Header Ads

PHÂN TÍCH SƠ LƯỢC GIÁ VÀNG KỂ TỪ BONG BÓNG DOT-COM BỊ NỔ TUNG CHO ĐẾN NAY

PHÂN TÍCH SƠ LƯỢC GIÁ VÀNG KỂ TỪ BONG BÓNG DOT-COM BỊ NỔ TUNG CHO ĐẾN NAY

PHÂN TÍCH SƠ LƯỢC GIÁ VÀNG KỂ TỪ BONG BÓNG DOT-COM BỊ NỔ TUNG CHO ĐẾN NAY

Giá vàng nó trở nên hấp dẫn với nhà đầu tư kể từ khi trùm khủng bố Osama bin Laden tổ chức al-Qaeda cho thuộc cấp đánh sập Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại Manhattan, Thành phố New York vào ngày 9/11/2001 và suy thoái kinh tế năm 2001. Khi đó giá vàng mới vọt lên trời từ mốc 276,50 USD một ounce và chốt ở mốc 869,75 USD một ounce khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 kéo dài.

Hãy mường tượng khi test biểu đồ về giá vàng, kể từ khi Bong bóng Dot-com bị nổ tung trên sàn NASDAQ vào ngày 10/03/2000, dưới thời cựu Chủ tịch Fed, Alan Greenspan, một nhà kinh tế học giàu kinh nghiệm, giá vàng chốt ở mức 274,35 USD một ounce. Năm 2002, giá vàng tăng 2,41%, chốt ở mức 347,20 USD một ounce. Đến năm 2003 vàng tăng gần 2% chốt ở mức 416,25 USD một ounce, năm 2004 vàng tăng lên 3,3% chốt ở mức 435,60 USD một ounce. Đến năm 2005, vàng tăng 3,4% chốt ở mức dù lãi suất Fed Funds Rate (tức lãi suất mà Fed dự tính tăng trong tháng 12 này) tăng lên ở mức 4,25%, lãi suất LIBOR ở mức 4,54%.

Tuy nhiên đến năm 2006, mặc dù bắt đầu xẩy ra manh nha bong bóng nhà đất ở Mỹ, nhưng vàng vẫn tăng lên ở mức 632,00 USD một ounce. Đến năm 2007, vàng tăng kỷ lục khi tăng đến 4,1% trong năm, mặc dù chỉ số chứng khoán công nghiệp trung bình Dow Jones cũng xác lập mức đỉnh khi nhảy vọt lên 14.164,43 điểm, đồng thời lãi suất Fed Funds Rate ở mức 4,75%, khi tăng lên 50 điểm cơ bản so với mức trung bình của năm 2005, lãi suất LIBOR tăng lên gần 5,59%, vậy mà cũng không kéo được giá vàng hạ giảm. Đó là điều rất khó trả lời, có lẽ chỉ có những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nhất mới giải thích ra.

Năm 2008, giá vàng tăng được 0,1% chốt ở mức 869,75 USD một ounce. Năm 2009, giá vàng chính thức lập kỷ lục khi cham mức 1.000 USD một ounce, mà cụ thể là 1.087,50 USD một ounce, lãi suất Fed Funds Rate và LIBOR rơi về gần số không. Năm 2010, giá vàng tăng 15% vì nhiều lý do, như sự khổ hạnh nền kinh tế Âu châu, và sự không chắc chắn sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ.

Tâm điểm, năm 2011, lần đầu tiên trong lịch sử, khi cơ quan thẩm định tài chính Standard & Poor's hạ thấp các tờ giấy nợ, tức trái phiếu của Mỹ phát hành từ ba chữ AAA xuống còn AA+ đối với trái phiếu dài hạn của Mỹ, đồng thời hạ thấp các tờ giấy nợ ngắn hạn, tức là trái phiếu ngắn hạn xuống cấp gọi là "A-1+". Cơn hoảng loạn của thị trường chính và chứng khoán Mỹ và thế giới lan rộng, thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới bốc hơi ngay lập tức 1.000 tỷ USD, giới đầu tư khắp nơi trên thế giới bán tháo trái phiếu và cổ phiếu do các chính phủ phát hành để lao đầu vào vàng như là hầm trú ẩn an toàn để bảo vệ tài sản của họ.

Thực chất, nguyên nhân phụ nữa là giới đầu tư lo lắng về thâm hụt ngân sách, Obamacare, và đạo luật Dodd-Frank khá rắc rối này khiến giới đầu tư đổ xô vào vàng, điều này khiến giá vàng vọt lên trời, khi đạt mức cao nhất mọi thời đại của vàng là 1.895 USD một ounce vào ngày 05/09/2011. Sau đó Mỹ âm thầm bán ra 500 tấn vàng trong một đêm để bình ổn giá vàng, đồng thời cảnh báo rằng, tất cả các khoản đầu tư của nước ngoài hay những ai muốn sở hữu tài sản các doanh nghiệp Mỹ phải chuyển đổi ra đồng USD, và Mỹ sẽ không nhận bất cứ tài sản nào khác, và giá vàng xì hơi từ đó.

Năm 2012 vàng rơi về mốc 1.657,60 USD một ounce giảm, năm 2013 vàng giảm 15% chỉ còn 1.202,30 USD một ounce. Khi giới đầu tư bán tháo vàng dồn tiền vào cổ phiếu đẩy giá chứng khoán tại sàn Dow Jones tăng lên 16.576,55 điểm. Năm 2014, thật bất hạnh, vàng chính thức rơi vào lãnh thổ con Gấu kể từ đó khi giảm còn 1.154,25 USD một ounce, và đến ngày 11/12/2015 này giá vàng chốt ở mức 1.068,8 USD một ounce (xem hình mô phỏng).

Riêng đối với Nga và Trung Quốc ồ ạt mua vàng nó gợi nhớ cho giới đầu cơ rằng đồng Rúp Nga và Renminbi Trung Quốc (RMB) đang quá yếu, họ lo sợ khi tỷ giá xuống thấp nhưng không thể kiểm soát được cơn hoảng loạn của giới đầu tư bán tháo các tài sản niêm yết bằng đồng Rúp và RMB, tất nhiên TQ sẽ lại lo sợ và cáo giác các tay đầu cơ phân tích tài chính và chứng khoán của Morgan Stanley đánh sập TTCK TQ sau ngày 12/06/2015. Đó là cáo giác vô căn cứ.


Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS), và chiến lược gia về phân tích rủi ro quý kim Leo Larkin thuộc tổ chức Standard & Poor's.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.