Header Ads

Tâm lý găm giữ ngoại tệ sẽ dần bị triệt tiêu

TÂM LÝ GĂM GIỮ NGOẠI TỆ SẼ DẦN BỊ TRIỆT TIÊU?

"CHUYÊN GIA" TS. BÙI QUANG TÍN -- KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -- TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM: "TÂM LÝ GĂM GIỮ NGOẠI TỆ SẼ DẦN BỊ TRIỆT TIÊU"

Trong bài: "Tâm lý găm giữ ngoại tệ sẽ dần bị triệt tiêu", của "chuyên gia" TS. Bùi Quang Tín -- Khoa Quản trị Kinh doanh - Trường ĐH Ngân hàng TPHCM. Tôi trích một đoạn sơ lược của bài phân tích của ông này. Xin trích trong nguyên văn: "Gần đây tính hấp dẫn của ngoại tệ, đặc biệt là đồng USD giảm xuống. Tín dụng bằng ngoại tệ giảm mạnh, kéo theo hiện tượng găm giữ, đầu cơ ngoại tệ cũng giảm đáng kể, đồng thời góp phần quan trọng giúp cho vị thế của tiền đồng, niềm tin vào tiền đồng được nâng lên,...". Nguồn xem ở đây: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/tam-ly-gam-giu-ngoai-te-se-dan-bi-triet-tieu-20160103101735699.chn
Ở đây tôi đi vào phân tích sơ đẳng về hiện "tượng đầu cơ" mà ở VN, chuyên gia kinh tế thiếu kinh nghiệm về đầu tư tài chính, hoặc họ chưa từng ra sàn giao dịch tài chính ở New York, London,... hoặc chưa từng bỏ tiền đầu tư vào các quỹ đầu cơ nên phát biểu của họ hay gây trò cười cho giới đầu tư nước ngoài.
Lý do, đầu cơ, mà đầu cơ vàng hay tiền tệ trước đây lại gây ra biến động ở tầm vóc cả cả vĩ mô nền kinh tế quốc gia và cả quốc tế? Và đó là lý lẽ phân tích mù quáng thiếu kinh nghiệm và lý thuyết. Thuần về kinh tế và kinh doanh khi trước đây cũng vậy và sau này cũng thế là ở VN người ta hay đỗ lỗi cho nạn đầu cơ tích trữ vàng, ngoại tệ gây ra biến động tỷ giá USD / VND. Đó là lý luận sai trái, mà kẻ đầu cơ chính là những người đưa ra chính sách đó. Đơn giản, không cần giải thích gì nhiều, hãy nhìn giá vàng tại VN chênh lệch quá lớn so với giá vàng quốc tế thì người dân đều biết cả, không cần phải là chuyên gia lý luận giải thích. Vì trước ấy giá vàng chênh nhau không lớn, nó chỉ chênh lệch quá cao khi người ta đưa ra cụm từ "bình ổn giá vàng".
Với giá vàng, lý do khi bong bóng vàng nổ ra vào ngày 5/9/2011, giá vàng đạt kỷ lục mọi thời đại khi tăng đến 1.895 USD một ounce, nó được gây ra bởi một báo cáo công việc kém tại Mỹ, cũng như đang diễn ra cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro (EUR), và kéo dài sự không chắc chắn xung quanh "trần nợ công" (debt ceiling) của Mỹ. Thêm vào đó, trong khoảng thời gian 2002-2007, đồng USD mất giá trị so với đồng EUR đến 40% khiến giá vàng cứ nhích dần lên.
Vàng càng tăng giá khi vào tháng 4/2008, chỉ số US Dollar Index (DXY/USDX) được theo dõi qua một rổ tiền tệ EUR, JPY, GBP, CAD, CHF và SEK để tính ra giá trị của đồng USD giảm giá thấp kỷ lục của nó khi còn 71,32 so với mức chuẩn 100. Các đồng tiền khác đều tăng giá mạnh so với đồng USD, thì duy nhất chỉ có đồng tiền VND của VN, đồng bạc Dollar Zimbabwean (ZWD); đồng bạc Venezuelan Bolivar (VEF) của Venezuela; hay đồng Peso của Argentina,... là trượt giá trị do khi đó dự trữ ngoại tệ của VN quá mỏng và ít và chính sách in tiền tạo lạm phát để trả nợ khiến đồng bạc sụt giá.
Nó cũng giải thích phần nào trước đây, lãi suất huy động USD tại các ngân hàng Việt Nam từng ghi nhận những mức cao tới trên 6%/năm vì thiếu hụt ngoại tệ, đồng bạc VND giảm giá trị tồi tệ. Nhiều chuyên gia kinh tế VN thiếu kinh nghiệm mà chả hiểu nguyên nhân thì quay sang đổ lỗi do suy thoái kinh tế thế giới, và nạn đầu cơ. Nếu nói về đầu cơ thì ở VN chưa đủ kinh nghiệm để mà đầu cơ gây ra biến động tầm vóc toàn quốc.
Lý do, thực chất, khi ấy, về dự trữ ngoại hối của VN, được báo cáo bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thì năm 2008, khủng kinh tế Mỹ khi đó dự trữ ngoại tệ của VN là 24 tỷ USD và cộng thêm 178 triệu USD, đến năm 2009 chỉ còn 16,8 tỷ USD, năm 2010 thì rơi xuống còn gần 13 tỷ USD, và VN phải đi vay ngoại tệ qua việc phát hành trái phiếu quốc tế lần thứ hai là vào năm 2010 trên thị trường tài chính Singapore nhằm huy động 1 tỷ USD, và tờ giấy nợ đó ghi vay với hạn kỳ 10 năm và lợi suất trái phiếu phải trả là 6,75%. Thực tế, khi tờ giấy nợ đó lưu hành trên thị trường thì lợi suất lại cao hơn lên tới 6,95% đó là khi công ty thẩm định trái phiếu Fitch Ratings hạ thấp và giáng cấp trái phiếu của VN xuống mức BB- (tiêu cực) do mức khả tín hay đáng tin cậy của tờ giấy nợ VN thấp, sau này Fitch Ratings còn đánh sụt trái phiếu của VN phát hành xuống cấp B+ rồi họ lại nâng lên thành BB- (ổn định).
Do đó, nếu người ta đổ lỗi như vậy thì câu trả lời của tôi thật bẽ bàng là tại vì người dân và các tổ chức họ quá giỏi và các nhà kinh tế và giới chức điều hành tiền tệ ở VN quá dốt. Cho nên, đừng dại dột oán trách dân chúng thế này thế kia là không có niềm tin vào đồng bạc VND. Bất kể ai, họ đều muốn bảo vệ tài sản của họ khỏi mất giá, hoặc nếu khôn hơn họ có thể đầu tư hay đầu kiếm lời thì cũng chả ai có quyền cấm họ cả. Vì nghiệp vụ đầu cơ nó cũng là nghiệp vụ đầu tư mà người ta muốn đạt mức lời nhiều trong thời gian ngắn mà chịu rủi ro lỗ vốn thật lớn nếu đầu cơ sai thì họ chịu.
Về động thái mới đây khi ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN cho biết sẽ có thay đổi lớn về chính sách ngoại tệ đặc biệt là lãi suất đồng USD. Thậm chí là trong tương lai gần, nếu người gửi ngoại tệ bằng đồng USD, EUR,...vào các ngân hàng thương mại "sẽ có thể" phải rút tiền ra là bằng tiền VND của VN chứ không phải là đồng USD, hoặc phải mua ra bán lại theo tỷ giá bằng USD / VND nếu lấy USD, thậm chí khi doanh nghiệp hoặc cá nhân khi gửi ngoại tệ vào ngân hàng phải trả lệ thêm phí tiền gửi, tức cho ngân hàng giữ tiền cho vay kiếm lời mà còn kiếm được cả lãi phí thì quả là lời gấp bội, còn người ký thác mà không còn được nhận lãi mà phải trả thêm tiền thì đúng là chỉ có ai không biết tiêu tiền mới gửi ngân hàng.
Lý giải từ nhiều chuyên gia khẳng định đó là đúng đắn để chặn hiện tượng đầu cơ, chống "đô la hóa nền kinh tế". Thật không may, những người dám liều lĩnh khẳng định chính sách đó là đúng thì quá nguy hiểm. Vì cái này vẫn do thị trường quyết định.
Vì sao vậy? Đó chỉ là việc phía NHNN VN chỉ bắn tiếng thăm dò, thậm chí phía chính phủ có thể chưa ghi nhận việc này, và để trả lời thắc mắc của độc giả về lãi suất âm bằng đồng USD mà NHNN VN sẽ áp dụng thì phải "chờ một thời gian dài đáng kể" khi luật được ký, và quan trọng là phản ứng của thị trường cũng như dân chúng và giới đầu tư. Nếu như, dòng tiền niêm yết giá bằng lãi suất đồng USD sụt giảm mạnh mẽ vì nhiều lý do như giới đầu tư, dân chúng, hay kể cả dòng tiền "kiều hối", đột ngột chuyển hướng chảy ngược về Mỹ, hay Âu châu kiếm lời nhờ lãi suất cao thì lúc đó không khéo người ta lại tăng lãi suất đồng USD còn cao hơn cả 6%/năm như trước đây thì đúng là hài kịch.
Ta lưu ý, Thụy Sĩ hay các ngân hàng tại Âu châu họ chỉ áp dụng lãi suất âm bằng đồng nội tệ của họ chứ không áp dụng cho các đồng bạc khác, vì đồng bạc của họ tăng giá quá mạnh so với đồng USD, trong khi đồng EUR thì giảm giá quá sâu.
Trong động thái mới khi ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN nói tỷ giá sẽ thay đổi hàng ngày nhằm chống lại đầu cơ đồng USD, với lý giải khi đó không ai dám găm USD giữ lại để kiếm lời,...
Đấy cũng là lý giải thiếu cơ sở. Làm gì có chuyện đầu cơ. Nếu nói đầu cơ thì nên nói các ngân hàng đầu cơ khi nhận tiền ký thác như trước đây có lúc lên 6%/năm là vì cái gì? Câu trả lời là dự trữ ngoại tệ của VN yếu và mỏng, đồng nội tệ trượt giá, ngay cả chính NHNN thiếu ngoại tệ không đủ để giữ tỷ giá, các ngân hàng và doanh nghiệp cũng thiếu ngoại tệ lúc đó. Khi đó dự trữ ngoại tệ của VN năm 2010 chỉ còn gần 13 tỷ USD thì đồng bạc VND chưa biến thành "giấy lộn" đã là quá may mắn rồi, và lẽ tất nhiên người có tài sản lớn họ phải chuyển qua các loại tài sản khác không mất giá, hoặc họ tẩu tán tài sản gửi tiền ra nước ngoài bằng nhiều hình thức.
Việc các ngân hàng nhận tiền ký thác trả lãi bằng đồng USD thì các ngân hàng cũng kiếm lời ở giữa nhờ sai biệt lãi suất, và các ngân hàng và người ký thác đều dùng tiền với mục đích kinh doanh chứ đỗ lỗi cho người khác đầu cơ là thiếu cơ sở sai trái nghiêm trọng, nếu không có lời giải thích rõ ràng thì công luận sẽ nghĩ khác, có khi họ nghĩ là chỉ có "kẻ cướp" mới làm như vậy.
Bởi vì khi một tài khoản đã ký thác vào ngân hàng thì ngân hàng đó có toàn quyền sử dụng mục đích kinh doanh tài khoản của người ký thác và sẽ trả lại cho khách hàng khoản ký thác nguyên vẹn bằng đồng USD, và kèm lãi suất hay không có lãi suất,...nếu khách hàng có nhu cầu rút tiền của họ ra với nhiều mục đích khác nhau như đi du lịch, chữa bệnh ở nước ngoài hay gửi tiền cho con cái họ du học,...tất nhiên họ phải cần ngoại tệ USD, EUR,...
Sau cùng tôi giải thích hiện tượng thông tin VN dự tính lập ra "chỉ số VND-Index” sẽ có rổ tham chiếu với 8 đồng tiền. Hiện chưa có thông tin cụ thể để kiểm chứng về 8 đồng tiền này, và người ta dự phóng là đồng tiền của các đối tác thương mại, đầu tư, vay nợ có ảnh hưởng nhất đối với VN. Xem ở đây: http://vneconomy.vn/tai-chinh/co-che-ty-gia-moi-ba-cau-phan-va-8-dong-tien-20151228062120228.htm
Đây là khí cụ đầu tư tài chính, có lẽ ở VN chưa đủ trình độ nghiệp vụ chuyên môn để làm công việc vĩ đại này. Lý do rất khó hiểu, đó là hiện nay trên thế giới có 3 quốc gia neo tỷ giá cố định vào đồng USD, kèm cụm từ "nới biên độ +/-2%", nó bao gồm Trung Quốc, Singapore, và Việt Nam. Nhất là đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) của TQ, và đồng bạc VND của VN.
Phần còn lại, có đến 62 nước neo tỷ giá đồng bạc của họ theo đồng USD, trong khi đồng đã có 27 quốc gia neo tỷ giá đồng nội tệ của họ vào đồng EUR tùy mức độ khác nhau. Nhưng chỉ có Trung Quốc, Singapore, và Việt Nam là rắc rối nhất, và có lẽ duy nhất VN là nước có dự trữ ngoại tệ kém nhất mà tham gia nghiệp vụ neo tỷ giá cố định kiểu này.
Chẳng hạn, đối với Singapore, các Cơ quan Tiền tệ Singapore không kiểm soát hệ thống tiền tệ bằng cách giám sát lãi suất. Thực tế, thay vào đó, thì họ quản lý tỷ giá đồng SGD so với các đồng tiền của các đối tác thương mại lớn của Singapore, với sự tham gia của nhiều ngân hàng như Citigroup, Barclays Plc,...cùng nhiều ngân hàng khác của Singapore, chẳng hạn như 3 ngân hàng lớn của Singapore là DBS Bank, United Overseas Bank (UOB) và OCBC Bank,...kể cả việc điều hành lãi suất của Singapore (SIBOR), họ làm giống như lãi suất liên ngân hàng LIBOR ở Anh, và neo vào lãi suất LIBOR để đưa gia quyết định về lãi suất với sự tham gia của nhiều ngân hàng quốc tế giám sát. Ngay cả Singapore đi trước VN cả nửa thế kỷ mà còn phải có sự tham gia của các ngân hàng Mỹ, Anh có kinh nghiệm cả hàng thế kỷ tham gia cơ chế tỷ giá hối đối của đồng SGD so với đồng Franc Thụy Sĩ (CHF), đồng Euro (EUR), Bảng Anh (GBP), Yên Nhật (JPY), và đô la Mỹ (USD).
Đối với TQ, họ mới thiết kế lại chỉ số "CFETS RMB Index" vào ngày 25/12/2015, khi họ vào giỏ tiền SDR của IMF, thực tế đồng RMB của TQ vẫn đo lường giá trị của đồng RMB so với rổ 13 đồng tiền chính, nó dựa vào trọng lượng thương mại quốc tế, bao gồm: Đồng USD chiếm tỷ trọng cao nhất là 26,4%, đồng EUR (chiếm 21,4%) và yen Nhật - JPY (chiếm 14,7%), và các loại tiền tệ của các nước như Bảng Anh (GBP), Dollar Singapore, Dollar Hồng Kông, Franc Thụy Sĩ (CHF), Dollar New Zealand (NZD), Dollar Australia, và các đồng tiền của Canada, Malaysia, Nga và Thái Lan,...
Có lẽ VN định bắt trước cả Singapore, và TQ. Thực tế, TQ không làm nổi chuyện này, mà nó đươc sự giám sát và "giúp đỡ" của các chiến lược gia về tài chính, chủ yếu vẫn do các ngân hàng của Anh và Mỹ đảm nhận.
Tỷ giá Euro / Vietnamese Dong thì tính như thế nào so với 7 đồng bạc còn lại như thế nào, thực tế nó chênh nhau đến 170 VND khi hoán đổi ra đồng USD. Đó là chưa kể hiện tượng tăng giảm lãi suất và tỷ giá đáng nghi và đáng ngờ của NHNN nếu không có cơ chế giám sát thì ai được lợi.
(*) Tỷ giá EUR / VND hiện ở mức 1 EUR = 24.427 VND, giá quay đầu giảm nhẹ thực tế còn 1 EUR đổi ra 24.377 VND (giá ở VN cao hơn vài trăm bạc). Nói chung, VN đi vay bằng đồng USD chứ không phải đồng Euro (EUR). Điều đáng ngại là biểu đồ tỷ giá USD / VND lại là biểu đồ bậc thang, đúng là không may cho VN phải trả nợ nặng lãi mà còn kèm theo tỷ giá đồng bạc luôn trượt giá nặng so với đồng USD của Mỹ.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.