Header Ads

Góc nhìn đa chiều về thị trường chứng khoán Việt Nam

Góc nhìn đa chiều về thị trường chứng khoán Việt Nam

Kính gửi: Anh, Chị


Khởi đầu năm 2016, chứng khoán toàn cầu lao đao vì áp lực TTCK Trung Quốc (Chỉ số Phức hợp Thượng Hải Shanghai Stock Exchange Composite Index, TTCK Thẩm Quyến với chỉ số kỹ nghệ cao ChiNext, Chỉ số tổng hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Shenzhen Stock Exchange Composite Index) “ĐỨT CẦU CHÌ” hai lần trong ngày 4/1 & 7/1/2016. Có nhiều nhà đầu tư đã xem nhẹ về tác động của TTCK TQ dẫn đến mắc phải những sai lầm trong những ngày đầu xuân 2016, trong đó có Vinh. Hôm nay, Vinh viết bản tin này để cùng anh chị nhìn nhận lại những thuận lợi và khó khăn mà quá trình đầu tư đã, đang & sẽ gặp phải trong năm 2016.

TTCK Việt Nam đang bị tác động nhiều yếu tố cả trong nước, lẫn quốc tế:


(1) THÔNG TIN TÍCH CỰC:
-       Về tổng thể vĩ mô nếu giá các hàng hóa cơ bản như xăng dầu, lương thực, đồng thiếc, than, cao su …vẫn tiếp tục xu thế giảm như thời gian qua thì đây vẫn là yếu tố “kích thích kinh tế” tự nhiên, giúp ổn định vĩ mô, đồng thời duy trì mức tăng trưởng khả quan.

-       Từ 6/11/2015 đến nay, sau 2 tháng chỉ số VN-index giảm điểm rơi mạnh từ mức 620 điểm về 560 điểm đã có nhiều cổ phiếu rơi về dưới vùng giá trị tiềm năng có thể đầu tư dài hạn như FPT, TCM, KBC. Tuy nhiên, thời điểm mua cần cân nhắc thêm.

-       Một số cổ phiếu mà trước đây Vinh đã gửi bài phân tích tiềm năng trong trung & dài hạn ít bị tác động từ thị trường chung như GSP, CMG. Các cổ phiếu này không bị bán bán hoảng loạn như các cổ phiếu thị trường.

-       Thông tin cũ: theo Goldman Sachs dự báo, giá dầu thô WTI Crude Oil (Nymex) tại Bắc Mỹ sẽ giảm về 20$/thùng và sẽ duy trì ở mức thấp trong 15 năm tới. Đây là thông tin rất tốt cho nhiều ngành & cổ phiếu, mời nhấn vào đây.

-       Sự hiệu quả của nền kinh tế và định mức tín nhiệm quốc gia VN tăng lên, mời nhấn vào đây

-       Năm 2016 là năm đất nước ta có nhiều cơ hội. Việt Nam đang nổi lên với nền kinh tế chính trị ổn định, tăng trưởng GDP ở mức cao trong khu vực.

-       Gia nhập hiệp định TPP, giúp VN đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường với phương Tây, thoát Trung.
Việt Nam ở cạnh Trung Quốc là nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam nhiều. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam cũng phải phụ thuộc vào Trung Quốc khá nhiều. Cán cân thương mại hai nước rất là lệch.
Phần lớn các công trình ở Việt Nam, các công trình quan trọng, là do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận.
Thế thì nếu Việt Nam vào TPP, thì có khả năng là với nhiều đối tác khác, có sự hợp tác chặt chẽ thì sự lệ thuộc này nó sẽ dần dần giảm bớt. Thoát khỏi sự phụ thuộc vào kinh tế trước đi đã còn những việc khác cũng phải qua một quá trình với một quyết tâm thì mới có thể đạt được. Có thể nói là hầu hết người Việt Nam mong muốn như vậy.

Trong lĩnh vực thương mại của mình với TQ, thì TQ chiếm tỷ trọng rất lớn. VN cần phải đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường. TPP sẽ dần dần mở ra quan hệ với nhiều nước, nó sẽ là cái tốt hơn cho mình. Mặt khác, chính việc VN tham gia vào TPP, nó cũng là một cơ hội tốt cho kể cả phía Trung Quốc trong việc làm ăn thông qua thị trường của Việt Nam. Cho nên là nó cũng mang lại nhiều mặt tích cực.


(2) THÔNG TIN KHÔNG TÍCH CỰC:
-       Căng thẳng Bắc Hàn thử bom nhiệt hạch.

-       Saudi Arabia và Iran chĩa súng vào nhau.

-       Về dầu khí, lại tiếp tục gây thất vọng cho các hãng dầu khí và khí đốt khi giá dầu thô WTI Crude Oil (Nymex) tại Bắc Mỹ lao dốc về 32.88$/thùng, mức giá đóng cửa giảm sâu nhất trong 11 năm qua. Thông tin này tiêu cực cho nhóm cp dầu khí nhưng lại tích cực cho một số ngành hưởng lợi.

-       Trong những ngày qua, thế giới chỉ chú ý đến TTCK Trung Quốc bể bọt đầu tư, và chỉ số USDX của đồng USD tăng đến 98,60 đẩy nhiều đồng bạc trên thế giới sụt giảm khi giới đầu tư lao đầu vào mua vào 24 tỷ USD trái phiếu và chứng khoán Mỹ.

-       Sự hỗn loạn của nền kinh tế Trung Quốc.
Việc TTCK TQ đột ngột suy yếu là do tâm lý bất ngờ của các nhà đầu tư khi thấy đồng Nhân Dân Tệ mất giá quá mạnh. Nhân Dân Tệ được dự báo sẽ còn tiếp tục mất giá trong thời gian tới.
Theo thời gian, các nhà đầu tư quốc tế sẽ dần ổn định trở lại, còn TQ thì không.
Theo tính toán, TTCK TQ sẽ suy yếu khoảng 25% từ nay tới tết nguyên đán theo âm lịch (TQ có cùng tục tết cổ truyền như Việt Nam). Kịch bản ngừng giao dịch như đã diễn ra 2 lần trong tuần qua (ngày 4/1 & 7/1/2016) sẽ còn lặp lại thêm nhiều lần nữa (trừ khi TQ cho đóng cửa tạm ngừng giao dịch hoặc cơ chế mới quyết liệt hơn). Với diễn biễn như vậy, có thể sẽ xảy ra khủng hoảng tài chính nặng nề cho người dân xứ này.

TTCK TQ suy giảm sẽ đe dọa sẽ đưa các ngân hàng TQ không có đủ dự trữ để trang trải cuộc suy thoái để thoát ra khỏi kinh doanh thua lỗ và núi nợ xấu khó đòi và sẽ mất sẽ càng phình to, và nó sẽ gửi các khoản nợ này vào các khoản nợ công của TQ tăng lên, và đẩy tất cả các khoản vay lãi tăng lên, khi người ta đã quen với môi trường lãi suất giảm, khi lãi suất tăng lên mọi thứ đảo lộn, các khoản nợ sẽ tăng lên. Đó là bài toán khó khăn nhất mà TQ đang đối mặt.
Bài phân tích đầy đủ về TTCK TQ, mời nhấn vào đây.

-       Tỷ phú Singapore dự báo: “Bong bong BĐS lớn nhất lịch sử bắt đầu từ Trung Quốc. Thế giới sẽ biến mất nhiều người trong tầng lớp TRUNG LƯU.”

-       VN chúng ta cũng sẽ gặp những thách thức, khi Việt Nam còn những vấn đề không dễ cải thiện như hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp, hoặc các vấn đề tồn đọng như hệ thống ngân hàng, nợ xấu, lạm phát, tỷ giá… tuy được kiểm soát nhưng có thể quay lại bất cứ lúc nào.

-       Việc mở room không có quá nhiều ý nghĩa đối với sự bùng phát của TTCK.

-       Kinh tế Vĩ mô Việt Nam có 2 rủi ro:
Trong ngắn hạn, kinh tế vĩ mô VN có rủi ro nợ xấu và tính an toàn của hệ thống ngân hàng vẫn chưa giải quyết hết căn cơ;
Trong trung và dài hạn, kinh tế vĩ mô VN rủi ro nợ công và thâm hụt ngân sách luôn treo lơ lửng. Đây cũng là một lý do nữa khiến NHNN không muốn điều chỉnh tỷ giá quá nhiều bởi khi ấy nợ công sẽ tăng đột biến.

-       Phân tích chi tiết rủi ro về tỷ giá & nợ công:
Tiền Việt Nam Đồng (VNĐ) được dự báo tiếp tục mất giá khoảng 3-4% so với đồng USD trong năm 2016 dẫn đến rủi ro nợ công tăng cao. Có một điều quan trọng, đó là một khi mà tiền VNĐ bị mất giá thì không bao giờ quay trở lại được đã diễn ra trong nhiều năm qua.

Trong lý luận kinh tế người ta thường viện dẫn vào đồng bạc thấp sẽ dành lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Thật không may, một đồng bạc trượt giá quá nặng cần xét xem yếu tố nợ nước ngoài bằng ngoại trái, tức nợ ngoại tệ. Nếu một quốc gia mắc nợ nhiều, nhưng đồng bạc trượt giá nó đẩy chi phí rất lớn kéo vòng xoáy đi xuống của nền kinh tế.

Khi đi vay nợ nước ngoài, nếu giữ được mức nợ trên GDP hợp lý thì rất dễ tìm kiếm lãi suất thấp để giảm chi phí, tuy nhiên nếu mức nợ tăng cao so với sản lượng GDP các chủ nợ nước ngoài sẽ tăng lãi suất lên các khoản vay, đẩy chi phí tăng lên. Tại VN sau này nợ công không giảm xuống thì hãy nhìn theo vết xe đổ của Brazil, mà kinh nghiệm trước ấy là Argentina và Hy Lạp, và xứ thiên đường XHCN Venezuela,...

Hãy thận trọng, khi thu nhập của người dân đã tăng, nếu đồng nội tệ VNĐ của VN bị trượt giá quá nặng, nhiều nhà phân tích kinh tế tại VN hay lý luận rằng một đồng tiền được định giá thấp sẽ nâng đỡ cho xuất khẩu. Đấy là lý luận thiếu kinh nghiệm và rất nguy hiểm, nó chỉ là cái mớ lý thuyết kinh tế lạc hậu của tập tài liệu giáo trình cũ kỹ và lý thuyết vô dụng.
Khi bán hàng giá thấp nhờ đồng VNĐ bị trượt giá thì phí tổn sẽ là rất tốn kém để duy trì nó, các phí tổn chi phí của các khoản trợ cấp cho xuất khẩu của VN nếu càng kéo dài thì càng làm tăng thêm nợ quốc gia, và đây là công thức để thức đơn giản phá hủy sức tiêu dùng nội địa trong nước.

Sự phụ thuộc vào xuất khẩu yếu vì khó khăn của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.
Ví dụ về đất nước Brazil: bạn hàng của Brazil là TQ đang giảm chi tiêu vì kinh tế bị mắc nợ và có khi bị mắc loạn thì chi phí mà Brazil phải trả quá cao do đồng nội tệ trượt giá quá nặng và tất nhiên hậu quả cuối cùng kéo nền kinh tế rơi xuống vực thẳm, phải mất nhiều năm thì nền kinh tế Brazil mới lấy lại được con số GDP tạo ra 2.615,19 tỷ USD trong năm 2011 trước đây nữa.
Đồng Brazil (BRL) giảm giá trị nặng nề trong 14 tháng qua, kéo sập luôn sức tiêu dùng nội địa trong nước của xứ này, đẩy tất cả các chi phí tăng lên giống như chi phí giao thông tại VN khi ló đầu ra ngoài là bị chộp cổ tiền phí.

-       Chỉ số Chicago Board Options Exchange Volatility Index (VIX), một thước đo về mức độ biến động của thị trường toàn cầu, còn gọi là "chỉ số đo lường mức độ sợ hãi của các nhà đầu tư" đã tăng lên 8,08% lên mức 27,08 điểm.
Khi chỉ số VIX tăng lên thường là các lệnh đặt tùy chọn mua bán tăng mà chủ yếu bán nhiều hơn mua.
Khi chỉ số VIX rơi xuống, đó là thường là các hoạt động mua vào là mạnh mẽ hơn bán.

-       Việc FED nâng lãi suất đã và sẽ có nhiều tác động đến Việt nam, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, trong ngắn hạn và dài hạn. Với giới đầu tư, có 2 vấn đề đáng quan tâm nhất hiện tại đó là dòng tiền của NĐTNN và tỷ giá. Để xem thêm, mời nhấn vào đây.

Với những thông tin đa chiều trên đây, có thể phần nào hỗ trợ anh chị có góc nhìn đầy đủ hơn về những thuận lợi, cũng như khó khăn mà thị trường năm 2016 gặp phải. Từ đó, hỗ trợ ra quyết định đầu tư tốt hơn.

(Các anh chị chưa có tài khoản giao dịch tại SSI và sẵn lòng mở thêm tài khoản để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích trong đầu tư, cũng như để Vinh phục vụ quý nhà đầu tư được tốt hơn, xin mời nhấn vào đây. Sự hài lòng và đầu tư thắng lợi của quý nhà đầu tư, chính là sự thành công và niềm vui lớn nhất của Vinh. Rất hân hạnh!)

Download file PDF xem offline tại đây: https://goo.gl/N1X50a 

Chúc anh chị đầu tư gặt hái nhiều thành công!
______________________________________________________

Dương Trọng Vinh
Chuyên viên
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
1C Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
M: 0975 271 089 | T: 04 3936 6321 ext. 206 | E: vinhdt@ssi.com.vn | Wwww.ssi.com.vn











Bản tin này được thực hiện bởi Vinh gửi đến quý anh/chị. Các thông tin, dự báo và khuyến nghị trong bản tin này (bao gồm cả các nhận định cá nhân) mang tính nhận định cá nhân của Vinh, không đại diện cho SSI, chỉ có tính chất khuyến nghị để quý anh/chị tham khảo. Vinh và SSI sẽ không chịu trách nhiệm đối với tất cả hay bất kỳ thiệt hại nào hay sự kiện bị coi là thiệt hại đối với việc sử dụng toàn bộ hay một phần thông tin hoặc ý kiến trong bản tin này.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.