Header Ads

Giá vàng cơn ác mộng của các Ngân hàng Trung ương trên thế giới

Giá vàng, thường tăng giảm ngược chiều với đồng USD, điều đó có nghĩa là tỷ giá đồng USD chi phối giá vàng,
Giá vàng, thường tăng giảm ngược chiều với đồng USD, điều đó có nghĩa là tỷ giá đồng USD chi phối giá vàng.

(*) Giá vàng hiện nay không tăng mạnh là vì các nước Âu châu, Nhật, (trừ trường hợp của TQ) đang sử dụng chính sách tiền nhiều và rẻ với lãi suất thấp. Điều này khiến giới đầu tư đã lỡ mua vào trái phiếu (để đỡ đồng tiền khỏi sụt giảm) và cổ phiếu, họ không muốn kéo tiền ra vì lo ngại giá chứng khoán sụp đổ thì họ lỗ nặng nên giới đầu tư vẫn tiếp tục dồn tiền vào cổ phiếu và trái phiếu để nâng đỡ các tài sản này khỏi sụt giá, và vàng vẫn chưa hấp dẫn giới đầu tư. Đó là không tính đồng USD tăng giá, và lãi suất tại Mỹ tăng.


GIÁ VÀNG CƠN ÁC MỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI (PHÂN TÍCH LẠI CHO ĐỘC GIẢ THẮC MẮC VỀ GIÁ VÀNG, VÀ BỔ SUNG CẬP NHẬT GIÁ VÀNG VÌ TÔI ĐÃ PHÂN TÍCH NHIỀU VỀ VÀNG).

Ngẫm lại ngay cả tôi khi đầu cơ vào vàng mà bỏ ra 100.000 USD thì chỉ lời được 5.000 USD, rồi lỗ vốn 2.000 USD rồi tăng lại 10.000 USD, rồi huề vốn, rồi lại lời được 2.000 USD,...chốt lại khi bong bóng vàng bị vỡ nếu bỏ ra 1 triệu USD thì chỉ lời được 50.000 USD. Trừ phí tổn công sức chắc là chỉ bỏ túi 7.000 USD không lời đáng kể nào,...thua xa đầu tư vào cổ phiếu. Thì tại VN, khi NHNN và công ty vàng SJC này chưa đủ trình độ nghiệp vụ phân tích "ngắn hạn" về vàng mà tưởng khôn đầu cơ vàng nếu tính theo giá thị trường thì lỗ lã nặng nề. Nhưng vàng tại VN, người ta nói là bán chênh nhau với vàng thế giới cả mấy triệu bạc thì phí tổn lỗ lã đẩy cho người mua vàng thì đúng là mọi thứ đổ vào người dân gánh lỗ thì họ độc quyền và đầu tư cỡ nào cũng lời.

Kể từ khi bong bóng vàng nổ ra vào ngày 5/9/2011, giá vàng đạt kỷ lục mọi thời đại khi tăng đến 1.895 USD một ounce. Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới, có lẽ có cả NHNN VN là nạn nhân của vàng khi "mua cao bán thấp" hoặc không chịu bán mà găm vàng chờ giá tăng để bán ra vớt vát lại vốn. Thật bất hạnh, vàng đã rơi vào lãnh thổ con Gấu kể từ năm 2014 cho đến nay. Nếu các ngân hàng trung ương dồn vào vàng để làm để hạn chế rủi ro trong "danh mục đầu tư cũng đa dạng", hay "well-diversified portfolio" thì bây giờ chi phí phải trả giá là quá đắt đỏ. Nếu bán vàng mua USD thì trả giá phí tổn quá lớn khi đồng USD đã tăng giá mạnh so với thời điểm tháng 09/2011 mà còn phải bán vàng đi với giá hời quá rẻ.
Câu hỏi đặt ra vì sao người ta không sợ lỗ vốn khi đầu tư vào vàng, và xem vàng là tài sản đầu tư an toàn và dễ đoán? Có lẽ câu thần chú kinh điển của thiên hạ học thuộc, đó là: Giá vàng, thường tăng giảm ngược chiều với đồng USD, điều đó có nghĩa là tỷ giá đồng USD chi phối giá vàng, tức giá trị đồng USD được theo dõi qua một rổ tiền tệ EUR, JPY, GBP, CAD, CHF và SEK, qua chỉ số US Dollar Index (DXY/USDX).

Thật không may, đầu cơ và phân tích giá vàng trong kỳ hạn ngắn nó không đơn giản như vậy. Thực tế, đối với các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nhất Phố Wall, trong điều kiện nền kinh tế bình thường, không chứa đựng bất ổn, các tay đầu cơ tài chính và chứng khoán Phố Wall, họ có thể dễ dàng phân tích ra và nhận thấy ngay là giá vàng có xu hướng là không tương quan với các tài sản khác. Cụ thể, vàng không có một mối quan hệ nghịch đảo, như cổ phiếu và trái phiếu tăng giảm trái chiều với nhau.

Hiệu ứng ngược lại, trong điều kiện các nền kinh tế lớn của thế giới bất ổn, không phải do lạm phát tăng cao tại các nước Mỹ, EU, Nhật, TQ để đẩy giá vàng tăng mà ngược lại là do tình trạng giảm phát khiến giá vàng tăng giảm mất phương hướng bởi chính sách nới lỏng tiền tệ với lãi suất hạ giảm. Rõ ràng giá vàng rất khó phân tích và suy đoán.

Tuy nhiên một kinh nghiệm cho thấy, với tình trạng kinh tế bất ổn và nạn giảm phát thì thông thường giá vàng bị tác động chi phối bởi các thị trường trái phiếu và chứng khoán lớn của thế giới, nhất là thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu Mỹ. vàng thường tăng giảm khi sản lượng trái phiếu hay thị trường chứng khoán Mỹ đi lên hay giảm xuống. Điều đó có nghĩa là giá vàng bị chi phối và tác động của các thị trường này.

Một kinh nghiệm kinh điển của các tay đầu cơ phân tích chứng khoán Phố Wall, kể từ khi chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJIA), nếu tính từ đầu năm 2013, khi DJIA từ mức 13.435 điểm, vàng chốt ở mức 1.661 USD một ounce, sản lượng trái phiếu chính phủ phát hành bằng đồng USD của Mỹ từ mức bong bóng gần 3,0%, đồng USD, chỉ số US Dollar Index rơi ở mức 80. Tuy nhiên, đến hết tháng 06/2014, USDX chỉ duy trì ở mức 81, vậy mà vàng vẫn giảm cùng đồng USD.
Điều đó có nghĩa là vàng đang bị chi phối bởi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, cũng như thị trường chứng khoán. Chẳng hạn, vào ngày 25/12/2014, chỉ số DJIA tăng lên 18.053,71 điểm, lợi suất trái phiếu của chính phủ Mỹ giảm xuống còn 1,97%, đẩy giá vàng lao xuống vực còn 1.212 USD một ounce. Hiệu ứng ngược lại, vào ngày 18/08/2015, chỉ số DJIA từ mức 17.512 điểm thì đến ngày 21/08/2015, chỉ số DJIA giảm thêm 531 điểm, đóng cửa ở mức 16.459,75 điểm, sản lượng trái phiếu chính phủ Mỹ tăng lên 2,27% so với mức 2,16% trước đó. Vàng chốt ở mức 1.138 USD một ounce tăng lên gần 1.160 USD một ounce, tức là tăng đến 22 USD cho mỗi một ounce vàng chỉ trong 3 ngày, mặc dù đồng USD vẫn tăng giá chứ không giảm.
Vàng bị rơi vào ngưỡng tâm lý kỹ thuật dưới 1.200,00 USD một ounce kể từ ngày 19/05/2015, khi chỉ số DJIA đóng cửa tăng lên mức cao nhất mọi thời gian của nó là 18.312,39 điểm, các nhà đầu tư bắt đầu bán tháo vàng, khiến vàng lao dốc từ đó và đến ngày 23/07/2015, giá vàng về mức 1.085 USD một ounce, mặc dù quãng thời gian từ 19/05/2015 đến ngày 23/07/2015 chỉ số DJIA quay đầu giảm giá chứng khoán còn 17.557 điểm, nhưng vẫn không thúc đẩy giá vàng tăng là vì giới đầu tư dồn tiền qua đầu tư trái phiếu, khiến lợi suất trái phiếu giảm, và giá trái phiếu tăng lên.
Trong ngày 04/01/2016, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 467 điểm, thị trường chứng khoán TQ sụt giảm do sự lo ngại về sự suy giảm trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, cộng thêm việc Bắc Hàn thử bom nhiệt hạch, căng thẳng giữa Tehran và Riyadh. Điều này khiến vàng tăng vọt từ ngày 04/01/2016 vàng chốt ở mức 1.075,20 USD một ounce thì qua ngày 015/01/2016 vàng vọt lên 1.078,40 USD một ounce.
Đến hai hôm sau đó chỉ số Dow Jones giảm thêm 400 điểm sau khi Trung Quốc đã thay đổi khi cho nới rộng biên độ đồng RMB với đồng USD, tại VN cũng neo theo tỷ giá đồng RMB khi quốc gia này tăng biên độ đồng bạc VND so với đồng USD lên +/-3%,...Đối với TTCK Mỹ, khép lại tuần lễ tồi tệ khi chỉ số Dow Jones mất 1.078,58 điểm, tương đương 6,19%. Hiện nay chốt ở mức 16.346,45 điểm. Vàng vọt lên mức đỉnh của đầu năm khi tăng lên ngững tâm lý 1.100,00 USD một ounce. Và hiện nay vàng đang giằng co ở ngưỡng tâm lý kỹ thuật là 1.100,00 USD một ounce. Tức vàng đang ở mức 1.103,70 USD một ounce khi 1 giờ trước ấy vàng sụt dưới mức 1.099,10 USD một ounce.
Nói chung, để đầu cơ vàng hay các tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, dầu thô,...ngoài 1001 lý do thì còn chú ý phân tích Chỉ số ChicagoBoard Options Exchange Volatility Index (VIX), một thước đo về mức độ biến động ước lượng của thị trường, tùy thuộc vào mức độ sợ hãi và sợ rủi ro của giới đầu tư khi đo biểu đồ kỹ thuật VIX, hoặc Russell 2000 Index,...
Ta cần nhắc lại chỉ số Chicago Board Options Exchange VolatilityIndex (VIX), một thước đo về mức độ biến động của thị trường, còn gọi là "chỉ số đo lường mức độ sợ hãi của các nhà đầu tư". Khi chỉ số VIX tăng lên thường là các lệnh đặt tùy chọn mua bán tăng mà chủ yếu bán nhiều hơn mua. Khi chỉ số VIX rơi xuống, đó là thường là các hoạt động mua vào là mạnh mẽ hơn bán. Và ta suy đoán, khi chỉ số VIX tăng lên, giới đầu tư bán tháo cổ phiếu và họ dồn tiền đầu tư vào vàng hay trái phiếu và ta thấy sản lượng trái phiếu của Mỹ giảm xuống, giá vàng thường tăng lên.

Trước đây giá vàng liên tục phá đáy, và đáy thấp nhất của vàng rơi vào đầu tháng 12/2015, khi chỉ còn 1.051,40 USD một ounce, và đáy thấp nhất khi vàng tuột xuống mức 1.049,60 USD một ounce vào ngày 17/12/2015, một mức thấp kỷ lục kể từ khi bong bóng vàng nổ ra tháng 09/2011.
Tất nhiên, ta cần nhắc lại nạn nhân của vàng lãnh vố đau đầu tiên là Goldcorp Inc (NYSE: GG), là một nhà sản xuất vàng. Công ty được tham gia vào các hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển và mua lại các tài sản kim loại quý ở Canada, Hoa Kỳ, Mexico, Trung và Nam Mỹ, là công ty sở hữu mỏ vàng lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường.
Hiện nay, giá cổ phiếu của Goldcorp đang ở mức 12,50 USD. Tính từ tháng 09/2011 cho đến nay thì cổ phiếu của Goldcorp đã giảm đến 45 USD cho mỗi cổ phiếu nó vẫn quanh quẩn so với giá của quý 4 năm 2015, và Goldcorp có lẽ sẽ thua lỗ đến 4 liên tiếp của năm 2015.
Đối với SPDR Gold Trust (GLD), trên thị trường NYSE, và NASDAQ, cổ phiếu của SPDR Gold Trust đang trên đà tăng ở mức 105,68 USD tăng được 5 USD so với mức giá của đầu tháng 02/2015, không thay đổi đáng kể nào so với 4 tháng nay. Tính từ đầu tháng 9/2011, khi bong bóng vàng nổ ra ngày 05/9/2011, và vàng đạt mức cao kỷ lục mọi thời đại của 1.895 USD một ounce, thì giá cổ phiếu của SPDR Gold Trust đạt mức 183,24 USD thì đến nay thì cổ phiếu của GLD đã bốc gần 78 USD.
Qua đó ta thấy, đừng tưởng dễ đầu cơ mà gom vàng với số lượng hàng tỷ USD của các ngân hàng trung ương hay các tổ chức. Nếu thiếu kinh nghiệm đầu cơ hay thiếu kinh nghiệm phân tích các nền kinh tế thế giới, các thị trường tài chính hay các thị trường cổ phiếu, trái phiếu là sạch vốn và lỗ lã nặng nề. Vàng đã làm cho nhiều ngân hàng trung ương các nước thua lỗ đến hàng trăm tỷ USD, chắc chắn ở VN cũng bị lỗ nặng, vì đầu tư vào vào với số lượng tài sản ít thì dễ, nhưng đầu tư hay đầu cơ vào vàng với số tài sản lớn của các quỹ hay các tổ chức ngân hàng thì không đơn giản để mà kiếm lời nhanh.


Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)
_______________

Xem thêm: Điều gì đã làm cho vàng rơi xuống đáy?

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.