Header Ads

Đổ lỗi cho người dân găm giữ USD khiến lãi suất đồng nội tệ VND khó giảm

Có lẽ hiếm quốc gia nào như ở VN, sức chịu đựng của người dân quá giỏi. Mọi thứ người ta đều đổ lỗi cho người dân, kể cả câu nói của một chính khách, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Sinh Hùng, nó được trích dẫn trên nhiều tạp chí kinh tế lẫn chính trị. Cụ thể, câu nói đó rằng: "Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai".
Còn trước đấy, người ta cũng đổ lỗi cho người dân "đầu cơ tích trữ vàng", khi vàng có giá. Bây giờ vàng rơi vào lãnh thổ con Gấu và giảm giá trị, và đồng USD tăng giá thì người ta đổ lỗi cho người dân "găm giữ đô la", kể cả việc đầu cơ.
Nếu đổ lỗi hết cho người dân thì có thể hiểu đơn giản là người dân quá giỏi và những nhà điều hành chính sách tiền tệ và các chuyên gia kinh tế của VN quá dốt, và kém cỏi.
Lý do nghiệp vụ đầu cơ mà của người dân mà gây ra tầm cỡ vĩ mô cả nền kinh tế của quốc gia thì xem lại. Vì đầu cơ không hề đơn giản để gây ra biến động lớn như vậy. Ngay cả siêu tỷ phú đầu cơ lão làng George Soros cũng chưa có thể làm nổi chuyện đầu cơ gây biến động tại VN lớn như vậy huống hồ là đổ lỗi cho dân chúng.
Tại VN, khi quốc gia này neo "tỷ giá cố định" của đồng bạc VND vào đồng USD nhiều năm kèm theo biên độ +/-1% lên +/-2%,... Điều đó có nghĩa là quốc gia này có ý định kiểm soát giá trị đồng nội tệ VND của họ để nó tăng giảm theo một biên độ nhất định có kiểm soát khi đồng USD tăng giảm. Chính sách đeo đuổi tỷ giá cố định này không có gì sai mà trái lại nó rất đúng đắn và khôn ngoan, nếu biên độ càng hẹp thì càng tốt, thí dụ +/-0,5% hay +/-1% thôi thì càng tốt.
Đó là bởi vì, việc giữ tỷ giá cố định với biên độ hẹp như vậy, nó gợi ý với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài an tâm hơn khi đổ vốn vào VN. Tất nhiên các nhà đầu tư họ sẽ biết rằng các giá trị tiền tệ được trao đổi như vậy nó làm cho quốc gia này hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả hình thức đầu tư gián tiếp như chứng khoán. Các nhà đầu tư nước ngoài họ không cần phải tự bảo vệ để bảo hiểm rủi ro tiền tệ qua tỷ giá hối đoái cho họ, và họ dễ tính toán lời lỗ trong kinh doanh đầu tư của họ.
Điều mỉa mai là, để làm được việc cam kết này, thì Ngân hàng Nhà nước chưa từng thực sự có ý định giữ cam kết tỷ giá của họ, ngay cả ông Kevin Snowball, CEO PXP Asset Fund (giám đốc điều hành Quỹ Tài sản PXP) đã phải thốt ra trên phương tiện truyền thông quốc tế trước đây khi VN phá giá đồng nội tệ VND cùng với TQ vào tháng 08/2015. Xin trích nguyên văn: "Kiểu nói một đằng nhưng lại làm một nẻo không phải là điều gây tác động tích cực lên thị trường,...". Tiếng Anh là: "Style says one thing but doing another is not something positive impact on the market,...". Tức là nói hoài thì người dân họ cứ làm ngược lại những gì họ nói, kể cả các nhà đầu tư ngoại quốc.
Cụ thể chẳng hạn, trong tháng 08/2015, VN tung ra biện pháp nới rộng biên độ +/-1% lên +/-2%, +/-3%,...với lý luận "để đối phó việc TQ giảm giá đồng CNY", thực tế khi tung ra các biện pháp "nới biên độ" nó chưa thật sự là phá giá đồng bạc VND, và nó có thể trở lại biên độ cũ khi cần thiết. Tuy nhiên, khi nới biên độ rộng ra rồi thì đồng bạc VND nếu không quay trở lại "cái biên cũ đã vạch sẵn" thì ta xem như đồng bạc VND chính thức phá giá. Cho nên hễ thị trường cứ nghe VN nới biên độ +/- bao nhiêu phần trăm thì họ đoán đồng bạc VND sẽ bị phá giá bấy nhiêu phần trăm, nên đừng cố thuyết phục lý giải làm gì, nó không tác dụng và chả ai tin cả.
Trở về hồ sơ "tỷ giá cố định", hay "fixed exchange rates", thực tế để duy trì tỷ giá hối đoái cố định là không đơn giản và rất tốn kém để duy trì ổn định, nghĩa là quốc gia đó muốn có tỷ giá cố định và ổn định thì phải có đủ dự trữ ngoại tệ để giữ giá trị tiền tệ của họ. VN thì dự trữ ngoại tệ quá thấp thì làm gì mà hô hào giữ tỷ giá ổn định được, nên không thể đổ lỗi cho người dân đầu cơ găm ngoại tệ được.
Bây giờ VN muốn duy trì "tỷ giá hối đoái linh hoạt", hay "flexible exchange rates". Nó cũng không đơn giản như mấy ông chuyên gia kinh tế VN hay phán bừa. Để làm được việc giữ tỷ giá hối đoái linh hoạt, thì cần đòi hỏi mức lãi suất của ngân hàng trung ương điều tiết hợp lý, và quan trọng hơn là quốc gia đó có mức nợ nước ngoài thấp, nên sẽ không bị áp lực tăng lãi suất của các chủ nợ nước ngoài, dẫn đến hạn chế được việc tăng lã suất đồng nội tệ trong nước. Ngẫm lại VN cũng bị kẹt là mắc nợ nước ngoài niêm yết giá bằng đồng USD quá cao nhưng lại muốn đủ thứ cho bằng các nước khi mà nội lực quản lý kinh tế của VN quá kém.
Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)
_______

//Bài viết trên đây bình luận cho bài: Người dân còn găm giữ USD, lãi suất VND khó giảm

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.