Header Ads

Phân tích lãi suất Fed Funds Rate, lãi suất của 19 nước thành viên sử dụng đồng Euro

Về lý thuyết, ta đều biết giả dụ nếu một ngân hàng trung ương họ cắt hạ lãi suất, và vế bên kia là một ngân hàng trung ương khác tăng lãi suất. Điều đó có nghĩa là tư bản tài chính sẽ giải kết và sẽ chảy về phía quốc gia mà ngân hàng trung ương đó tăng lãi suất (nó chỉ áp dụng cho các nước có đồng tiền mạnh như đồng EUR, USD, JPY, RMB,...).
Điều này dẫn đến, việc ngân hàng trung ương quốc gia tăng lãi suất, khiến đồng bạc có giá trị cao hơn (chỉ áp dụng cho đồng USD, EUR, JPY, RMB), nó sẽ làm cho hàng nhập khẩu từ các quốc gia có đồng bạc mạnh hơn nhiều khi nhập khẩu hàng hóa, và giảm chi phí nhờ đồng bạc có giá, tuy nhiên xuất khẩu sẽ bị yếu đi do cạnh tranh thấp vì bán hàng đắt vì đồng tiền đắt có giá. Đó chỉ là lý thuyết thôi.

Ta hết sức thận trọng, đó là trong năm 2015 vừa qua, Mỹ đã xuất khẩu được 2,23 nghìn tỷ USD = 2.230.000.000.000 USD (nhưng xuất khẩu của Mỹ chỉ chiếm khoảng 13% với sản lượng kinh tế GDP). Đó là gần bằng mức xuất khẩu đỉnh cao nhất của TQ trong năm 2014, khi TQ xuất khẩu được 2.343.000.000.000 USD (2.343 tỷ USD). Một mức xuất khẩu vượt trội so với TQ và 28 nước thành viên EU cộng lại.

Tuy nhiên, Mỹ phải nhập khẩu đến 2.762 tỷ USD hàng hóa, tức là lớn hơn hơn mức xuất khẩu của Mỹ không bằng mức nhập khẩu chênh nhau đến 532 tỷ USD. Điều có có thể đoán rằng Fed sẽ có thể tăng lãi suất ngắn hạn mà không cần quan tâm đến yếu tố ngoại thương. Thực chất Fed đang là ngân hàng trung ương của các các ngân hàng trung ương của thế giới. Đó là bởi vì các thống đốc ngân hàng trung ương các nước của khối các nền kinh tế lớn mới nổi "BRICS" gồm: Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa).

Hay cả các nước nằm trong hồ sơ các chỉ số MSCI Emerging Market Index. Chỉ số này theo dõi giá trị vốn hóa thị trường của tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của các nước. Cụ thể là sự theo dõi kết hợp của 21 quốc gia thị trường mới nổi: Brazil, Chile, Trung Quốc, Colombia, Cộng hòa Séc, Ai Cập, Hungary, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Mexico, Morocco, Peru, Philippines, Ba Lan, Nga, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ,...yêu cầu Fed thân trọng tăng lãi suất "Fed Funds Rate" điên cuồng tới bốn lần trong năm 2016, lên 1,25%. Nói theo ngôn ngữ ở nhà tại VN là "chỉ tiêu đề ra".

Đó là bởi vì hiện nay các tài sản vay nợ niêm yết bằng đồng USD sau vụ khủng hoảng kinh tế tại Mỹ năm 2008 cho đến nay đã chiếm đến 42,7%, các khoản vay nợ vì đồng USD khi đó còn rẻ và lãi suất hạ.

Trong hành động mới đây của ECB, khi cắt hạ tỷ lệ tiền gửi tổ chức cho các ngân hàng của châu Âu đã lên mức cao trào tiêu cực là âm -0.4% từ mức âm -0,3%. Điều đó có nghĩa là các ngân hàng thương mại sẽ phải tự trang trải những phí tổn để trả lãi suất 0,4% trên số tiền này cho thân chủ ký thác tiền gửi, thay vì thân chủ được trả lãi. Đó là bởi vì người dân Âu châu không phải là con Bò ngu đến mức phải cho người khác vay tiền mà mình phải trả phí, như trường hợp tại VN đòi manh nha áp dụng.

Trong động thái này, các chiến lược gia của Morgan Stanley (NYSE: MS) cũng đã từng làm cho Fed, cảnh báo, nếu tăng lãi suất đồng USD sẽ đẩy giá dầu và giá hàng hóa suy giảm, dẫn đến nhiều tiêu cực cho các ngân hàng tại Mỹ và Âu châu khi đã cho vay ra đến 7.000 tỷ USD để đầu tư vào các giếng dầu và cho các chính phủ khác vay tiền, họ sẽ phải trang trải các khoản nợ nần tốn kém hơn, nó không có lợi cho nền kinh tế Mỹ lúc này. Dù Fed tăng lãi suất, trước mắt sẽ có lợi cho một số ngân hàng đầu tư Mỹ nắm giữ trái phiếu niêm yết tài sản bằng đồng USD.

Bất cứ động thái tăng lãi suất quá mạnh tại Mỹ đều dẫn đến việc giới đầu tư bán tống bán tháo các tài sản niêm yết bằng đồng nội tệ các nước và chuyển qua hình thức mua trái phiếu Mỹ dồn dập, khiến cho một số nước bị suy sụp mất thanh khoản để trang trải và trả nợ các khoản vay bằng đồng USD là cực kỳ nguy hiểm, vì đồng nội tệ các nước sẽ bị sụt giá nặng nề. Cho nên Mỹ phải thể hiện trách nhiệm của một cường quốc với tư cách là nhà phát hành đồng tiền chung của thế giới. Điều đó có nghĩa là Fed đã bán mình cho thiên hạ, và nguồn tin đáng tin cho thấy Fed chỉ tăng lãi suất tượng trưng trong năm 2016, chỉ một lần đó là chỉ tăng 25 điểm cơ bản, tức là tăng 0,25%, có lẽ là thời điểm hết năm 2016.

Về việc phân tích lãi suất LIBOR khá phức tạp, và rất chuyên môn, có lẽ thời điểm nào đó tôi sẽ phân tích cho độc giả khí cụ đầu tư nhiều tai tiếng này, còn về phân tích lãi suất của ECB ấn định, trong động thái mới nhất họ gửi cho các ngân hàng đàu tư thành viên, trong đó có Morgan Stanley với văn bản, nhưng tôi chưa ghi lại nên có đường dẫn cho các độc giả tại VN tìm hiểu hiệu suất di chuyển của lãi suất 19 nước thành viên dùng chung đồng EUR từ năm 1999 -- 2016, do ECB gửi đường link cho Morgan Stanley. Link: www.ecb.europa.eu/stats/monetary/rates/html/index.en.html

Nếu có điều kiện gặp đồng nghiệp là chiến lược gia phân tích rủi ro kinh tế toàn cầu Roger Nightingale tại Pointon York, tôi sẽ phân tích rủi ro 3 nền kinh tế Âu châu - Mỹ - Trung Quốc cho quý vị. Và mong rằng sẽ không xẩy ra, nếu kinh tế thế giới không bị sụp đổ, có lẽ nếu sụp đổ lần này nó xuất phát từ Âu châu, hay TQ.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.