Header Ads

KHAI MAN DỰ TRỮ NGOẠI HỐI VÀ CON SỐ TĂNG TRƯỞNG GDP CAO ĐỂ LÀM GÌ

Có thể nói, dự trữ ngoại hối thường được hiểu là những tài sản nước ngoài, và các tổ chức nó được kiểm soát bởi các ngân hàng trung ương nước nước đó. Các khoản trữ ngoại hối thường được hiểu là các khoản dự phòng được tích trữ bằng vàng hoặc đồng tiền có giá trị trên thị trường ngoại hối, chủ yếu là đồng USD, Euro (EUR), yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF),....hay giá trị tài sản bằng ngoại tệ như tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán và cho vay ngoại tệ,...mà nhà đầu tư họ có thể được quyền rút vốn đặc biệt,...

Dự trữ ngoại hối nó cũng dùng để kiểm soát tỷ giá đồng bạc, chẳng hạn như tôi hay nói việc Trung Quốc, Nhật Bản ấn định giá trị thấp đồng CNY, và đồng JPY của họ bằng cách neo giá nó với đồng USD, cùng với một số rổ tiền tệ khác. Hai nước này giữ tỷ giá bằng cách mua trái phiếu kho bạc Mỹ và các tài sản khác làm hạn chế nguồn cung đồng USD. Điều này khiến cho đồng CNY, JPY được định giá thấp so với đồng USD và các rổ ngoại tệ khác để giữ giá xuất khẩu rẻ dễ cạnh tranh của họ. Nó cũng giải thích phần nào hai nước này là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, hiểu đúng hơn là chủ đầu tư, vì họ mua trái phiếu kho bạc Mỹ như là cách đầu tư thông thường khác cũng để kiếm lời và giữ tỷ giá.

Đối với VN, quốc gia này neo "tỷ giá cố định" của đồng bạc VND vào đồng USD. Điều đó có nghĩa là quốc gia này có ý định kiểm soát giá trị đồng nội tệ VND của họ để nó tăng giảm theo một biên độ nhất định có kiểm soát khi đồng USD tăng giảm. Trên thị trường tài chính, hiện nay, có ít nhất 67 quốc gia neo giá đồng nội tệ của họ vào đồng USD, hoặc sử dụng sức mạnh đồng USD để giao dịch trực tiếp.

Nói chung, để làm được việc neo tỷ giá cố định này thì những quốc gia cột chặt tỷ giá đồng bạc của họ vào đồng USD thì các giới đầu tư họ sẽ giám sát từng động thái của các ngân hàng trung ương những quốc gia đó, họ sẽ giám sát tỷ giá tiền tệ của họ liên quan đến giá trị của đồng USD. Chẳng hạn, ở VN khi Ngân hàng Nhà nước công bố dự trữ ngoại hối là 35 tỷ USD trong năm 2014, và đạt mức cao kỷ lục, rồi một thông điệp lạc quan về điều hành tỷ giá đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình gửi đến thị trường, ông Thống đốc công bố về tỷ lệ dự trữ vàng đạt 10 tấn và xác nhận dự trữ ngoại hối đến tháng 7 đạt 37 tỷ USD, và cam kết với thị trường rằng đó là số dự trữ bằng ngoại tệ, "tiền tươi thóc thật", và chỉ cần "bấm nút" một cái là có ngay 37 tỷ USD. Đó là chuyện của VN muốn nói sao cũng được.

Thật không may, khi nói dự trữ ngoại hối thì phải tính ra như giữ bao nhiêu phần trăm dưới dạng ngoại tệ, mà phải là ngoại tệ nào? Khi cất giữ khối dự trữ ngoại tệ đó thì phải xem cất giữ dưới dạng tài sản của nước khác? Nó gồm bao nhiêu là trái phiếu, mà chủ yếu là trái phiếu kho bạc của nước nào, hay dưới dạng bao nhiêu là cổ phiếu,... vì những tài sản này cũng bị hao hụt và sụt giá hay tăng giá theo. Chắc chắn nếu dự trữ ngoại hối tăng thì người ta công bố nhanh, nhưng sụt giảm thì im lặng.

Đối với VN, hiên tượng đồng nội tệ VND hay bị trượt giá là lý do giới đầu tư đánh giá dự trữ ngoại tệ của VN thật ra không còn nguyên vẹn và thấp hơn thực tế. Lý do, công thức đơn giản, trong nhiều tháng hoặc cả năm, mức dự trữ ngoại hối của VN khi công bố ra nó đều giữ yên không thay đổi.

Bởi cần hiểu rằng khi tại VN mà đồng nội tệ luôn bị biến động tỷ giá từ cái tam giác của ba khí cụ đầu tư là đồng USD - VND - CNY (Trung Quốc). Khi đồng tiền VND được "điều chỉnh" theo biên độ đà giảm, thực chất là bị mất giá, nhưng người ta nói là giảm giá trị đồng nội tệ xuống để tiền rẻ dễ cạnh tranh trong xuất khẩu, lẽ tất nhiên VN phải bán ra đồng nội tệ, và mua vào đồng USD, thông thường là trong các hình thức trái phiếu Mỹ để làm tăng giá trị của đồng USD và giảm giá trị đồng nội tệ VND xuống, thì lẽ tất nhiên dự trữ ngoại hối của VN phải tăng, nhưng nó vẫn giữ nguyên, thì có nghĩa là giới đầu tư họ đoán, Ngân hàng Trung ương VN chả có gì để bỏ tiền ra hay mua vào cái gì cả.

Hiệu ứng ngược lại, nếu đồng USD tăng lên quá mạnh so với đồng nội tệ VND, thì tất nhiên VN sẽ bán trái phiếu kho bạc Mỹ của họ đang giữ để hạ thấp giá trị của đồng USD nhằm đưa giá trị đồng nội tệ VND trở lại trong phạm vi mục tiêu kiểm soát của họ thì tất nhiên mức dự trữ ngoại hối đó tăng giảm theo, mà tại VN, do đồng bạc luôn bị áp lực trượt giá nên chỉ có bán ra USD để giữ tỷ giá chứ chả mua vào đồng USD. Điều đó có nghĩa là dự trữ ngoại hối của VN phải thấp hơn thực tế, và không đủ tác động để nói "điều chỉnh tỷ giá".

Điều đó, hễ ta cứ nghe đến cụm từ "điều chỉnh tỷ giá" hay "nới biên độ" là đồng nội tệ VND sụt giá dù lúc đó đồng USD bắt đầu giảm giá trị của nó trên thị trường hối đoái quốc tế, dẫn đến thị trường chứng khoán giảm mạnh như hay thấy, nên ở VN hay nói những "con cáo già đầu tư tài chính của Mỹ" họ có cái đầu lạnh với thiểu số nhưng luôn làm chủ cuộc chơi tỷ giá này, vì họ biết trước biến động tỷ giá trước, và rất khó lấy được một xu lẻ nào của họ.

Nói chung, ngoài việc có kho dự trữ ngoại tệ nếu mà khai man và lừa được thị trường thì càng tốt, khi ấy, và đây là chức năng mới, nhằm mục đích răn đe nạn đầu cơ, khối dự trữ ngoại tệ là một "kho đạn" để đầu tư cũng như có khả năng đối phó được với các làn sóng đầu cơ trong ngắn hạn khi tỷ giá ngoại hối bị biến động nhằm kiểm soát nó vào quỹ đạo trên thị trường tiền tệ để giữ được ổn định cho dài hạn.

Bài học tồi tệ một quốc gia Thái Lan, trong cuộc khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, khi Thailand thổi phồng khối dự trữ ngoại tệ của họ quá mức, giới đầu tư mới chú ý, trong khi Thái Lan lại giữ tỷ giá đồng Baht (THB) quá cao so với giỏ ngoại tệ dự trữ quá thấp khi đó, thực tế là giữ tỷ giá cao hơn giá thị trường quá lố, khi giao dịch vượt mức khả năng chịu đựng vì dự trữ yếu thì đến tháng 7/1997, Thái Lan phải tuyên bố mất kiểm soát tỷ giá vì còn dự trữ ngoại tệ đâu mà giữ tỷ giá và phải thả nổi tức là phá giá đồng Bath, và bị biến động hối đoái khiến cơn hốt hoảng lan ra ở Á châu, mà chủ yếu là Đông Á bị khủng hoảng năm 1997-1998 sau đó rồi bị thoái kinh tế, giá trị đồng THB bị mất giá ngay lập tức sau đó đến gần gấp đôi giá trị, phải đến 55,50 THB mới đổi được 1 USD vào tháng Giêng năm 1998, so với mức trung bình 28 THB đổi ra 1 USD trước đó.

Đối với việc các nước hay khai man con số thổi phồng GDP, nó có nhiều lý do kinh điển, chẳng hạn như nhằm trấn an thị trường và giới đầu tư, nhất là những quốc gia mắc nợ nhiều, họ khai man con số tăng trưởng GDP cao để nhằm gợi ý rằng họ hoàn toàn có khả năng trả nợ. Bởi vì giới đầu tư cho vay tiền họ chỉ thường chú ý vào khả năng tăng trưởng GDP con số cao của nước đi vay, đơn giản nếu khai man con số GDP thấp dù tăng trưởng có phẩm chất tốt nhưng giới đầu tư lại hoang mang, nếu tăng trưởng GDP thấp như vậy thì lấy đâu ra tiền mà trả nợ cho họ. Nếu mà họ hốt hoảng thì họ sẽ đòi lãi suất cao hơn để giảm chi phí rủi ro mất nợ, nếu quốc gia đó tuyên bố phá sản hay xù nợ thì còn kiếm được lãi cao mà vớt vát ít vốn.

Ta đều biết, việc tăng trưởng GDP cao của một quốc gia, nó cho thấy một nền kinh tế nước đó đang phát triển tốt, ngược lại khi GDP thấp, nó cho thấy nền kinh tế của quốc gia đó đang sự suy giảm.

Tất nhiên, một mức tăng trưởng GDP cao thì thường phải được đi kèm với việc tăng lương, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống, doanh nghiệp tăng lợi nhuận, nhà nước thì thu được nhiều thuế và có tiền trả nợ, khiến giới đầu tư và chủ nợ lạc quan và họ dễ cho vay cũng như lấy lãi nhẹ. Hiệu ứng ngược lại, nếu GDP bị sút giảm, các nhà đầu tư bắt đầu lo lắng và hoảng loạn, họ bắt đầu nghĩ đến sẽ có nhiều sự phá sản của các doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tiền lương trả cho nhân công sẽ bị cắt hạ, dẫn đến sức mua của người tiêu dùng suy yếu, nhà nước sẽ thất thu về thuế thì lấy đâu ra tiền trả cho họ, cho nên người ta thường thổi phòng con số GDP cao để làm hoa mắt nhà đầu tư non kinh nghiệm.

Đây là vấn đề cực kỳ tưởng đơn giản nhưng ít ai thấy ra nó. TQ thì thấy điều này, vì quốc gia này giao dịch và xuất khẩu quá lớn nên họ thường thổi phồng con số GDP rất cao nhằm trấn an giới đầu tư và thị trường, dù họ có kho dự trữ ngoại tệ lớn lao, nhưng trong nghiệp đầu tư tài chính, chỉ cần cơn hoảng loạn trong ngắn hạn mà mất kiểm soát, là nó sẽ gây thiệt hại rất lớn đôi khi giật sập luôn thị trường tài chính nước đó.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.