Header Ads

MỘT ĐỘC GIẢ THẮC MẮC VỀ LÃI SUẤT ÂM (BẰNG ĐỒNG USD) Ở VN SẮP ÁP DỤNG VÀ MỸ CÓ LÃI SUẤT ÂM KHÔNG?

MỘT ĐỘC GIẢ THẮC MẮC VỀ LÃI SUẤT ÂM (BẰNG ĐỒNG USD) Ở VN SẮP ÁP DỤNG VÀ MỸ CÓ LÃI SUẤT ÂM KHÔNG?

Tất nhiên về lý thuyết lãi suất âm cần phải so sánh về tỷ lệ lạm phát như thế nào,...Ở đây tôi bỏ qua hàm ý đầu tư về lãi suất đó, mà đi vào con số thật. Đó là tại Mỹ không có lãi suất âm, và lãi suất cơ bản hay lãi suất chỉ đạo "Fed Funds Rate" ấn định mức thấp nhất là 0,25% đã áp dụng nhiều năm qua, và nay là 0,5%.
Ngoài ra Chính phủ Mỹ còn có khí cụ đầu tư huy động vốn từ người già về hưu hay những người lựa chọn những trái phiếu đầu tư an toàn, là trái phiếu của Chính phủ Mỹ được dùng bảo vệ người đầu tư tránh khỏi lạm phát, đó là trái phiếu "TIPS", viết theo tiếng Anh là "Treasury Inflation Protected Securities".
Nói chung, đây là hình thức đầu tư không mới, nó bảo vệ cho người lớn tuổi về hưu tiềm kiếm hầm trú ẩn an toàn nhất. Thực tế là không lời nhiều, nhưng có điều chắc chắn là những người đầu tư mua vào loại trái phiếu này TIPS sẽ không lo bị thiệt hại khi đồng USD mất giá hay khi mức lạm phát tăng cao. Đó là bởi vì Chính phủ Liên bang cam kết sẽ trả sát mức lãi suất tăng theo kịp với đà lạm phát. Tất nhiên, nếu xảy ra tình trạng giảm phát thì những người đầu tư sở hữu loại trái phiếu TIPS này sẽ không có lời nhiều nhưng cũng chẳng bị lỗ vốn khi đưa tiền cho chính phủ Mỹ giữ hộ.
Qua đó cho thấy, Mỹ họ còn "bảo hiểm" cho người ký thác bằng nhiều hình thức đầu tư đa dạng với lãi suất dù sao cũng không mang tiếng gọi là "bóc lột" tài sản người khác. Còn những thứ lãi suất âm tại Âu châu đang diễn ra với nhiều lý do của họ nên VN không thể áp dụng nó được khi quốc gia này phải cần rất nhiều nợ với vốn rẻ để phát triển đất nước thay vì đi vay lãi bằng ngoại tệ với lãi suất bốc lên trời, dân chúng thì giữ chặt "đô la" không chịu nhả ra,...vì nhiều lý do, vì cũng chẳng ai có quyền phải đi xét từng cái ví của người dân ra đếm là có bao nhiêu "đô la" cất giữ trong dân. Thuần về kinh tế mà nói khi dân chúng có nhiều tài sản bằng USD, EUR, vàng,...thì đó nên mừng chứ không phải quá lo lắng, quan trọng là niềm tin vào đồng nội tệ VND như một độc giả gửi đường link cho tôi tại đây: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/gui-tiet-kiem-20-nam-mot-can-ho-con-ba-to-pho/718520.html
Đối với VN, Trong động thái mới đây có độc giả hỏi tôi rằng khi ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gợi ý rằng trong tương lai khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân, các hộ gia đình gửi ngoại tệ (chủ yếu có lẽ là đồng USD) vào ngân hàng mà không có lãi lại còn phải trả lệ phí tiền gửi cho ngân hàng ?
Tôi xin trả lời rằng, tôi chưa kiểm chứng các nguồn tin độc lập rõ ràng. Vì đây là chuyện nội bộ của VN, nếu muốn có con số xác đáng phải chờ một thời gian dài đáng kể để biết phản ứng của thị trường, công chúng và giới đầu tư.
Tất nhiên, nếu có nguồn tin xác thực việc các trương chủ ký thác tiền gởi bằng ngoại tệ vào các ngân hàng với lãi suất bằng không thì đó cũng do phía trương chủ tự quyết định, vì xưa nay những ai có khối tài sản lớn làm ra bằng "mồ hôi nước mắt" của họ thì họ tự biết phải làm gì để bảo vệ tài sản của họ, nên không cần phải nghe những chuyên gia kinh tế "tiến sĩ" Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (BID) như bài báo này: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/quan-ngoai-te-nhu-siet-thi-truong-vang-2015122908283392.chn    dẫn nguồn bình luận chắc nịch là "Chủ trương của NHNN thu phí tiền gửi là đúng”. Đó là phát ngôn liều lĩnh mù quáng, của ông "tiến sĩ" (trong ngoặc kép này).
Thực tế, do ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình mới chỉ gợi ý thăm dò dư luận và nó chưa được thi hành áp dụng thì lấy cớ gì mà ông Lê Xuân Nghĩa đã nói hớ là đúng. Người cầm tiền và người giữ tiền chứ đâu phải ông Lê Xuân Nghĩa này đâu mà dám nói vậy thì quả là hết biết.
Nói chung, đây là chuyện rất phức tạp, bởi lẽ những trương chủ ký thác họ sử dụng ngoại tệ với nhiều tính toán khác nhau. Cụ thể như cho con cái đi du học, đi du lịch mua sắm ở nước ngoài, vì họ làm ra tiền mà chứ có đi vay hay xin xỏ ngân hàng đâu. Đó là quyền tối thiểu của bất cứ quốc gia nào đeo đuổi mục đich "kinh tế thị trường và đã ký các hiệp định thương mại,...". Thứ nữa là các ngân hàng khi nhận tiền ký thác họ cũng lấy nghiệp vụ đầu tư cho vay kiếm lời ở giữa nhờ sai biệt lãi suất ký thác và lãi suất cho vay ra.
Nếu bây giờ các trương chủ ký thác tiền gửi bằng nhiều ngoại tệ (vẫn chủ yếu là đồng USD) mà đưa ra biện pháp hành chính lẫn hình sự là khi họ gửi ngoại tệ mà buộc họ rút tiền ký thác ra bằng đồng bạc VND thì đó vi phạm quyền sở hữu tài sản riêng tư của người ta. Ngay cả đất nước Venezuela, Argentina,... bị khủng hoảng ngoại tệ họ còn không dám liều lĩnh đưa ra các biện pháp này.
Nói chung, đây chỉ là gợi ý thôi, nó chưa áp dụng về lãi suất âm hay hoán đổi ngoại tệ. Nếu thị trường phản ứng mạnh thì phía NHNN họ sẽ biết phải làm gì để sửa chữa. Còn kiểu phát biểu như ông Viện trưởng Lê Xuân Nghĩa thì hết ai có thể bình luân về ông này. Trong quá khứ ông này đã có những phát ngôn so sánh kinh tế Mỹ và VN thì rõ cả.
Hiện nay Argentina là quốc gia có các khoản nợ nần toàn yết giá bằng ngoại tệ, chủ yếu là đồng USD, và đồng Peso của Argentina ký hiệu là ARS đã giảm giá nặng nề trong 1 năm qua, khi giảm đến 51,65% giá trị so với đồng USD, đẩy gánh nợ nước ngoài tăng vọt, dự trữ ngoại tệ còn thấp hơn VN rất nhiều chỉ còn 20,5 tỷ USD. Nhưng các ngân hàng thương mại tại Argentina vẫn đảm bảo quyền gửi và quyền rút bằng ngoại tệ hay nội tệ tùy khách hàng muốn, mặc dù quốc gia này đang trả lãi vay và phí tổn rất lớn lãi suất bằng đồng USD.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.