Header Ads

Những con số biết nói của nền kinh tế Mỹ

NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI CỦA NỀN KINH TẾ MỸ

NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI CỦA NỀN KINH TẾ MỸ

Trước hết về thể chế từ Tổng thống cho đến bộ ngành khác thì Mỹ chỉ có một Tổng trưởng và một cấp Phó, rất hiếm 2 cấp Phó. Cho nên khi ta nghe tiếng nói của cấp Phó nói ra đôi khi còn ảnh hưởng và uy lực hơn cả cấp Tổng trưởng, như Phó Tổng thống,... nên bất cứ khi nào từ cấp Tổng trưởng đến cấp Phó nói ra đều khiến các nước phải dè chừng soi mói từng chữ để phân tích Mỹ đang muốn gì.
Các cấp điều hành kinh tế, điều tiết tiền tệ cũng ít cấp Phó, thí dụ về Bộ Tài chính chẳng hạn, dưới quyền chủ yếu là các chiến lược gia phân tích từng mảng từng khu vực, chẳng hạn chiến lược gia tiền tệ, chiến lược gia nghiên cứu kinh tế TQ, Âu châu, Á châu,...nên nó cũng giải thích phần nào Mỹ ít tiến sĩ, và cũng chẳng có nhiều cấp Phó như tại VN.
Dân số Mỹ năm 2015 chỉ có 322 triệu dân, nhưng nền kinh tế Mỹ tạo ra 18.100 tỷ USD. Nó chiếm đến gần 29% của sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới. Có nghĩa là không phải 322 triệu dân Mỹ đều tham gia lao động hết công suất, mà Mỹ thuê người lao động các nước làm cho Mỹ để có sản lượng GPD lên đến 18.100 tỷ USD. Và tính trung bình cho một người Mỹ chỉ bỏ ra 0,55 USD / lít xăng. Nên đừng nghĩ là Mỹ giàu có tất nhiên phải mua hàng hóa đắt, đó là sai lầm.
Trên thế giới, duy nhất nền kinh tế Mỹ là nhập siêu triền miên mà đồng USD không bị mất giá mà trái lại còn là đồng tiền chi phối hầu hết các giao dịch buôn bán trên thị trường tài chính.
Thực tế, nền kinh tế Mỹ duy nhất trên thế giới có kích thước lớn nhất thế giới nhiều thập kỷ qua và bây giờ vẫn thế. Trên thế giới hiện nay hầu hết các ngân hàng trung ương hay các tổ chức tài chính đều buộc phải cắn răng nắm giữ đồng USD Mỹ, dù họ không thích để làm tài sản dự trữ và đầu tư.
Thống kê của NASDAQ, Bank for International Settlements - BIS, tức Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho thấy, tổng số giấy nợ phát hành bằng đồng USD hiện đang lưu hành trên thế giới chiếm đến 42,7%.
Nếu xét về phẩm chất năng lực xuất khẩu thì trong năm 2015 Mỹ đã xuất khẩu được 2,23 nghìn tỷ USD = 2.230.000.000.000 USD, nhưng xuất khẩu của Mỹ chỉ chiếm khoảng 13% với sản lượng kinh tế GDP. Đó là gần bằng mức xuất khẩu đỉnh cao nhất của TQ trong năm 2014, khi TQ xuất khẩu được 2.343.000.000.000 USD (2.343 tỷ USD).
Trong khi toàn bộ năng lực xuất khẩu các nước thành viên EU của 28 quốc gia nó bao gồm: Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Séc , Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Hy Lạp , Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Anh quốc,...chỉ xuất khẩu ra 2.173 tỷ USD (trong năm 2014).
Thực tế nền kinh tế Mỹ là dùng cho tiêu dùng nội địa là chính chứ ít phụ thuộc vào xuất khẩu. Đó là bởi vì năm 2015, Mỹ cũng là nhà vô địch nhập khẩu, khi phải nhập khẩu đến 2.762 tỷ USD hàng hóa. Hiện nay Mỹ cũng chính thức trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nước Đức tại Âu châu, và chính thức loại Pháp ra khỏi đối tác lớn nhất nhiều thập kỷ của Đức.
Đối với TQ lĩnh vực xuất khẩu của họ chiếm tỷ trọng hầu như bao quát nền kinh tế. Trong khi Liên minh châu Âu -- EU tập hợp đến 28 quốc gia thành viên của EU thì mới xuất khẩu ra 2.173 tỷ USD.
Nếu tính theo sản lượng GDP cho xuất khẩu thì TQ dẫn đầu, rồi đến Đức số 2, và Nhật số 3, Mỹ chót bảng. Mỹ cũng là quốc gia duy nhất thiếu hụt tài khoản vãng lai triền miên, đó là tiền Mỹ ở trên đất Mỹ thì ít mà chảy ra nước ngoài thì nhiều, một phần nước ngoài mua tài sản Mỹ niêm yết bằng đồng USD dưới nhiều hình thức.
Hiện nay Mỹ mắc nợ gần 19 ngàn tỷ USD, tức là chiếm đến hơn 30% tổng sản lượng GDP toàn cầu cộng lại. Nó bao gồm toàn bộ tổng sản lượng GDP của cải của toàn bộ 28 nước thành viên EU cộng lại, cộng thêm một nửa tổng sản lượng GDP của nước Nga.
Đó là con số nợ vĩ đại nhất của Mỹ. Nhưng tất cả các khoản nợ của Mỹ đều bằng "đồng nội tệ", tức là đồng USD của Mỹ. Và thế giới sẽ không bao giờ muốn thấy Mỹ sụp đổ, vì lỡ mua và tích trữ tài sản dự trữ bằng tiền Mỹ.
Nhưng khốn nỗi chủ nợ nước ngoài đang nắm giữ 7,27 ngàn tỷ USD của Mỹ, nếu Mỹ in bạc ra trả làm đồng USD giảm giá sẽ khiến tài sản của các chủ nợ sụt giá nặng, sẽ xóa trắng tài sản các quốc gia này tích trữ, đặc biệt là Nhật, TQ.
Tuy nhiên, các ngân hàng Mỹ, hay các nhà đầu tư cá nhân lại là chủ nợ lớn lao của các chính phủ trên thế giới. Đó là điều khó hiểu, và nó cũng giải thích phần nào đồng USD vẫn tiếp tục được ồ ạt bơm ra để thế giới sử dụng.
Bây giờ nếu Mỹ chỉ cần hạn chế nhập khẩu xuống 5%, là nền kinh tế thế giới gặp khủng hoảng. Đó là xét hiệu suất quá khứ, khi Mỹ gặp khó khăn ít chi tiêu thì cả thế giới vạ lây theo tùy khủng hoảng từng mức độ những nước bán hàng sang Mỹ. Chính vì vậy, hiện nay duy nhất trên thế giới là nước Mỹ có quyền lực cấm vận kinh tế các nước khác, kể cả cấm vận kinh tế Nga.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.