Header Ads

NỚI BIÊN ĐỘ TỶ GIÁ USD/VND VÀ CÁI TAM GIÁC TỬ THẦN USD/CNY, USD/VND, CNY/VND MÀ VIỆT NAM TRẢ GIÁ ĐẮT

NỚI BIÊN ĐỘ TỶ GIÁ USD / VND VÀ CÁI TAM GIÁC TỬ THẦN USD/CNY, USD/VND, CNY/VND MÀ VIỆT NAM TRẢ GIÁ ĐẮT
(*) Biểu đồ biến dạng tỷ giá CNY / VND cho thấy, khi VN và TQ dìm đồng bạc xuống thấp, nếu quan sát tỷ giá USD / VND thì mũi tên chếch lên trời mà hình vẽ tỷ giá USD / VND mà tôi đã hay phân tích. Tỷ giá CNY / VND chốt phiên giao dịch ngày 21/12/2015 cho thấy 1 CNY đổi ra 3.476,80 VND.

NỚI BIÊN ĐỘ TỶ GIÁ USD/VND VÀ CÁI TAM GIÁC TỬ THẦN USD/CNY, USD/VND, CNY/VND MÀ VIỆT NAM TRẢ GIÁ ĐẮT

Ta nhắc lại chuyện bi hài là trong tháng 08/2015, khi liên tiếp trong ba hôm từ ngày 11, 12 và 13/8/2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phá giá đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) tới 4,6%, điều đó nôm na là khi TQ bán hàng 1 cái điện thoại giá 100 bạc thì nay họ bán với giá còn 95,4 bạc và VN cũng hạ tỷ giá để bán ngần ấy giá của TQ. Tuy nhiên khi phá giá đồng RMB như vậy, thì hàng hóa TQ phải mất một thời gian đáng kể thì mới thay thế được các hợp đồng đã ký, mà chắc gì khi phá giá đồng bạc là lấy hết được thị trường của VN hay nước khác. Khi thị trường đã không tín nhiệm hàng hóa nước nào đó cho dù có phá giá đồng bạc thêm 10 - 20% cũng vậy, mà trái lại phí tổn đồng lương của nhân công còn bị cắt hạ bấy nhiêu mà còn bị nước khác kiện ra tòa của WTO hay các tổ chức thương mại khác.
Hiện nay, dự trữ ngoại hối của TQ đã giảm còn 3.430 tỷ USD trong tháng 11/2015, so với mức 3.994 tỷ USD vào tháng 06/2014, thì rất khó nói là TQ sẽ giữ được tỷ giá có kiểm soát của họ, và đồng CNY của TQ sẽ còn hạ giá trị nữa khi TQ chính thức vào trong giỏ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) vào tháng 10/2016, xem ở đây: 
Tuy nó chỉ mang tính biểu tượng, thực tế nó không là một ngoại tệ nhằm giao dịch mua bán hàng hóa mà rổ tiền SDR chỉ là loại tiền đặc biệt và chỉ sử dụng giỏ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) khi kinh tế các nước trong SDR gặp bất ổn, thì họ được hoán đổi với các ngoại tệ khác để bơm thanh khoản khi các quốc gia đó thiếu thanh khoản mà thôi.
Tuy nhiên, nó cũng gợi ý sự nới lỏng tiền tệ của TQ thay vì dùng biện pháp cố hữu của TQ neo vào tỷ giá đồng USD theo biên độ "có kiểm soát". Nôm na có nghĩa là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) họ giữ giá trị đồng RMB trong một biên độ giao dịch 2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate). Thực chất PBOC cho phép đồng RMB tăng hay giảm không quá 2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ chủ yếu là rổ tiền của đồng USD qua chỉ số USDX gồm các đồng bạc EUR, JPY, GBP, CAD, CHF và SEK. Ta nên nhớ từ tháng 08/2015 đến tháng 10/2015, PBOC cắt hạ lãi suất hai lần khi đưa lãi suất về mức thấp kỷ lục nhất của họ là 4,35%, khi xuất khẩu bất ngờ giảm 8% trong tháng 07/2015, cũng là mức thấp nhất trong 6 năm qua thì ở VN chỉ "điều chỉnh tỷ giá" thay vì cắt hạ lãi suất.
Qua biện pháp tung đòn chống đỡ bằng hành chính bằng cách điều chỉnh tỷ giá USD / VND như là giải pháp quen thuộc khi Ngân hàng Nhà nước VN tung ra các giải pháp nới rộng biên độ tỷ giá từ +/-1% lên +/-2% để đối phó việc TQ phá giá đồng RMB. Trong quá khứ vào năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra tại Mỹ và nhân rộng ra khối EU và các nước khác, Ngân hàng Nhà nước cũng phản ứng nhanh, liên tục nới và nới rộng biên độ tỷ giá, từ +/-0,75% lần lượt lên tới +/-5%. Về lý thuyết việc nới rộng biên độ +/-1% lên +/-2%,...nó chưa thật sự là phá giá đồng bạc VND mà người ta hay lầm lẫn là phá giá, và nó có thể trở lại biên độ cũ khi cần thiết.
Nhưng điều khôi hài là khi nới biên độ ra rồi thì đồng bạc VND nếu không quay trở lại "cái biên cũ đã vạch sẵn" thì ta xem như đồng bạc VND chính thức phá giá. Và lần sau hễ thị trường cứ nghe VN nới biên độ +/- bao nhiêu phần trăm thì họ đoán đồng bạc VND sẽ bị phá giá bấy nhiêu phần trăm.
Thật bi hài và trớ trêu, đồng bạc VND bị kẹt giữa hai đồng bạc RMB và USD, nhưng VN lại đi vay nợ bằng yết giá bằng đồng USD khi tiền Mỹ còn rẻ và lãi suất hạ giảm, bây giờ đồng USD tăng giá và lãi suất cũng tăng thì các khoản vay nợ của nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh do nhà nước bảo lãnh thì các khoản nợ niêm yết giá bằng đồng USD sẽ trở lên đắt đỏ hơn trước. Điều đó có nghĩa là nếu đồng bạc VND và đồng RMB của TQ tranh hùng hạ thấp giá trị đồng bạc xuống thấp, tức là tỷ giá đồng RMB/VND chũi mũi tên xuống đất để dành nhau thị phần xuất khẩu thì đồng USD hướng mũi tên lên trời thì VN bị chết kẹt vì đồng nội tệ VND mất giá, các khoản nợ bằng đồng USD tăng lên, mà xuất khẩu trước mắt cũng chả bù chi phí đi vay và trả lãi đắt gấp bội lần cho cái giá thiếu kinh nghiệm khi phân tích tỷ giá mà không chú ý cái tam giác tử thần USD/CNY, USD/VND, CNY/VND mà TQ giăng ra.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.