sản lượng clinker sản xuất thấp, ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành sản xuất. Đồng thời, đơn vị phải gánh chịu khoản chi phí tài chính lên tới 23 tỷ đồng do ảnh hưởng từ chênh lệch tỷ giá và gánh nặng chi phí lãi vay. Kết quả, đơn vị lỗ ròng hơn 12 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi ròng 1.6 tỷ đồng.

Một số doanh nghiệp sụt giảm lợi nhuận và chuyển lãi sang lỗ
quý 3/2015 trên sàn UPCoM (Đvt: Triệu đồng)

Ở một khía cạnh khác, trên sàn UPCoM cũng tồn tại một số doanh nghiệp vẫn đang loay hoay chưa có hướng đi cải thiện tình hình. DDMVSTLM3 và SJM là những đơn vị điển hình cho thua lỗ triền miên. Trong đó, DDM và VST là hai doanh nghiệp có mức thua lỗ khá mạnh và có xu hướng gia tăng lỗ. Quý 3/2015, trong khi DDM có mức lỗ tăng gấp đôi thì VST phải gánh chịu mức lỗ tăng hơn 43% so với cùng kỳ năm trước.

Một số doanh nghiệp thua lỗ liên tiếp trên sàn UPCoM (Đvt: Triệu đồng)


VST vốn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh từ lâu và quý 3/2015 đánh dấu quý thua lỗ thứ 15 liên tiếp. Cụ thể, doanh thu quý 3 năm nay của VST giảm 36% so với cùng kỳ, đạt gần 228 tỷ đồng. Thu không đủ bù giá vốn khiến Công ty bị lỗ gộp gần 23 tỷ đồng. Trong kỳ đơn vị lỗ ròng gần 69 tỷ đồng; lỗ lũy kế 535 tỷ đồng, sắp vượt vốn góp chủ sở hữu là 590 tỷ đồng.

Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của VST


Sau khi bị hủy niêm yết trên sàn HOSE vào năm 2013, kết quả kinh doanh của DDM vẫn chưa có được một sự cải thiện nào, thậm chí còn làm thâm hụt vốn chủ sở hữu nặng nề hơn. Đến thời điểm 30/09/2015, lỗ lũy kế của đơn vị đã lên tới 538 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với số vốn thực góp của chủ sở hữu là 122 tỷ đồng, khiến cho nguồn vốn chủ sở hữu của đơn vị âm gần 414 tỷ đồng. Toàn bộ tài sản của công ty hiện giờ chỉ còn được tài trợ bằng nợ phải trả là 1,409 tỷ đồng, trong đó chiếm 96% là nợ dài hạn./.

Phạm Trần – Vietstock

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.