Header Ads

TĂNG TRƯỞNG CON SỐ GDP CAO ĐỂ LÀM GÌ?

TĂNG TRƯỞNG CON SỐ GDP CAO ĐỂ LÀM GÌ?

TĂNG TRƯỞNG CON SỐ GDP CAO ĐỂ LÀM GÌ?

Đối với việc các nước hay khai man con số thổi phồng GDP quá trớn, nó có nhiều lý do nội tại, chẳng hạn như họ hay khai man thổi phồng con số tăng trưởng GDP cao nhằm trấn an thị trường và giới đầu tư, đặt biệt là những quốc gia mắc nợ bằng ngoại tệ nhiều, họ khai man con số tăng trưởng GDP cao để nhằm gợi ý rằng họ hoàn toàn có khả năng trả nợ và dễ đi vay mà cũng trả lãi thấp. Cái này do tổ hợp ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (GS: Dow Jones, NYSE) bày vẽ khai man cho Hy Lạp nhằm trấn an thị trường và giới đầu tư để cho Hy Lạp tiếp tục nhận được các khoản vay, và hậu quả Hy Lạp bị vỡ nợ tan tành vì sống trong con số ảo.
Công thức đơn giản, đó là giới đầu tư cho các quốc gia đó vay tiền họ chỉ thường chú ý vào khả năng tăng trưởng GDP, nếu con số báo cáo càng cao của nước đi vay thì càng dễ đánh lừa được thị trường, đơn giản nếu khai man con số GDP thấp dù tăng trưởng có phẩm chất tốt nhưng giới đầu tư lại hoang mang và hoảng loạn. Bởi lẽ nếu tăng trưởng GDP quá thấp thì lấy đâu ra tiền mà trả nợ cho họ. Nếu mà họ hốt hoảng thì họ sẽ đòi lãi suất cao hơn để giảm chi phí rủi ro mất nợ, nếu quốc gia đó tuyên bố phá sản hay xù nợ thì còn kiếm được lãi cao mà vớt vát ít vốn.
Ta đều biết, việc tăng trưởng GDP cao của một quốc gia, nó cho thấy một nền kinh tế nước đó đang phát triển tốt, ngược lại khi GDP thấp, nó cho thấy nền kinh tế của quốc gia đó đang sự suy giảm.
Tất nhiên, một mức tăng trưởng GDP cao thì thường phải được đi kèm với việc tăng lương, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống, doanh nghiệp tăng lợi nhuận, nhà nước thì thu được nhiều thuế và có tiền trả nợ, khiến giới đầu tư và chủ nợ lạc quan và họ dễ cho vay cũng như lấy lãi nhẹ. Hiệu ứng ngược lại, nếu GDP bị sút giảm, các nhà đầu tư bắt đầu lo lắng và hoảng loạn, họ bắt đầu nghĩ đến sẽ có nhiều sự phá sản của các doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tiền lương trả cho nhân công sẽ bị cắt hạ, dẫn đến sức mua của người tiêu dùng suy yếu, nhà nước sẽ thất thu về thuế thì lấy đâu ra tiền trả cho họ, cho nên người ta thường thổi phòng con số GDP cao để làm hoa mắt nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.
Tuy nhiên, thị trường và tài chính cũng như giới đầu tư họ không phải là trẻ con để dễ tin. Thí dụ, trong hành động mới nhất, Tổng cục Thống kê VN công bố số liệu "Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong năm là 71.391 doanh nghiệp, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước,...".
Hay Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội cùng Tổng cục Thống kê vừa công bố ít hôm những thành phần gọi là "ưu tú" có thể tạo năng suất lao động cao thì có đến 225.500 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp thì người được đào tạo thấp hơn thì lại khó kiếm việc làm.
Nói chung, chỉ cần vài thông tin, tuy chưa có tổ chức độc lập nào kiểm chứng, nếu không thì con số này còn nhiều hơn. Với những con số như vậy thì lấy đâu ra mức GDP cao sau này.
Thực tế đáng chú ý là mức nợ của của VN đã tăng vọt và ngày càng nặng hơn trong hành động trước đó khi WB cảnh báo nợ công Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây, và phí tổn trả nợ có thể là gánh nặng ngày càng tăng cho ngân sách thì lấy đâu tiền để phát triển kinh tế bền vững.
Để tính toán cho kinh tế ta làm một phép tính đơn giản xem kinh tế VN phải phải bơm bao nhiêu tiền, hay vay thêm bao nhiêu tiền, để tạo thêm một đơn vị sản xuất. Đối với VN, phí tổn phải bơm mấy bạc vào kinh tế thì sản lượng mới tăng thêm được một bạc. Khi tháng 11/2015 vừa qua, Quốc hội VN thông qua chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2016 là 6,7%, mức cao nhất từ năm 2008 tới nay. Việc VN đề ra chỉ tiêu tăng trưởng là 6,7% thì điều ấy có nghĩa là sản lượng kinh tế sẽ tăng thêm được mấy chục tỷ USD. Nếu con số tăng trưởng GDP 6,7% như vậy, thì VN phải bơm thêm gần ba hay bốn lần số tiền đó.
Hiện nay, với đà vay mượn quá cao như VN, nếu muốn duy trì được đà tăng trưởng 6,7% cho năm tới thì như vậy thì làm sao giải quyết mục tiêu giảm nợ xuống được?
Thực tế, khái niệm trong kinh tế học thì trong nền kinh tế thị trường làm gì có khái niệm đặt mục tiêu tăng trưởng phải ngần ấy phần trăm theo chỉ tiêu đề ra. Trong quá khứ tỷ lệ tăng trưởng GDP VN đạt mức cao 8,46% trong quý cuối cùng của năm 2007, và một năm sau thị trường cổ phiếu bị bể bọt đầu tư và dội sang thị trường bất động sản bị xì bóng, trong khi tỷ lệ lạm phát tăng đến 28,24% trong tháng 08/2008. Đồng nội tệ bị trượt giá nặng với cái giá quá đắt khi đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cao.
Thêm vào nữa chiến lược phát triển của VN quá tập trung vào ngoại thương và cột chặt đầu máy sản xuất vào xuất khẩu thay vì chú ý vào thị trường tiêu thụ nội địa để nâng đỡ cho thị trường xuất khẩu đang khó khăn vì tình trạng bứt neo và giảm phát của các nền kinh tế lớn thì xuất khẩu của VN sẽ giảm đi thấy lấy đâu ra sản lượng kinh tế cao khi thị trường tiêu thụ nội địa yếu. Yếu tố đáng ngại, doanh nghiệp tiêu dùng nội địa hễ nuôi lớn có thương hiệu thì bán cho nước ngoài, nếu mà có kích cầu nội địa tiêu dùng trong nước thì cũng chỉ vỗ béo doanh nghiệp nước ngoài. Đó là mâu thuẫn và đầy thách thức cho VN.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.