Header Ads

Đồng RMB và nỗi lo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

ĐỒNG RMB VÀ NỖI LO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRUNG QUỐC

Hiện nay, nỗi lo sợ của nhiều nhà phân tích kinh tế cảnh báo đồng Chinese Yuan Renminbi (CNY, RMB) sẽ giảm thêm 10% - 13% giá trị của nó so với đồng USD, và rằng Trung Quốc đã và đang bắt đầu khơi mào một cuộc chiến tiền tệ hay "currency war" thì đúng là không dễ dàng chút nào, mặc dù tính từ đầu năm 2016 cho đến nay thì đồng RMB liên tục trượt giá tiệm tiến.

Thật không may, trong thực tế, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cũng không muốn đồng RMB mất giá nhiều. Đó là bởi lẽ, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển các khoản vay bằng đồng RMB sang đồng USD, khi đồng USD bị mất giá trước đây, và bây giờ đồng USD đã tăng giá quá mạnh so với nhiều đồng bạc khác. Cũng như bị cáo giác gây ra tội phạm "thao túng tiền tệ" (currency manipulation). Đó là câu chuyện thêu dệt mơ hồ. Lý do, các doanh nghiệp tại TQ trước đây, họ đã tận dụng lãi suất thấp kỷ lục của đồng USD sau hơn 7 năm, nhờ chính sách nới lỏng định lượng QE của Fed. Nếu đồng RMB giảm giá quá nhiều thì chi phí hoàn trả lại các khoản vay này sẽ tăng dẫn đến nhiều doanh nghiệp của TQ sẽ vỡ nợ.

Thực tế nếu tính tư năm 2005, khi 8,2765 RMB = 1 USD so với tỷ giá 1 USD = 6,59330 hiện nay thì thực chất đồng RMB đã tăng gần 30% giá trị của nó so với đồng USD. Tuy nhiên, dù kiểm soát sự tăng giá của đồng RMB, thực tế phân tích tài chính vẫn cho rằng chính phủ Trung Quốc giữ đồng RMB ở mức thấp giả tạo. Điều đó có nghĩa là đồng RMB cần thiết để tăng hơn 30% về giá trị. Có nghĩa là nếu PBOC cho phép đồng RMB thả nổi tự do, nó sẽ tăng giá trị so với đồng USD vì nền kinh tế của Trung Quốc là rất mạnh mẽ.

Đây là lập luân thiếu kinh nghiệm, và gây hoang mang cho thị trường. Với mức thu nhập GDP Bình quân đầu người: 7.572 USD (PPP là 12.900 USD) với tư thế "cường quốc kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới". Đó là thấp hơn Brazil, Malaysia, Cuba, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ,...thì TQ rất khó liều lĩnh nâng cao đồng RMB, để lấy tiêu dùng nội địa nâng đỡ cho đầu máy tăng trưởng, thay vì cột chặt đầu tư và xuất khẩu ra bên ngoài bằng cách phá giá đồng RMB nhằm chiếm ưu thế cạnh tranh nhờ đồng RMB rẻ.

Khỗn nỗi, TQ hiện rơi vào thế kẹt là gánh nợ nần quá lớn, và chưa có kinh nghiệm đi vào chu kỳ trả nợ như các nước Âu-Mỹ-Nhật. Nếu TQ muốn hướng vào thị trường tiêu thụ nội địa rộng lớn với 1,37 tỷ dân của họ thì phải có lợi tức thu nhập như dân Nga, hay tệ lắm là Malaysia,....Các thống kê của Bắc Kinh cho thấy, dù vẫn lấy con số thổi phồng của họ, thì giới phân tích ta vẫn thấy thu nhập của các hộ gia đình Trung Quốc còn quá thấp so với sản lượng GDP. Chính điều này cho thất sức tiêu thụ nội địa chưa thể nâng đỡ cho lực đẩy tăng trưởng bằng xuất khẩu bên ngoài, và TQ đã nhiều lần thất bại khi cố chuyển hướng vào thị trường tiêu thụ nội địa.

Bây giờ TQ chỉ còn cách thả neo đồng bạc của họ từ từ có kiểm soát, nhưng dù có "kéo thả neo" tiệm tiến đi chăng nữa, thì vẫn là hậu quả là đồng RMB sẽ giảm giá. Cộng với trường hợp Fed tăng lãi suất thêm lần thứ hai. Khi đó PBOC sẽ nới rộng thêm biên độ giao dịch của đồng RMB. Hậu quả là những ai tích trữ tài sản bằng đồng RMB sẽ giảm giá trị, giới nhà giàu và giới đầu tư co cẳng tẩu tán tài sản chạy trước tiên, đó là thế kẹt mà TQ vắt óc đau đầu tính toán mãi không ra.

Trong 30 năm tăng trưởng hai con số, nền kinh tế của Trung Quốc đã vươn lên vị chí thứ 2 trên thế giới. Trung Quốc xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế nhờ vào xuất khẩu chi phí thấp với đồng lương rẻ.

Thật bất hạnh, vì dân số quá đông và quá lớn, TQ phải hạ đồng lương nhân công nhờ đồng tiền rẻ, để sản xuất bất kể lời lỗ nhằm tạo ra việc làm tối đa cho dân chúng, khi sản xuất dư thừa vì tiêu dùng nội địa yếu do thu nhập của người dân thấp thì TQ phải xuất khẩu bán hàng ra bên ngoài, để bán hàng cho được thì họ đánh sụt đồng tiền của họ.

Để làm việc này thì chính phủ TQ phải chi tiêu kích thích kinh tế, đầu tư kinh doanh hàng hóa vốn, lãi suất thấp, các doanh nghiệp quốc doanh được bảo hộ nhà nước, kể các các ngân hàng cho vay và đã thổi lên bong bóng tài sản, tăng trưởng trong nợ công phình ra, và nạn ô nhiễm trầm trọng. Đó là mức sống tồi tệ dù có đạt thành tích nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Khi đầu tư và tăng chi như vậy, họ không đầu tư cho các chương trình phúc lợi xã hội, nó dẫn đến việc người dân Trung Quốc buộc phải thắt chặt chi tiêu để tiết kiệm cho hưu trí của họ, hậu quả nó kìm hãm nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Để hạ nhiệt phí tổn tăng nợ cho đầu tư, nhằm chiêu dụ người dân TQ bỏ tiền ra thì TQ bắt chước Âu-Mỹ-Nhật là chuyển hướng bằng cách kêu gọi dân chúng thúc đẩy đầu tư vào thị trường chứng khoán nhằm hạn chế công ty dựa vào nợ nần vay vốn ngân hàng. Thật bất hạnh, thị trường cổ phiếu tại Thượng Hải và Thẩm Quyến đã lao đao và sẽ bị vỡ bất cứ lúc nào mà tôi đã phân tích trước cả năm nay.

Điều hài hước nữa là hiện nay khi TQ đã thành công đưa được đồng RMB sẽ có hiệu lực vào giỏ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) vào tháng 10/2016 thì họ sẽ khơi mào một trận chiến ngoại tệ trước tháng 10/2016 để thả giá đồng RMB xuống thấp nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu thay vì nâng giá đồng RMB hướng vào thị trường nội địa. Nhưng thực tế TQ rất cân nhắc, đó là bởi vì các nhà đầu tư, các thị trường tài chính đang lưu trữ đồng RMB làm dự trữ họ sẽ bán tháo tài sản lưu trữ bằng đồng RMB thì TQ còn bị thiệt hại nặng hơn.

Có lẽ TQ cần phải tăng lãi suất và hạ nhiệt chỉ tiêu tăng trưởng xuống và chấp nhận chịu cơn co thắt đâu đớn, vì có hạ giá đồng bạc đi chăng nữa cũng chưa chắc bán được hàng.

Lý do hiện nay, các đồng bạc các nước là đối tác xuất khẩu hàng đầu của TQ (trừ Mỹ ra), đều mất giá nặng nề hơn đồng RMB của TQ, nó bao gồm khối các nước dùng đồng EUR, Nhật, Brazil, Canada, Indonesia, Malaysia, Nga, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc,... Điều đó có nghĩa là hàng hóa của TQ sẽ khó cạnh tranh hơn các nước kia. Trước đây khi đồng tiền các nước này tăng giá mạnh so với đồng USD, và đồng RMB của TQ thì giảm giá trị theo đồng USD thì TQ còn dễ bán hàng để xuất khẩu nhờ tiền rẻ thì bây giờ trào lưu này đã hết chu kỳ. Các nước đối tác hàng đầu của TQ có đồng tiền mất giá họ sẽ thắt chặt chi tiêu thì TQ có phá giá đồng bạc thì bán hàng cũng khó ai mua.

Có lẽ TQ sẽ phải chuẩn bị một chục năm "mất mát" như Nhật bản trước đây, hay Âu châu, và Mỹ đã lãnh đòn khủng hoảng từ năm 2008.

Ngẫm lại, đồng bạc VN neo vào đồng USD và giàng đầu máy ngoại thương vào đồng RMB theo cái tam giác. CNY / USD; USD / VND; CNY / VND. Khi tỷ giá CNY / USD chũi mũi tên xuống đất thì tỷ giá USD / VND hướng mũi tên lên trời thì đúng là đáng lo ngại cho đồng bạc VND của VN.

ĐỒNG RMB VÀ NỖI LO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRUNG QUỐC

(*) Tỷ giá đồng Chinese Yuan Renminbi / US Dollar cho thấy 1 CNY = 0,1516 USD, hay 1 USD = 6,59658 CNY (tương ứng 6,59 CNY).

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.