Header Ads

NỢ CÔNG BAO NHIÊU LÀ ĐỦ VỚI MỘT QUỐC GIA ĐỂ NHẬN LÃI SUẤT HỢP LÝ?

NỢ CÔNG BAO NHIÊU LÀ ĐỦ VỚI MỘT QUỐC GIA ĐỂ NHẬN LÃI SUẤT HỢP LÝ?

NỢ CÔNG BAO NHIÊU LÀ ĐỦ VỚI MỘT QUỐC GIA ĐỂ NHẬN LÃI SUẤT HỢP LÝ?
Nói chung khi nói cụm từ "nợ", chúng ta thường đề cập đến nợ xấu, nợ công, nợ chính phủ theo phần trăm của GDP, nợ nước ngoài, thậm chí là nợ có chủ quyền,...tất cả các khoản nợ trên nếu đi vào phân tích chuyên môn nó đều là những khoản nợ tách biệt khác nhau. Vì vậy hãy thận trọng khi nói sâu vào vấn đề "nợ" này. Tất nhiên không phải ai cũng là nhà phân tích kinh tế hay tài chính để dễ dàng nhận ra các cụm từ "nợ" này, nên để hiểu bình dân ta tạm xem nó chỉ là tương đối về nợ, vì nợ nào cũng phải trả, và ai cũng sợ cụm từ "nợ" cả. Để hiểu về nợ công tương đối, ta định nghĩa như sau:

Nợ công thường chỉ đề cập đến nợ quốc gia, nhưng ở một số quốc gia nó cũng bao gồm cả định nghĩa là các khoản nợ của quốc gia, tỉnh và thành phố, cũng như các khoản vay nợ của các doanh nghiệp do chính phủ đứng ra bảo lãnh. Vì vậy, hãy cẩn thận khi so sánh nợ công giữa các quốc gia để đảm bảo rằng những khoản nợ công đó là chính xác. Định nghĩa ngắn gọn lại, đó là bất kể những gì được gọi là nợ công đó là sự tích lũy hàng năm của sự "thâm hụt ngân sách" hay "budget deficits". Đó là kết quả được tích lũy của nhiều năm của các chính phủ của những quốc gia đó chi tiêu lãng phí nhiều hơn từ nguồn thu từ thuế.

Không cần phải là nhà phân tích tài chính giàu kinh nghiệm, bất cứ người dân bình thường nào cũng có thể cảm nhận về nợ công của đất nước mình đang tăng hay đang giảm, mà tôi phân tích như sau, đó là:
Những dấu hiệu đầu tiên là khi ta cảm nhận thấy quốc gia không thể có được một tỷ lệ lãi suất rẻ và thấp từ các nhà đầu tư cho vay, hay các khoản vay ngân hàng trong nước tăng cao. Lý do đơn giản, hầu hết các chủ nợ, hay các nhà đầu tư họ trở nên lo lắng bất an là quốc gia vay nợ đó không thể có đủ khả năng để trả nợ, tức hình thức nợ bằng phát hành trái phiếu, và quốc gia đó sẽ rơi vào "vỡ nợ", hay "mất khả năng thanh toán" hoặc "phá sản" luôn thì họ tăng lãi suất lên các khoản vay để hạn chế rủi ro, tất nhiên khi lãi suất đó tăng, thì các ngân hàng, doanh nghiệp trong nước, hay các chính phủ,...đi vay họ cũng bị áp lực tăng lãi suất trong nước phải tăng cao hơn lãi suất bên ngoài mới bù được chi phí trả lãi lẫn nợ.

Ở đây ta lại gặp trường hợp các chuyên gia kinh tế VN hay nhầm lẫn là cụm từ "vỡ nợ", và thường hiểu là "mất khả năng thanh toán", hay "lost solvency". Thật không may, ta hết sức thận trọng cụm từ "mất khả năng thanh toán", tức là khi một quốc gia vay nợ không thể trả nợ đúng hạn cho chủ nợ. Còn cụm từ ít đề cập đến đó là "phá sản trả nợ", tức là khi nền kinh tế của quốc gia đó không thể có khả năng thanh toán nợ một cách lâu dài, nói trắng ra xù nợ luôn và chấp nhận bị đuổi ra khỏi thị trường tài chính quốc tế, và quốc gia đó muốn in tiền hay muốn nói tăng trưởng GDP hay thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới để tiếp tục đi vay thì đó là chuyện của họ, vì chẳng ai còn có nghĩa vụ để đảm bảo pháp lý cho nước đó, và nhà đầu tư nào dại dột cho vay mất nợ ráng chịu.

Trở về hồ sơ dễ dàng nhận biết nợ công các nước tăng hay giảm qua cách nhận biết bằng lãi suất mà tôi đã phân tích ngắn gọn ở trên, và áp dụng chung cho cả "lãi suất" trên thị trường trái phiếu là "yield", để phân biệt với lãi suất ngân hàng là "interest rate". Khi những chủ nợ, hay người cho vay họ bắt đầu lo lắng về rủi ro nợ công tăng cao, thường thường, các chủ nợ hay giới đầu tư họ sẽ áp lực và đòi hỏi tăng cao lãi suất hơn, điều đó có nghĩa là làm tăng cao hơn sản lượng trái phiếu để bù đắp rủi ro vỡ nợ mà còn lấy được tiền lãi cao cũng nhằm hạn chế con nợ tiếp tực đi "vay đảo nợ" vì hễ con nợ thấy lãi suất thấp, tức lợi suất trái phiếu thấp là chộp ngay cơ hội phát hành mới trái phiếu đi vay "đảo nợ".

Ở đây ta giải thích cụm từ đơn giản đi vay để "đảo nợ" hiểu nôm na người ta phát hành trái phiếu mới với lợi suất thấp hơn, điều đó có nghĩa là tiền vay mới vào sẽ dùng để thanh toán nợ cũ sắp đáo hạn, tức là nước phát hành trái phiếu đi vay họ muốn thu hồi lại các trái phiếu đã phát hành trước đây. Chủ yếu của việc đi vay là thực chất giãn nợ với lợi suất trái phiếu thấp hơn trước đây. Tức là đi vay như vậy nó không dùng cho đầu tư để tạo ra sản xuất mà đi vay chủ yếu là nhằm câu giờ kéo dãn thời hạn trả nợ cho thế hệ sau.

Tất nhiên ta nhắc lại hành vi vay nợ mà Hyman Minsky Philip (1919 - 1996) là một người Mỹ nhà kinh tế, một giáo sư của kinh tế học tại Đại học Washington ở St. Louis, Minsky cảnh báo và cho rằng những người vay phòng vệ (hedge borrowers) họ lo cả về trả vốn lẫn lãi, những người vay rủi ro (speculative borrowers) là họ chỉ nghĩ đến và có thể trả lãi, những người đi vay theo kiểu "mượn đầu heo nấu cháo" hay vay "ponzi borrowers", là đi vay của người này trả cho người kia. Cuối cùng thường đi đến kết quả là xù nợ luôn. Đi vay đảo nợ, nó cũng rủi ro không kém hình thức đi vay "speculative borrowers" và "ponzi borrowers",...

Hãy thận trọng, khi đi vay nợ nhiều, năng suất trái phiếu tăng lên nó sẽ càng làm tiêu tốn của nước để tái cấp vốn của khoản nợ có chủ quyền. Trong động thái mới nhất, Thủ tướng VN, Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam, sáng 5/12/2015 trấn an giới đầu tư rằng: “Xin nhấn mạnh, chúng tôi dứt khoát đảm bảo an toàn nợ công”,...

Nói chung, việc người ta trấn an giới đầu tư thì đó là chuyện của VN, còn giới đầu tư họ có tin bằng hành động cụ thể hay lại là chuyện khác. Thực tế, khi một nước phát hành trái phiếu đi vay, chủ yếu là trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ thì ta hiểu đó là hình thức trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ thường được gọi tắt là trái phiếu chủ quyền. Sản lượng năng suất nó đòi hỏi theo yêu cầu của các nhà đầu tư để vay vốn cho các chính phủ, nó phản ánh kỳ vọng lạm phát và khả năng các khoản nợ sẽ được hoàn trả cả vốn lẫn lãi đúng kỳ hạn thanh toán có ghi trên tờ trái phiếu đó.

Vì là trái phiếu bằng chủ quyền thì chính phủ của quốc gia khi đi vay phải tính rất kỹ việc "khả năng trả nợ", vì thực tế giới đầu tư cho vay cũng không biết nước đó đi vay để sử dụng nục đích gì, và giới đầu tư hay chủ nợ họ chỉ tin vào giá trị của tờ trái phiếu mà họ cầm của nước đi vay và được trả lãi định kỳ và cả vốn lẫn lãi khi đáo hạn, nếu trì hoãn trả nợ, lập tức cơn hoảng loạn sẽ tăng lên, các chủ nợ cho vay trước kia họ sẽ tăng lãi suất lên tất cả các khoản vay, đẩy lợi suất trái phiếu tăng lên, và chi phối hết các khoản vay khác chứ đùng nghĩ là vay nhiều sẽ được trả lãi ít hoặc xin giảm lãi.
Hãy mường tượng các quốc gia có thành tích vỡ nợ nhiều như trường hợp Argentina là ví dụ điển hình. Trái phiếu quốc gia này bây giờ là vô giá trị, mặc dù quốc gia này có tỷ lệ nợ chính phủ trên phần trăm của GDP hiện nay giảm xuống là thấp chứu không cao, nhưng nhiều lần không thanh toán nổi các khoản nợ bằng ngoại tệ.

Lãi suất chỉ đạo hay tỷ lệ lãi suất chuẩn tại Argentina bằng đồng nội tệ đồng Peso do Ngân hàng Trung ương Argentina hay Banco Central de la República Argentina (BCRA) hiện nay ấn định lên đến 25,12%, nó đạt mức cao nhất là 1.389,88% vào tháng 3/1990, khi quốc gia này tuyên bố "phá sản". Đối với lãi suất mà các ngân hàng thương mại cho vay thì hết kiểm soát được, nó thuộc loại đắt đỏ nhất thế giới.

Không một ai tự tuyên bố sẽ cam kết đảm bảo nợ công ổn định, và cam kết nghĩa vụ đảm bảo nợ công an toàn, nếu không chứng minh các yếu tố khác để thuyết phục giới đầu tư và thị trường, hoặc người ta không đủ kinh nghiệm để phân tích ra nó trên thị trường trái phiếu tài chính quốc tế. Thí dụ, một nhà phân tích kinh tế, tài chính giàu kinh nghiệm họ tự hỏi, lý do gì để trả nợ khi không đưa gia dẫn chứng cụ thể làm sao mà thuyết phục được thị trường tin tưởng.

Tất nhiên ở đây, giới đầu tư sẽ chú ý là tỷ lệ nợ các hộ gia đình theo phần trăm trên thu nhập GDP, nhất là các khoản nợ như là "khoản nợ theo phần trăm của các hộ gia đình, cá nhân theo mức lương thu nhập". Nếu mà các khoản nợ này tăng cao thì dân chúng, và nhất là các hộ gia đình bớt tiêu dùng, họ lo tích trữ tiền trả nợ, doanh nghiệp bán hàng không được thì doanh nghiệp phá sản, nhà nước lấy đâu ra tiền trả nợ, vì có thu được đồng thuế nào từ các hộ gia đình hay doanh nghiệp đâu mà có tiền trả nợ, dù rằng người ta vẫn nói là "nợ công vẫn ở ngưỡng an toàn và thấp".

Một bài học kinh điển về nhận biết "nợ công" của Brazil, một quốc gia có món nợ công khai man mập mờ siêu thấp, là quốc gia trong có sản lượng kinh tế lớn thứ hai trong khối các nền kinh tế lớn mới nổi "BRICS", gồm: Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (South Africa), và là ngôi sao mới nổi và có thể xếp hạng tư về ản lượng kinh tế thế giới thay thế cả nước Đức thì nay "rơi xuống đáy địa ngục" hết còn mơ làm "cường quốc kinh tế" nữa.

Lý do, khi phát triển kinh tế tưởng khôn là đi vay tiền bằng ngoại tệ bằng đồng USD lúc còn rẻ, vay đầu tư bất kể lời lỗ, đến lúc giá hàng hóa giảm, tỷ lệ nợ nần theo phần trăm của các hộ gia đình, cá nhân, theo mức lương thu nhập tăng lên, xây các dự án hoành tráng mà dân chúng không đủ khả năng mua sắm và tiêu dùng dẫn đến nhiều doanh nghiệp quốc doanh đi vay, kể cả chính phủ đi vay đảo nợ hai lần vào năm 2010, và năm 2013, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt lên 17%, hiện nay còn 15,65%.

Điều này dẫn đến lãi suất chỉ đạo của nước này nó được thực hiện bởi Ngân hàng Trung ương của Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Brazil (COPOM) nó đã tăng lên đến 14,25%. Còn lãi suất cho vay ra, tức là lãi được tính vào các khoản vay của các ngân hàng thương mại cho các cá nhân, các công ty tư nhân và các hộ gia đình vay lên đến 64,75% để bù chi phí trả lãi bên ngoài,...do tỷ lệ nợ công tăng quá nhanh (xem hình vẽ).

Trước ấy, khoản nợ chính phủ như một phần trăm theo GDP của Brazil vào cuối tháng 12/2014 chỉ ở mức 58,91%, tức là khoản nợ nó được sử dụng bởi các nhà đầu tư để đo lường khả năng quốc gia đó để thực hiện thanh toán về nợ trong tương lai, nên nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí đi vay của nước đó và lợi suất trái phiếu chính phủ tăng lên hay giảm xuống tùy mức nợ thì đến nay tỷ lệ nợ công của Brazil đã lên tới 65,30% tổng sản phẩm nội địa GDP, nó không kém gì mức nợ công chính thức của VN hiên nay.
Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.