Header Ads

FED NÂNG LÃI SUẤT VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆT NAM

Chủ tịch FED Janet Yellen

Việc FED nâng lãi suất đã và sẽ có nhiều tác động đến Việt nam, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, trong ngắn hạn và dài hạn. Với giới đầu tư, có 2 vấn đề đáng quan tâm nhất hiện tại đó là dòng tiền của NĐTNN tỷ giá:

(1) Xu hướng dòng tiền của NĐTNN
Xu hướng dòng vốn đang phụ thuộc vào 2 yếu tố.
-       Thứ nhất là dự báo lần tiếp theo FED nâng lãi suất. Nếu các chỉ số kinh tế Mỹ tiếp tục cải thiện, giới đầu tư sẽ đánh cược nhiều hơn vào khả năng FED sớm nâng lãi suất và dòng vốn sẽ bị rút ra nhanh hơn.
-       Thứ hai là diễn biến tỷ giá của từng nước. Nếu đồng bản tệ chịu áp lực mất giá, giới đầu tư nước ngoài sẽ không vội vàng đầu tư hoặc thậm chí rút vốn để bảo toàn tài sản.

(2) Tỷ giá
Tăng 0.25% là không đáng kể để tạo ra sự hấp dẫn của USD so với VND. Tuy nhiên giới đầu tư có thể có cái nhìn khác về tương lai khi chu kỳ tăng lãi suất của FED đã bắt đầu. Với tăng trưởng kinh tế Mỹ ổn định, câu chuyện tăng lãi suất sẽ sớm quay trở lại, kéo theo các ảnh hưởng đến cán cân giữa USD và VND.
Đồng VND do neo vào USD sẽ có xu hướng tăng giá so với các đồng tiền khác và tác động xấu đến xuất khẩu, động lực tăng trưởng quan trọng nhất của kinh tế Việt nam. Trong các loại ngoại tệ, mối tương quan giữa VND và NDT của Trung Quốc là cần chú ý hơn cả.
Kể từ đầu tháng 12, sau khi đồng NDT của Trung Quốc được thêm vào rổ SDR, đồng tiền này đã bắt đầu mất giá nhanh so với USD. Sau khi FED nâng lãi suất, đồng NDT sẽ càng dễ mất giá và gây áp lực lên đồng VND giống như hồi tháng 8. 
Để cân bằng lại áp lực tỷ giá, Việt nam có nhiều lựa chọn. Công cụ lãi suất đã được thực thi triệt để bằng việc giảm lãi suất tiền gửi USD về 0%, áp dụng ngay từ 18/12. Lãi suất đồng VND cũng đang tăng nhanh sau khi chạm đáy vào tháng 10. Hiện tại, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng trung bình là 5.6% so với đáy tháng 10 là 4.5%-4.8%. Tuy vậy, lãi suất VND sẽ không thể tăng quá cao, ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất cho vay và tăng trưởng kinh tế.
Một công cụ khác có thể được sử dụng là giảm quy định trạng thái ngoại tệ tại các NHTM. Quy định trạng thái ngoại tệ +/-20% đã được áp dụng từ tháng 5 năm 2012. Từ đó đến nay, quy mô vốn của các NHTM đã tăng thêm 29%, gia tăng đáng kể giá trị tuyệt đối trạng thái ngoại tệ mà ngân hàng có thể nắm giữ. Việc giảm tỷ lệ trạng thái ngoại tệ ở thời điểm này là hợp lý nhằm hạn chế tình trạng các NHTM găm giữ ngoại tệ để kiếm lợi từ chênh lệch tỷ giá. 
Một biện pháp có tính kỹ thuật khác là nới biên độ tỷ giá từ mức 3% lên 4%-5% và cũng không loại trừ việc NHNN sử dụng dự trữ ngoại hối để bình ổn.
Kết hợp với các biện pháp hành chính hay công cụ tài khóa như tăng thuế các mặt hàng không thiết yếu nhập khẩu giá trị lớn (như ô tô), thu hút đầu tư FDI và FII (thông qua IPO và thoái vốn), Việt nam vẫn có khả năng duy trì được cán cân thanh toán tổng thể dương, hỗ trợ ổn định tỷ giá. 

Dẫu vậy, việc giữ ổn định tỷ giá vẫn là một thách thức trong những tháng tiếp theo bởi các yếu tố bên ngoài là rất khó kiểm soát. Với diễn biến tỷ giá như vậy, NĐTNN có lý do để lo ngại khi rót vốn vào thị trường Việt nam.

______________
Để nắm bắt cơ hội đầu tư theo chủ đề "FED nâng lãi suất", mời liên hệ với chúng tôi qua:
Dương Trọng Vinh
Chuyên viên
Tư vấn đầu tư & Môi giới chứng khoán

CTCP Chứng khoán Sài gòn (SSI)
Địa chỉ: 1C Ngô Quyền, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.
ĐT: 0975.271.089 
Email: vinhdt@ssi.com.vn
Skype: vinhduong89

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.