Header Ads

Than đá, sắt thép, tôm cá, còn có nhiều thứ mà VN phải bừng tỉnh, đừng vì nhãn tiền mà mất tất cả

Kính gửi anh chị,

CÁ CHẾT BẤT THƯỜNG HÀNG LOẠT
Câu chuyện phẫn nộ "cá chết bất thường hàng loạt",...đã lên trên các trang báo quốc tế phân tích rủi ro những ngày gần đây.
Nếu là các nước khác họ sẽ phong tỏa lục soát kiểm tra nghiêm ngặt mà còn là cơ hội phạt tiền hợp pháp, tức là phạt rất nặng nề cả hàng tỷ USD, nếu chính phủ đó khôn ngoan biết cài vào đó những luật cam kết của đôi bên, vì cái dự án khu công nghiệp Formosa này có quá nhiều ưu đãi.
Trái ngược lại là câu chuyện với mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không muốn nói là sẽ làm suy giảm "những phần trăm GDP của VN", đó là câu chuyện cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh đã lan đến 5 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế, Đà Nẵng... Những vụ cá chết trắng đã lan tới vùng biển Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, nhất là tỉnh Thừa Thiên Huế, một đốt xương sống chịu đựng khắc khổ nhất của đất nước Việt Nam về thời tiết khắc nghiệt, nay người dân xứ Huế lãnh đòn cá chết thì không còn dùng từ phẫn nộ nữa mà phải dùng từ cuồng nộ. Tôi e rằng những cái dự án du lịch bãi biển, hay những khu nghỉ mát ven biển kia sẽ thành một mớ cát vụn trong tương lai mà người chưa nghĩ ra thiệt hại rất lớn lao.
Vụ việc này, các nhà khoa học VN ở nước ngoài cho là đường ống xả thải ngầm từ dự án Formosa ra đáy biển Vũng Áng (dù chưa được kiểm chứng rõ ràng). Thực tế nghi là rất có cơ sở, vì đây không có vụ tràn dầu nào cả mà không có lý do gì cá chết nhiều như vậy. Xem thêm: mời nhấn vào đây
Về kinh tế, trước hết nếu tình trạng này kéo dài, đầu tiên nó đánh sụt ngành du lịch các tỉnh có bờ biển này, các lĩnh vực kinh doanh thủy hải sản của VN sẽ bị tác động tiêu cực vì nó sẽ gây nghi ngờ sang cho các lĩnh vực thủy sản tôm cá nuôi trong sông hồ cả nước ngọt chứ không còn là nước biển nữa, nếu người ta không kiên quyết truy tìm ra thủ phạm đến cùng.
Trong các động thái tiếp sau, các chính phủ các nước sẽ khuyến cáo công dân họ thận trọng khi đi du lịch tại VN hạn chế ăn cá biển, kể cả tôm cá nước ngọt, đồng thời sẽ gia tăng kiểm soát nghiêm ngặt các mặt hàng liên quan đến thủy hải sản của VN.
Rủi ro nguy hiểm nhất nếu ngư dân thấy rằng họ khó có thể tiêu thụ thủy sản và ngừng đánh bắt thì ai là kẻ đang hưởng lợi đằng sau vụ này, chắc chắn là một nước to xác gần VN sẽ thích điều này.
Thứ nữa những mặt hàng tiêu dùng thủy sản tôm cá thiết yếu của người dân VN và cả dùng cho xuất khẩu sẽ khan hiếm, cộng với nạn hạn hán kéo dài gây sút giảm lĩnh vực GDP nông nghiệp của VN sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn và nghiêm trọng cho kinh tế.

ĐẬP BAUXITE TẠI TÂY NGUYÊN, LÂM ĐỒNG CẦN CẨN TRỌNG
Ngoài cá chết nhạy cảm này, còn mấy cái đập Bauxite tại Tây Nguyên, Lâm Đồng nữa. Toàn là thứ nguy hiểm treo trên đầu mà quốc tế họ cảnh báo còn nguy hiểm gấp triệu lần cái này. Phát triển kinh tế sao toàn đào hút, khai thác, rồi sắt thép, than,...toàn thứ nguy hiểm ngốn nhiều tài nguyên, điện nước, ô nhiểm môi sinh. TQ hiện nay quốc gia này đã trả giá cho 1/3 đất đai nông nghiệp và nguồn nước của họ bị nhiễm độc. Các nước Châu Phi thì đã nói không mấy thứ này dù có đầu tư 40 tỷ USD họ cũng từ chối vì các chính quyền sợ dân chúng phẫn nộ mà lật đổ luôn cả chính quyền,...

CẢNG CAM RANH – VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC KINH TẾ LẪN QUÂN SỰ TỐT NHẤT TẠI CHÂU Á
Ngoài câu chuyện Formosa ở cảng Vũng Áng thì VN còn một tử huyệt nữa là Vịnh Cam Ranh, mà người Mỹ hay chú ý đó là một cảng biển nước sâu chiến lược cả kinh tế lẫn quân sự tốt nhất vùng Châu Á mà bất cứ quốc gia nào cũng thèm muốn thuê hoạc sở hữu nó. Nhất là Mỹ quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên cảng nước sâu Vịnh Cam Ranh này nếu có yếu tố TQ vào đây nữa thì xem như quốc gia này đã mất mọi thứ về chủ quyền. Trước đây người TQ đã lảng vảng tại đây bằng hình thức xây lồng kiên cố nuôi cá mú khai thác không đóng thuế, nhờ người Việt đứng tên từ nhiều năm,... Bất cứ kẻ nào dù ở lãnh đạo cấp cao nhất nào mà liều lĩnh ký giấy mang yếu tố TQ vào đây nữa chính họ là những tên Hán gian bán nước cần phải bắt giữ họ. VN cần phải giữ bằng mọi giá cảng biển nước sâu này dùng cho mục đích quốc phòng. Đừng vì vài bạc lẻ phát triển kinh tế mà cho người lạ xây "khu nghỉ mát", hay "công xưởng" gì đó là đánh mất tất cả về chủ quyền quốc gia cũng như rủi ro kinh tế lẫn chính trị là rất lớn.

CÔNG TY THÉP TQ CHỈ CÓ THỂ ĐI ĐẦU TƯ VÀO CÁC NƯỚC LẠC HẬU THỨ BA, NÊN VN PHẢI THẬN TRỌNG
Có một cảnh báo nạn sản xuất dư thừa than đá, sắt thép tại TQ mà người ta cần phải lựa chọn. Hãy nhớ rằng, trong tháng 2/2016, Bắc Kinh cho biết sẽ loại bỏ 100 -150 tấn thép dư thừa trong vòng 5 năm tới. Sẽ không có bất cứ nhà máy thép nào sẽ được cấp phép hoạt động nữa. Đóng cửa nhũng nhà máy lỗi thời và lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, đã khiến nhiều người ưu tú giàu có tại TQ dời bò đất nước ra đi, vì nạn ô nhiễm quá nghiêm trọng.
Ngày 16/02/2016, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tức People's Bank of China (PBOC) ra chỉ thị ban hành hướng dẫn về việc siết lại các khoản vay tín dụng liên quan đến ngành than, sắt thép, đây là những ngành gây ra những khoản nợ kinh niên.
Trong năm ngoái, Trung Quốc đã sản xuất ra 803.800.000 tấn thép thô, nó tương ứng gần một nửa sản lượng thép còn lại của thế giới, đó là chiếm đến 49,5% tổng số thế giới (Nguồn: Hiệp hội Thép Thế giới). Trong khi dẫn nguồn của tờ báo Xinhua News Agency, tức Tân Hoa Xã, một công cụ tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Bắc Kinh làm tổng biên tập đưa tin vào ngày 04/02/2016 thì cho rằng năm 2015, Trung Quốc đã sản xuất rakhoảng 1,2 tỷ tấn thép. Đó là sản xuất dư thừa quá mức ở khoảng 400 triệu tấn thép, nó vượt qua sản lượng thép của Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Nga, một số nước EU,...
Có nghĩa là bây giờ các công ty thép TQ chỉ có thể đi đầu tư vào các nước lạc hậu thứ ba, nên VN phải thận trọng. Đó là việc sản xuất dư thừa này đã dẫn đến việc TQ mới là nước nhập khẩu một lượng lớn hàng hóa lớn nhất thế giới, nếu không muốn nói là chiếm gần một nửa số hàng hóa mà TQ nhập khẩu, nó bao gồm: sắt thép, nhôm, đồng, và các quặng kim loại khác,....

NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC MỎ THAN TẠI QUẢNG NINH
Tại TQ, ngành công nghiệp khai thác mỏ than ở quốc gia này hiện nay phải vật lộn với giá cả dư thừa than đá kể từ năm 2012, dù giá khi đó có tăng cao. Mặc dù công ty Heilongjiang Longmay Mining Holding Group cắt hạ sản lượng khai thác than, và sa thải nhân công, nhưng công ty này vẫn bị lỗ lã nặng hơn 1 tỷ USD. Thực tế Shenhua Group Corp Ltd mới là đại công ty sản xuất than lớn nhất của Trung Quốc họ cũng thải người và cắt hạ sản lượng khai thác than đá, vậy mà cũng bị lỗ nặng.
Tại VN, còn đang đầu tư và xây cất những cái mỏ than tại mỏ than, các nhà máy nhiệt điện ở Quảng Ninh, gần cả Vịnh Hạ Long một địa danh Di sản Thế giới UNESCO, hàng năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm đã từng lãnh một trận bão lũ đã quét hàng ngàn tấn than theo dòng nước trong tháng 8/2015, mà suýt nữa gieo họa cho Di sản Thế giới UNESCO công nhận này, các mỏ than này nó được quản lý bởi Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Ngoài ra còn các mỏ Bauxite tại Tây Nguyên, Lâm Đồng nữa. Tất nhiên, không ai cấm khai thác Bauxite, than đá, quặng sắt, nếu khai thác làm chủ được công nghệ tiên tiến thì làm, còn chưa đủ thì để thế hệ sau, nếu khai thác vì mục đích đảm bảo an ninh điện năng trong nước thì chọn địa điểm mà khai thác thay vì ồ ạt để cho nước ngoài nhảy vô khai thác bừa bãi với mục đích xuất khẩu mà vét về chả bao nhiêu ngoại tệ thì thật đáng ngại.

TỐM LẠI
Phát triển kinh tế đừng vì nhãn tiền những dự án sắt thép, than đá, Bauxite,...mà thế giới đang dư thừa, hủy hoại tài nguyên kia mà đánh mất mọi thứ mà sau này muốn cải tạo lại môi trường thì còn tốn kém gấp bội lần, nó chỉ có thể hưởng lợi cho những người ký kết và tham gia dự án đó, chứ phần gánh vác họ sẽ để cho di sản thế hệ sau lãnh hộ.

-       Nguồn tài liệu & thông tin tham khảo:
-       Nghiên cứu thêm về các bài phân tích kinh tế vĩ mô & kinh tế thế giới:

Rất mong được gặp anh chị để có thể trao đổi thêm về cách lựa chọn cổ phiếu, lên danh mục đầu tư và giới thiệu các dịch vụ về giao dịch tại SSI. Mong nhận được email phản hồi của anh chị. Cảm ơn anh chị!


Chúc anh chị sức khỏe & thành công.


Thanks & Best Regards,
Duong Trong Vinh (Mr.)
Associate
SSI - Hanoi

SSI - Securities Services
1C Ngo Quyen, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam
M: 0975271089 |
T: 04 3936 6321 ext. 206 | E: vinhdt@ssi.com.vn| Wwww.ssi.com.vn

This email and any attachment is intended for use only by specified addressees and may contain legally privileged and/or confidential information.  If you are not an intended recipient, please delete the original and any copy of this message, notify the writer by email or telephone at (84-8) 3824 2897 and accept our apologies for any inconvenience.
* Please consider the environment before you print this email.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.