Header Ads

Kinh tế trưởng Alan Phạm của Vinacapital nhận định nhà đầu tư ngoại ủng hộ cơ chế điều hành tỷ giá mới

KINH TẾ TRƯỞNG ALAN PHẠM CỦA VINACAPITAL NHẬN ĐỊNH NHÀ ĐẦU TƯ NGOẠI ỦNG HỘ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ MỚI

TS Alan Phạm, Kinh tế trưởng của VinaCapital. Có lẽ VinaCapital cũng âm thầm co cẳng bỏ chạy. Những năm trước cũng có nhiều chuyên gia kiểu này nhận định chẳng hạn như ông Andy Hồ, giám đốc điều hành Quỹ đầu tư VinaCapital, nhận định về TTCK VN tốt nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương, không hiểu sao Quỹ đầu tư VinaCapital lại thoái vốn nhanh nhất,... Về tỷ giá mới, người ta cho rằng các nhà đầu tư ngoại ủng hộ cơ chế điều hành tỷ giá mới đó là tỷ giá đồng bạc VND được định giá qua một rổ tiền gồm 8 loại đồng tiền ngoại tệ chính, nó bao gồm đồng USD, EUR, CNY, JPY, SGD, KRW, TWD, THB. Biên độ giao động của tỷ giá vẫn áp dụng là +/- 3%.
Điều này phải mất một thời gian dài đáng kể, và nếu có thống kê các nhà đầu tư đánh giá phải mất ít nhất 1 quý. Nếu cái biên độ càng dãn rộng ra như +/- 5% chẳng hạn, thì làm gì nói là dễ tính toán được.
Còn biên độ hẹp +/- 0,5%, hay +/- 1% mà người ta giữ được cam kết thì khỏi cần tính toán chứ làm gì nói càng nới biên độ ra rộng hơn càng dễ tính toán thì đó là nhận định đáng nghi và đáng ngờ của ông Alan Phạm này. Kinh nghiệm trước đây là khi ông Andy Hồ nhận định trong đầu năm 2011 khi cho rằng TTCK VN hoàn toàn phục hồi và là thì trường ổn định hấp dẫn nhất của các nước có thị trường mới nổi. Khi ấy chỉ số VN-Index tại VN đạt 510 điểm vào cuối tháng 01/2011, thì đến đầu năm 2012 thì chỉ số chứng khoán này rơi về mức đáy thấp nhất của nó tính từ năm 2011 -- 2016, khi còn 336 điểm trong ngày 06/01/2012.
Hiện nay TTCK tại Thượng Hải và Thẩm Quyến đang sụt giảm. Cụ thể, chỉ số Phức hợp Thượng Hải Shanghai Stock Exchange Composite Index giảm giảm 2,40%; chỉ số tổng hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Shenzhen Stock Exchange Composite Index giảm 1.87%; chỉ số kỹ nghệ cao của chỉ số ChiNext sụt 3,34%. Khốn nỗi, nếu để ý bất kỳ sự tác động nào từ phía TQ thì thị trường VN bị ảnh hưởng "nhanh nhạy" cũng đáng nghi và đáng ngờ.
Trước đây, ngày 27/06/2015, để cứu TTCK TQ bị bể bóng sau ngày 12/06/2015. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã ba lần cắt hạ lãi suất cho vay một năm từ mức 5,1% xuống còn 4,85%, rồi đến ngày 25/08/2015 họ lại cắt hạ lãi suất xuống 4,6%, đến ngày 23/10/2015, PBOC tiếp tục đưa lãi suất về mức 4,35%. Mặc dù đó là mức thấp nhất kể từ năm 1990. Tại VN thì lãi suất không hạ mà chủ yếu là hạ giá đồng nội tệ VND theo cái neo và biên độ của PBOC một cách đang nghi và đáng ngờ của thị trường VN phụ thuộc nặng vào thị trường TQ, điều mỉa mai là VN mới là quốc gia đi nhập siêu nặng nhất từ TQ, gom vét được đồng USD nào từ nước khác thì đem tiền nhập hàng hóa của TQ. Xem ở đây: vneconomy.vn/…/viet-nam-it-chiu-tac-dong-tu-viec-kinh-te-tr…
Ta nhắc lại chuyện bi hài là trong tháng 08/2015, khi liên tiếp trong ba hôm từ ngày 11, 12 và 13/8/2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phá giá đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) tới 4,6%, điều đó nôm na là khi TQ bán 1 đơn vị hàng hóa giá 100 RMB thì nay họ bán với giá còn 95,4 RMB, và VN cũng hạ tỷ giá bằng ấy để bán ngần ấy giá của TQ.
Sau đó VN tung đòn chống đỡ phản ứng rất nhanh qua biện pháp điều chỉnh tỷ giá USD / VND như là giải pháp quen thuộc khi Ngân hàng Nhà nước VN tung ra các giải pháp nới rộng biên độ tỷ giá từ +/-1% lên +/-2% để đối phó việc TQ phá giá đồng RMB. Cần nhắc lại, vào năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra tại Mỹ và nhân rộng ra khối EU và các nước khác, Ngân hàng Nhà nước VN cũng phản ứng nhanh nhạy, liên tục nới và nới rộng biên độ tỷ giá, từ +/-0,75% lần lượt lên tới +/-5%. Thực tế, biện pháp này, về lý thuyết việc nới rộng biên độ +/-1% lên +/-2%,...nó chưa thật sự là phá giá đồng bạc VND mà người ta hay lầm lẫn là phá giá, và nó có thể trở lại biên độ cũ khi cần thiết. Nhưng vì mù mờ mơ hồ không giải thích rõ ràng cho thị trường'
Vì càng mù mờ thì thị trường và các doanh nghiệp họ càng nghĩ rằng họ sẽ không dại dột bán đồng USD ra thì sẽ bị lỗ nặng khi mua lại phải USD sẽ phải trả đắt hơn khi họ cần USD để đáp ứng cho yêu cầu nhập khẩu của họ.
Các nhà lý luận kinh tế thì chủ yếu là hướng dư luân theo ý của giới chức điều hành chính sách tiền tệ và NHNN, đó là lý luận cực kỳ tiêu cực. Còn các nhà đầu cơ, đầu tư, và dân chúng thì tin rằng tiền VND đang được định giá quá cao so với nội lực nền kinh tế, và dự trữ ngoại tệ mỏng, và họ tin rằng đồng bạc VND sớm muộn gì cũng sẽ giảm giá trị trong trong tương lai. Việc này khiến họ sẽ bắt đầu xả ra đồng tiền VND, sau đó phản ứng của "tâm lý bầy đàn" hay "herd mentality" của người dân và các nhà đầu tư đang giữ đồng tiền VND, họ sẽ bán ra đồng nội tệ VND để mua vàng, USD. Đây là thủ thuật "in thêm tiền" (print more money) ra thị trường và càng đẩy giá đồng nội tệ VND sụt sâu hơn nữa.
Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

________
//Bài viết trên đây bình luận cho bài: Nhà đầu tư ngoại ủng hộ cơ chế điều hành tỷ giá mới

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.