Header Ads

FED ĐÃ SẴN SÀNG TĂNG LÃI SUẤT ÁP LỰC NẶNG CHO CÁC CHÍNH SÁCH "CHỐNG USD HÓA" CỦA VN.

Chị Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

FED ĐÃ SẴN SÀNG TĂNG LÃI SUẤT ÁP LỰC NẶNG CHO CÁC CHÍNH SÁCH "CHỐNG USD HÓA" CỦA VN.

Trước đây, kể từ ngày 31/10/2007, cho đến ngày 16/12/2008, Fed 8 lần cắt hạ lãi suất Federal Funds Rate từ mức 4,50% đưa về 0,25%, và duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục trong một thế kỷ ra đời của định chế ngân hàng trung ương Mỹ này, mãi đến ngày 16/12/2015, Fed đã lần đầu tiên sau 7 năm, Fed tăng lãi suất Federal Funds Rate thêm 0,25% và treo ở mức 0,50%.

Từ đây cho đến hết năm, Fed sẽ có thêm 5 cuộc họp quan trọng trong việc tăng lãi suất, hay hạ lãi suất hoặc trì hoãn tăng, giảm lãi suất. Đó là vào ngày 14-15/6/2016, 26-27/7, 20-21/9, 1-2/11, 13-14/12/2016. Đấy là những cuộc họp quan trọng nhất của Fed.

Trong động thái mới nhất hôm thứ sáu, thì chóp bu Thành viên của Hội đồng quản trị (Fed), gồm: Janet L. Yellen (Chủ tịch), Stanley Fischer (Phó chủ tịch), các nhân vật khác Daniel K. Tarullo, Jerome H. Powell, Lael Brainard đã phủ nhận là trong số họ đã có nhiều thành viên mất kiên nhẫn cho việc trì hoãn tăng lãi suất ngắn hạn. Thậm chi họ còn dọa là "sẽ tăng lãi suất bù". Tức là ta hiểu là Fed cũng không loại khả năng tăng lãi suất ngắn hạn Fed Funds Rate đến 50 điểm cơ bản, tức là sẽ tăng 0,50% vào ngày họp 14 -15/6/2016 này, và nếu cộng lại thì lãi suất ngắn hạn Fed Funds Rate đang duy trì ở mức 0,50% thì sẽ là 1.00%. Tuy nhiên đây chỉ là trò dọa nạt rung cây nhát khỉ, có lẽ họ chỉ tăng 25 điểm cơ bản là 0,25%.

Chủ tịch Janet L. Yellen hiện nay ăn mức lương chỉ có $ 199.700 / năm, trong khi Phó chủ tịch và các thành viên khác chỉ nhận được mức lương $ 179.700 / năm. Đó là mức lương nghèo kiết xác nên rất dễ bị nhận hối lộ để nhóm chóp bu Thành viên của Hội đồng quản trị (Fed) sẽ có thể tiếp tục trì hoãn tăng lãi suất thêm một lần nữa. Đó chỉ là câu chuyện vui mà giới tài phiệt Phố Wall chế giễu bộ sậu của Fed.

Đối với VN, nếu giá cước lãi suất Fed Funds Rate duy trì từ mức 0,75%, có lẽ sau ngày 14 -15/6/2016 này người ta sẽ dồn dập soi vào 500 tấn vàng chưa được kiểm chứng có trong dân dang cất giữ để lôi nó ra vào lưu thông kinh tế. Vì từ nay lãi suất đồng USD sẽ đắt hơn xưa và không còn rẻ nữa, đó là vì dù sao đằng sau cái dấu phẩy lắt nhắt li ti kia, nhưng niếu người ta trả nợ hay gửi tiền ký thác thì phí tổn không hề rẻ chút nào.

Có lẽ hết tháng 6/2016, khi lãi suất tại Mỹ là 0,75%, và lãi suất của VN niêm yết bằng đồng USD là 0%, thì dân chúng, và giới đầu tư họ sẽ bán các tài sản, hay các khoản nợ niêm yết bằng đồng nội tệ VND để chuyển qua hình thức tài sản khác cho an toàn và có lời hơn, nó cũng tương tự như các nước khác khi niêm yết lãi suất bằng đồng USD thấp hơn lãi suất tại Mỹ, thì các nhà đầu tư họ sẽ quay sang mua USD, hay trái phiếu, hoặc cổ phiếu Mỹ, hoặc các hinh thức tẩu tán tài sản, hay người ta gửi tiền ngược lại các thị trường có lãi suất cao hơn, kể cả loại đầu tư tiền "kiều hối" sẽ lặn bớt đi, và sẽ không chảy về VN nhiều như 7 năm trước khi Fed duy trì lãi suất thấp.

Về khí cụ đầu tư, nói chung nếu một ngân hàng trung ương, hoặc nhóm các ngân hàng trung ương, "điều chỉnh lãi suất" (adjust interest rates) làm tăng lãi suất, và một ngân hàng trung ương kia làm giảm lãi suất. Điều đó có nghĩa là tiền sẽ chảy về phía ngân hàng được đưa ra thanh toán giá cước cao hơn. Đó là chỉ về lý thuyết, kinh nghiệm thực tế ta phải phân tích lãi suất, tỷ giá các đồng tiền có giao hoán mạnh như là: Đồng Franc Thụy Sĩ (CHF), đồng Euro (EUR), Bảng Anh (GBP), Yên Nhật (JPY), và đô la Mỹ (USD), kể cả đô la Úc (AUD), đô la Canada (CAD),...như thế nào?
Chẳng hạn như lãi suất Euribor, lãi suất Libor, lãi suất Eonia, nhất là lãi suất ngân hàng trung ương, và số liệu lạm phát các nước có đồng bạc đó. Chẳng hạn như suất Libor kỳ hạn 3 tháng niêm yết bằng đồng EUR hiện nay ở mức âm tiêu cực -0,27814%, USD là 0,66130%, bảng Anh (GBP) là 0,58919%, Yên Nhật (JPY) là -0,02471%, Franc Thụy Sĩ (CHF) là -0,73340%,... đối với đồng EUR ta còn loại lãi suất Eonia khá quan trọng, hãy nhớ rằng lãi suất Eonia nó có thể được xem như là tỷ lệ của lãi suất qua đêm của Euribor hiện nay ở mức -0,340%, trong khi kỳ hạn 3 tháng lãi suất Euribor niêm yết bằng đồng EUR là -0,258%,...cũng như phân tích các lãi suất của các ngân hàng trung ương nữa.
Rõ ràng đồng EUR, yên Nhật (JPY), Franc Thụy Sĩ (CHF),... đang được hỗ trợ bởi lãi suất thấp, nghĩa là kỳ vọng của giới đầu tư vẫn tin rằng lãi suất các đồng tiền này sẽ hết đường giảm nữa và nó sẽ phải tăng, do đó tỷ giá hối đoái của các đồng tiền này vẫn có kỳ vọng là tăng giá lại bất cứ lúc nào khi người ta điều chỉnh lãi suất theo hướng tăng,...tức là các đồng bạc này không hẳn là bị mất giá, vì lãi suất của nó đã là quá thấp thậm chí là âm, vậy mà đồng tiền các nước đó chỉ sụt giá cỡ đó chứ không bị gọi là "mất giá đồng tiền",...
Nói chung về khí cụ đầu tư vào đồng tiền cho an toàn thì còn nhiều cách nữa, chẳng hạn như đồng yên (JPY) ta hết sức chú ý vào các quỹ giao dịch. Trong đó hai quỹ ETF phổ biến nhất bằng đồng JPY, bao gồm ProShares UltraShort Yen (YCS) - YCS, và Japanese Yen Trust (FXY) - FXY,...
Chẳng hạn như trường hợp FXY được thiết kế để theo dõi giá của đồng JPY quy định trong tiền gửi với giá cổ phiếu phản ánh giá bằng USD của đồng JPY, với tỷ lệ chi phí bao nhiêu phần trăm nào đó.
Ta thận trọng, việc thực hiện giao dịch "carry trade" là giao dịch tiền tệ được thiết kế để tận dụng sự khác biệt giữa lãi suất ở hai nước. Theo đó chiến lược, các nhà đầu tư bán một đồng tiền với lãi suất thấp và sử dụng các quỹ để mua một loại tiền tệ khác nhau với mức lãi suất cao hơn. Các chuyên gia tài chính gọi đậy kiếm lời nhờ chênh lệch lãi suất.
Ngoài ra còn kể đến các nghiệp vụ đầu tư vào các khí cụ tiền tệ khác như: CurrencyShares Dollar Úc (FXA), CurrencyShare Bảng Anh (FXB), CurrencyShares dollar Canada (FXC), CurrencyShares Renminbi Trung Quốc (FXCH), CurrencyShares Euro (FXE), CurrencyShares Dollar Singapore (FXSG), CurrencyShares Krona Thụy Điển (FXS), và CurrencyShares Franc Thụy Sĩ (FXF),... các tham khảo phụ có thể dùng phân tích kỹ thuật về tiền tệ, đây là khí cụ dự đoán một tăng hay giảm, tức là đánh bạc trong ngắn hạn,...

Tóm lại, những nghiệp đầu tư theo quỹ đầu cơ, hay các quỹ khác kể cả đầu cơ hay đầu tư mang tính trung lập, bạn phải thật sự có kinh nghiệm nhiều năm đầu tư hay quản lý quỹ hàng trăm triệu $, hay cả hàng tỷ USD cho thân chủ các nhà đầu tư, vì chỉ cần yếu tay nghề sai biệt nhỏ nhất về tỷ giá hối đoái nó giảm lắt nhắt đằng sau dấu phẩy của hàng đơn vị thôi là trả giá rất đắt.

(*) Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.