Header Ads

Nợ công tăng, đồng REAL của Brazil trượt giá đẩy lãi suất tăng kéo nền kinh tế chui vào lòng đất

NỢ CÔNG TĂNG, ĐỒNG REAL CỦA BRAZIL TRƯỢT GIÁ ĐẨY LÃI SUẤT TĂNG KÉO NỀN KINH TẾ CHUI VÀO LÒNG ĐẤT
Trong tháng Giêng năm 1993, khi 1 USD chỉ đổi được 0,01 BRL thì nay phải đến 4,02 BRL mới đổi ra được 1 USD. Xem hình tỷ giá chính thức 1 USD = 4,0274 BRL ta xem như 4,02 BRL = 1 USD.

NỢ CÔNG TĂNG, ĐỒNG REAL CỦA BRAZIL TRƯỢT GIÁ ĐẨY LÃI SUẤT TĂNG KÉO NỀN KINH TẾ CHUI VÀO LÒNG ĐẤT
Trong những ngày qua, thế giới chỉ chú ý đến thị trường chứng khoán TQ bể bọt đầu tư, và chỉ số USDX của đồng USD tăng đến 99,35 đẩy nhiều đồng bạc trên thế giới sụt giảm khi giới đầu tư lao đầu vào mua vào 24 tỷ USD trái phiếu và chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên hiểm họa không nằm ở đó mà đang bắt nguồn tại Brasil, một quốc gia rất có trọng lượng tại Nam Mỹ với sản lượng GDP lớn nhất châu lục này đang bị "bệnh nặng".
Cụ thể, đối với khối các nền kinh tế lớn mới nổi "BRICS" gồm: Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa), có lẽ đã vả vào mặt định chế tài chính Qũy Tiền tệ Quốc tế - IMF những vố đau, khi IMF đã vẽ ra bức tranh màu hồng ca ngợi hết mình khối BRICS sẽ thay thế các khối kinh tế Âu-Mỹ-Nhật làm trụ cột nền kinh tế thế giới. Đó là lý luận gian ý của con buôn vĩ đại của IMF.
Bước qua năm 2016 này, thì trong khối BRICS thì Brasil, Nga xem như đã thành cường quốc khu vực bởi đồng bạc mất giá, và giá hàng hóa suy giảm, cộng món nợ nước ngoài quá lớn. TQ thì "cảm lạnh" bất thường, Nam Phi quá bé để ít ai để ý. Duy nhất Ấn Độ có nền kinh tế tăng trưởng khá nhất, quyết đoán đúng khi nhiều lần xem BRICS không có lợi cho họ và từng đề nghị rút lui.
Về hồ sơ kinh tế mà tâm điểm là Brasil, một quốc gia có sản lượng kinh tế lớn hơn nước Nga đang lao cỗ xe xuống vực tồi tệ nhất vì đồng bạc mất giá quá nặng, giật sập luôn sức mua trong nước của người dân.
Trong lý luận kinh tế người ta thường viện dẫn vào đồng bạc thấp sẽ dành lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Thật không may, một đồng bạc trượt giá quá nặng cần xét xem yếu tố nợ nước ngoài bằng ngoại trái, tức nợ ngoại tệ. Nếu một quốc gia mắc nợ nhiều, nhưng đồng bạc trượt giá nó đẩy chi phí rất lớn kéo vòng xoáy đi xuống của nền kinh tế.
Bây giờ ta trở về bối cảnh hồ sơ nền kinh tế Brazil, quốc gia có số dân đông nhất Nam Mỹ với 202,77 triệu dân, sở hữu diện tích rộng lớn đến 8.514.877 km², lớn gần gấp 26 lần lãnh thổ VN.
Hãy tượng tượng kể từ năm 2006, Brazil mới chính thức lọt vào hạng thứ 10 của các nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, với sản lượng kinh tế tạo ra 1,1 ngàn tỷ USD; năm 2008 Brazil vượt Nga trở để trở thành nền kinh tế lớn thứ 8 với sản lượng GDP là 1,41 ngàn tỷ USD. Năm 2010, Brazil có nền kinh tế lớn thứ 7 khi vượt mặt Italy, với sản lượng GDP tạo ra hơn 2,2 ngàn tỷ USD; năm 2011 Brazil vượt qua Anh quốc để xếp thứ 6 các nền kinh tế lớn nhất thế giới khi tạo ra sản lượng GDP ghi đầy đủ là 2.615,19 tỷ USD. Năm 2012 Anh quốc tước đoạt lại ngôi vị thứ 6 và đẩy Brazil xuống hạng 7. Từ năm 2013 - 2014, sản lượng kinh tế của Brazil vẫn ở hạng 7. Năm 2015 và kể cả năm 2016 và nhiều năm nữa, có lẽ Brazil yên vị ở hạng 8 với sản lượng kinh tế 1,9 ngàn tỷ USD đến còn 1,7 ngàn tỷ USD. Brazil là nền kinh tế lớn nhất ở Mỹ Latin.
Đâu là nguyên nhân đẩy quốc gia này vào vực sâu. Brazil một quốc gia nắm yết hầu của thế giới về sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng chi phối hàng ngày cho nhu cầu cuộc sống con người, nó bao gồm cà phê, cam, thịt lợn, gà, đường tinh luyện, thịt bò, sữa, ngô, đậu nành, cũng như các mặt hàng công nghiệp khác, nó bao gồm: bông vải, nhôm, quặng sắt, dầu khí, ethanol, cellulose, và nhiều lĩnh vực công nghiệp khác và sở hữu lực lượng lao động ngày càng có tay nghề cao cùng với phát triển khoa học và công nghệ, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng lại lao cỗ xe kinh tế xuống vực nhanh bất ngờ là vì đâu!
Không xét yếu tố giá hàng hóa giảm, mà ta phân tích về các món nợ nần, đồng nội tệ mất giá, và lãi suất cao đã siết cổ nền kinh tế Brazil vào chỗ bất hạnh.
Trước hết, Brazil là quốc gia đi vay nợ bừa bãi, vì tin rằng với nền kinh tế phong phú đa dạng nhiều tài nguyên, nhân công có tay nghề cao so với mức lương hợp lý sẽ là nơi thu hút đầu tư nước ngoài lý tưởng. Thật bất hạnh, đi vay mà đầu tư không hiệu quả và nạn tham nhũng tồi tệ khiến quốc gia này có mức nợ nước ngoài tuy chỉ chiếm rất thấp so với sản lượng kinh tế là chỉ khoảng 341 tỷ USD đến hết quý cuối cùng của năm 2015, nhưng nợ chính phủ so với GDP đã lên đến 65%, và quốc gia này chỉ còn trông cậy vào kho dự trữ ngoại hối lại 356 tỷ USD.
Trong quý 3/2015, tỷ lệ tăng trưởng GDP ở Brazil rơi xuống âm -4,5%, một mức thấp kỷ lục mọi thời gian của xứ này, và quý 4/2015, họ không dám công bố vì sợ đồng bạc giảm giá nữa gây hoảng loạn thị trường.
Nguyên nhân, như tôi đã nói, khi đi vay nợ nước ngoài, nếu giữ được mức nợ trên GDP hợp lý thì rất dễ tìm kiếm lãi suất thấp để giảm chi phí, tuy nhiên nếu mức nợ tăng cao so với sản lượng GDP các chủ nợ nước ngoài sẽ tăng lãi suất lên các khoản vay, đẩy chi phí tăng lên. Tại VN sau này nợ công không giảm xuống thì cũng sẽ đi theo vết xe đổ của Brazil, mà kinh nghiệm trước ấy là Argentina và Hy Lạp, và xứ thiên đường XHCN Venezuela,...
Hãy tưởng tượng, sản lượng trái phiếu đi vay bằng ngoại tệ của Brazil nay đã tăng lên 16,42%, trong khi lãi suất tại Brazil, nó được quyết định bởi Ngân hàng Trung ương của Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Brazil (COPOM) lên đến 14,25%, lãi suất cho vay của các khoản vay mà các ngân hàng thương mại cho các cá nhân và các công ty tư nhân, hộ gia đình vay tiền lên đến 64,75% thì làm sao mà tồn tại được.
Trong 14 tháng qua, đơn vị tiền tệ đồng Real của Brazil đã giảm đi gần 50% giá trị của nó. Thông thường với đồng tiền rẻ thì người ta cho rằng doanh nghiệp dễ bán hàng xuất khẩu ra bên ngoài. Thật không may, nhiều nhà kinh tế VN hay lý luận vào đó.
Hãy thận trọng, khi thu nhập của người dân đã tăng, nếu đồng nội tệ Real của Brazil bị trượt giá quá nặng, nhiều nhà phân tích kinh tế tại VN hay lý luận rằng một đồng tiền được định giá thấp sẽ nâng đỡ cho xuất khẩu. Đấy là lý luận thiếu kinh nghiệm và rất nguy hiểm, nó chỉ là cái mớ lý thuyết kinh tế lạc hậu của tập tài liệu giáo trình cũ kỹ và lý thuyết vô dụng.
Đó là bởi vì, với một quốc gia như Brazil thu nhập trung bình với mức khá so với các nước đối tác nhập khẩu và xuất khẩu, khi bán hàng giá thấp nhờ đồng Real bị trượt giá thì phí tổn sẽ là rất tốn kém để duy trì nó, các phí tổn chi phí của các khoản trợ cấp cho xuất khẩu của Brazil nếu càng kéo dài thì càng làm tăng thêm nợ quốc gia, và đây là công thức để thức đơn giản phá hủy sức tiêu dùng nội địa trong nước.
Bây giờ nếu cộng thêm sự phụ thuộc vào xuất khẩu yếu vì khó khăn của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, nhất là bạn hàng số một của Brazil là TQ đang giảm chi tiêu vì kinh tế bị mắc nợ và có khi bị mắc loạn thì chi phí mà Brazil phải trả quá cao do đồng nội tệ trượt giá quá nặng và tất nhiên hậu quả cuối cùng kéo nền kinh tế rơi xuống vực thẳm, phải mất nhiều năm thì nền kinh tế Brazil mới lấy lại được con số GDP tạo ra 2.615,19 tỷ USD trong năm 2011 trước đây nữa.

Tỷ giá đồng USD / BRL, nó cho thấy đồng BRL giảm giá trị nặng nề trong 14 tháng qua, kéo sập luôn sức tiêu dùng nội địa trong nước của xứ này, đẩy tất cả các chi phí tăng lên giống như chi phí giao thông tại VN khi ló đầu ra ngoài là bị chộp cổ tiền phí. 

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.