Header Ads

RIYAL SAUDI (SAR) ĐỒNG TIỀN HẠNH PHÚC ĐỊNH GIÁ BẰNG "VÀNG ĐEN"

Trên thế giới, hiếm có đồng bạc nào "hạnh phúc" như đồng tiền Riyal Saudi của Saudi Arabia. Để hiểu sơ lược về nền kinh tế xứ này, trước hết ta xem kích thước nền kinh tế Saudi Arabia lớn cỡ nào. Nói chung, một đồng bạc có giá trị của nó mà tôi định nghĩa ngắn gọn đơn giản sau, đó là: tỷ lệ lạm phát quốc gia đó từ 2 - 2,5% mà đà tăng trưởng 3 - 4% hay cao hơn càng tốt, đó là lý tưởng để giữ đồng bạc ổn định. Tất nhiên, sẽ là phức tạp nếu ta đi phân tích mọi ngõ ngách của các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động vào đồng bạc các quốc gia đó.
Về hồ sơ nền kinh tế Saudi Arabia. Trước ta xét, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2014 của Saudi Arabia đạt 746,25 tỷ USD. Giá trị sản lượng GDP của Saudi Arabia chiếm 1,20% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới. Đây cũng là mức sản lượng GDP cao nhất mọi thời đại của Saudi Arabia bất chấp giá dầu thô hạ giảm sâu, nhưng hãy thận trọng, bất cứ khách sộp đến từ Saudi Arabia du lịch hay mua sắm ở Milan (Ý), London (Anh), Paris (Pháp), Genève (Thụy Sĩ), hay thiên đường giàu có Luxembourg,...đều là cơn phấn khích tột cùng của các xứ này khi có khách đến từ Saudi Arabia ghé thăm.
Tổng dân số của Saudi Arabia với 30,8 triệu người vào năm 2014. Thu nhập GDP bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội của xứ Saudi Arabia, khi đã được điều chỉnh bởi lạm phát và dân số trong năm 2014 thì được 17.819,67 USD, nó không phải là mức thu nhập cao so với các nước Âu châu, Mỹ, Nhật Bản,....
Nhưng nhu nhập GDP bình quân đầu người PPP thu được bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội của xứ Saudi Arabia, nó đã bao gồm được điều chỉnh bởi sức mua tương đương và dân số lại lên đến 52.095,88 USD.
Tỷ lệ lạm phát ở Saudi Arabia hiện nay là 2,30% trong tháng 11/2015. Mức Lạm phát ở Saudi Arabia tính trung bình từ năm 2000 - 2015 ở mức khá lý tưởng là 2,77%.
Đó là vài vắn tắt sơ lược về nền kinh tế xứ này, nhưng về giữ tỷ giá cố định kinh điển của Saudi Arabia như thế nào ? Đơn giản và phức tạp. Đó là nước có được thặng dư thương mại lớn, có dự trữ ngoại tệ lớn nhất. Đó là bởi vì dự trữ đồng USD bằng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu nhờ nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất và xuất cảng dầu lửa.
Nền kinh tế của Ả Rập Saudi là phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu (89% của tổng kim ngạch xuất khẩu) thông qua công ty nhà nước Aramco là sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Đối tác xuất khẩu chính rất ổn định là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, United Arab Emirates, Bahrain, Singapore, Đài Loan,...
Saudi Arabia có kho dự trữ ngoại hối rất lớn, cuối tháng 12/2014, dự trữ ngoại hối của Saudi Arabia lên đến 732,5 tỷ USD, đứng 3 trên thế giới. Nhưng dự trữ vàng 323 tấn, chỉ đứng sau TQ, Nhật và đứng trước Thụy Sĩ, Nga,...
Hiện nay dự trữ ngoại hối của có giảm đi gần 100 tỷ USD, khi quỹ đầu tư lớn thứ 3 thế giới với 667 tỷ USD là Saudi Arabian Monetary Agency (SAMA) của Saudi Arabia thua lỗ nặng nề khi cổ phiếu của các đại công ty dầu khí mà SAMA nắm giữ nhiều cổ phần sụt giá nặng nề ở các đại công ty năng lượng và dầu khí như: Exxon Mobil (Dow Jones: XOM), Chevron (Dow Jones: CVX), ConocoPhillips (NYSE: COP), BP plc (NYSE: BP), Royal Dutch Shell (RDS.A), BP plc (NYSE: BP), Freeport-McMoRan Inc (NYSE: FCX), Energy Select Sector SPDR ETF (XLE),...nhưng nó không là vấn đề gây áp lực lên tỷ giá đồng riyal Saudi giảm giá.
Lý do, đó là bởi vì tỷ giá hối đoái của đồng USD trong Riyal (SAR) là cố định. Đồng SAR của Saudi Arabia đã giữ được tỷ giá ổn định nhất thế giới là bởi vì xuất khẩu chính, dầu mỏ, được định giá bằng đồng USD. Bởi lẽ, hầu hết tất cả các hợp đồng dầu lửa, và các hợp đồng hàng hóa như vàng,... được giao dịch trên toàn thế giới đa số thực hiện bằng đồng USD.
Chẳng hạn như tôi hay nói, để có được tỷ giá cố định này, trước hết các khoản nợ chính phủ so với GDP ở Saudi Arabia hiện nay là thấp nhất thế giới, trong năm 2014 là chỉ nợ nần có 1,60% của sản lượng GDP, cuối năm 2015 này chỉ tăng chút ít nhưng chưa tổng kết rõ ràng vì còn thiếu vài thông tin cập nhật, nhưng đánh giá của thị trường tài chính thì Saudi Arabia chỉ nợ chính phủ theo phần trăm khoảng 2,64% của GDP. Đó là lý tưởng để đồng SAR ổn định, bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới cao điểm từ năm 2009 và kể cả khi giá dầu hạ giảm sâu vào cuối năm ngoái. Trong 12 tháng qua, đồng SAR chỉ giảm biên độ xê dịch 0,071% so với đồng USD. Nếu tính từ năm 2000 - 2015, tỷ giá đồng USD / SAR duy trì ở mức không thay đổi đáng kể nào là 3,75 riyal Saudi đổi ra 1 USD.
Vì sao giới đầu tư và thị trường tài chính không hề nao núng khi khi giá dầu hạ hay tăng mà đồng SAR của Saudi Arabia vẫn ổn định. Thực tế thị trường bán buôn dầu đều muốn đồng SAR ổn định?
Chẳng hạn, các kinh nghiệm của các ngân hàng đầu tư tính toán, thí dụ đồng 1 USD hiện nay vẫn có trị giá 3,75 SAR, nhưng đồng EUR, yên Nhật - JPY trong một năm qua đã mất giá lần lượt là 11,5%, và 15,4% so với đồng USD và giảm giá trị trung bình từ năm 2009 cho đến nay là 27%.
Khi giá dầu hạ giảm còn 35 USD, hay 34 USD / thùng dầu, thì Saudi Arabia bán dầu thu về đồng USD hay SAR có giá trị vì đồng tiền cố định vào đồng USD tăng giá nên hạn chế được rủi ro và lời được 11,5% hay 15,4% khi bán dầu cho các đôi tác Âu châu và Nhật Bản, và Saudi Arabia sẽ mua được nhiều tài sản của Âu châu, hay Nhật hơn khi hoán đổi tỷ giá USD hay SAR đều như nhau, và chính quyền Riyadh trả lương cho nhân công tại xứ Saudi Arabia vẫn không sụt giảm vì đồng SAR có giá trị cao không như đồng bạc (VEB) của Venezuela, hay đồng Rúp của Nga,...bị trượt giá nặng, đồng lương bị sút giảm.
Ngược lại, nếu như đồng USD bị trượt giá nặng nề năm 2008, giảm mất trung bình 20% so với các đồng bạc EUR, JPY, GBP, CAD, CHF và SEK thì 1 thùng dầu bán ra 100 USD, vì tỷ giá 1 USD = 3,75 SAR thì một thùng dầu bán ra thu về 375 EUR nhưng khi chốt ra tỷ giá đồng USD hay giữ nguyên đồng SAR thì Saudi Arabia bán dầu thu về đồng USD mất giá 20% so với các đồng tiền trên, cho nên khi sở hữu tài sản hay đầu tư vào các nước EU, Nhật thì Saudi Arabia bị thiệt hại hơn vì đồng tiền mất giá.
Qua đó cho thấy, mặc dù giá dầu thô hạ giảm sâu, nhưng Saudi Arabia vẫn không hề sợ hãi mà còn gia tăng khai thác dầu, có lúc sản xuất ra 10,6 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 06/2015, và hiện nay có giảm xuống chỉ còn khai thác 10,2 triệu thùng dầu mỗi ngày vượt qua sản lượng khai thác dồn dập của Nga. Khi giá dầu hạ giảm, giới phân tích tài chính và chứng khoán mới giật mình vì sao Saudi Arabia lại gia tăng sở hữu và đầu tư dồn dập rất nhiều tài sản của các nước EU, Nhật, và giảm bớt đầu tư tại Mỹ. Đó là vì đồng USD tăng giá nên Saudi Arabia đầu tư tài sản vào Mỹ không có lời mà chuyển hướng đầu tư vào thị trường các nước có đồng bạc yếu so với đồng USD.
Bài học kinh nghiệm cho VN, đối với quốc gia này, luôn lạc quan tếu khi duy trì tỷ giá hối đoái cố định, mà đòi chống hiện tượng "đô la hóa". Lý luận sai trái, làm sao mà có thể duy ý chí tự tin đến mức hạ lãi suất đồng USD xuống số không và tăng lãi suất đồng nội tệ VND nhằm thu hút đồng USD lưu thông vào kinh tế.
Hãy nhìn một lỗ hổng mà một người có "mắt cận thị" họ cũng nhìn ra, đó là, để duy trì một tỷ giá hối đoái cố định ổn định thì quốc gia đó phải có đủ dự trữ ngoại hối đủ mạnh để quản lý giá trị tiền tệ của họ và nó rất tốn kém phí tổn, trong khi VN là quốc gia có khối dự trữ ngoại tệ mỏng nhất chỉ hơn vài tỷ USD của các quốc gia có thành tích vỡ nợ nhiều nhất thế giới như Argentina, Venezuela,...Để có tỷ giá cố định ổn định khiến dân chúng và giới đầu tư tin tưởng tích trữ đồng bạc đó, ngoài phân tích kể trên thì các ngân hàng trung ương phải có đủ ngoại tệ nhằm chuyển đổi ngoại tệ nhanh chóng khi giới đầu tư hay dân chúng kéo tiền ra. Nếu nó không có đủ dự trữ ngoại tệ để bảo vệ đồng nội tệ hay neo tỷ giá cố định, hoặc người ta nó sẽ phải tăng lãi suất cao,...nó cũng giải thích phần nào lãi suất tại VN luôn cao hơn các nước.

RIYAL SAUDI (SAR) ĐỒNG TIỀN HẠNH PHÚC ĐỊNH GIÁ BẰNG "VÀNG ĐEN"
(*) Tỷ giá hối đoái đồng US Dollar / Saudi Riyal (SAR) kể từ năm 2009 - 2015, ngay cả lúc các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, EU, Nhật, TQ rơi vào hỗn loạn về suy yếu kinh tế, các đồng bạc các nước trồi sụt nhảy múa, chỉ duy nhất đồng tiền Saudi Riyal có biểu đồ tiền tệ không biến dạng. Hiện nay giao dịch tỷ giá hối đoái trên thị trường New York, 1 USD vẫn không thay đổi khi đổi ra được 3,7525 SAR, tương ứng 1 USD = 3,75 SAR (xem hình).

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.