Header Ads

Vì sao Nga bị vỡ mộng khi bị Thổ Nhĩ Kỳ, Iran gật mình trở mặt nhanh chóng với Nga?


Về phân tích quân sự thì tôi không rõ, nhưng về phân yếu tố kinh tế để có lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi là không cho Nga thế chỗ căn cứ không quân Incirlik truyền thống của các nước Âu châu trong khối NATO do Mỹ cầm đầu đóng quân tại đây, thậm chí là ngay cả Iran bất ngờ không cho phép Nga dùng sân bay Hamadan để bỏ bom IS hay quân đối lập tại Syria nữa.
Trước hết đối với Thổ Nhĩ Kỳ, sau vụ đảo chính hụt thì ông Tổng thống Erdogan nổi điên cho phong tỏa căn cứ không quân Incirlik không cho liên quân NATO do Mỹ cầm đầu xuất kích tấn công IS cũng như tuần tra bảo vệ các đường vận chuyển chiến lược trên không lẫn trên biển tại vùng chiến lược này, thậm chí là ông Tổng thống Erdogan còn dọa đóng cửa căn cứ không quân Incirlik này, và Erdogan nhiều lần bí mật đàm phán với Moskva là sẽ cho Nga thế chỗ NATO được dùng căn cứ không quân Incirlik này, và gia tăng đàm phán thương mại với Nga.
Đó là trò mỉa mai, đối với ông Tổng thống Erdogan bù nhìn này, người Mỹ lật đổ ông ta chỉ là vấn đề thời gian. Nên đừng có chống đối Mỹ, đó là hiện nay Mỹ đang là nước viện trợ quân sự cho Thổ Nhĩ Kỳ rất lớn, và có nhiều đồng minh trong giới chóp bu cao cấp của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thân Mỹ và Tây phương để chống Nga, một kẻ thù truyền kiếp của Thổ Nhĩ Kỳ về lịch sử,...
Về phân tích yếu tố kinh tế tác động đến Erdogan phải thay đổi ý định, nếu không muốn bị sụp đổ về kinh tế khiến người dân bất mãn mà càng lật đổ ông ta nhanh hơn. Đó là bởi vì trong bán buôn, quan hệ ngoại thương giữa Thổ Nhĩ Kỳ với EU nó chi phối đến 58% xuất khẩu của Thổ Nhỉ Kỳ sang EU, và Thổ Nhĩ Kỳ chỉ nhập khẩu chưa tới 39,7% từ các nước EU. Chưa tính khách hàng Mỹ tuy ngang bằng Nga về quan hệ ngoại thương, nhưng Mỹ mới là nước nhập siêu nhiều nhất với Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi quan hệ ngoại thương với Nga thì Thổ Nhĩ Kỳ lại nhập hàng nhiều nhất của Nga, chủ yếu là nhập khí đốt, dầu hỏa, có nghĩa là bán buôn với Nga thì Thổ Nhĩ Kỳ phải móc hầu bao ra trả.
Bằng chứng rõ ràng khi mới đây ông Tổng thống Erdogan cáo buộc quân Đức và Mỹ dẫn đầu thông đồng với các cựu chỉ huy tướng lĩnh cao cấp trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ để phế truất ông ta nhưng không đưa ra bằng chứng và dọa trục xuất quân Đức khỏi Thổ Nhĩ Kỳ, đáp lại nước Đức và một số nước EU ngưng nhập khẩu hàng hóa của Thổ Nhĩ Kỳ và không đặt hàng các hợp đồng tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ nữa khiến ông Tổng thống Erdogan giật mình và tỉnh giấc mộng là đừng có đùa với Mỹ và Âu châu. Nhiều xí nghiệp nhà máy tại Thổ Nhĩ Kỳ ngưng hoạt động và đình công vì thiếu khách hàng nhập khẩu. Khiến ông Tổng thống Erdogan phải đi vào khuôn phép hoặc chọn Nga, hoặc chọn Mỹ, Âu châu,...Chọn Nga thì Thổ Nhĩ Kỳ tha hồ in tiền ra mà mua dầu lửa,khí đốt của Nga để giấy bạc của Thổ Nhĩ Kỳ là đồng Lira biến thành "giấy lộn".
Đối với Nga, thực lực kinh tế quá yếu và quá nghèo, tổng sản lượng GDP kinh tế năm 2015 còn kém cả Hàn Quốc, phân nửa ngân sách và các hóa đơn bán hàng lại đến từ dầu lửa, khí đốt. Nhưng vẫn lại chỉ có khách hàng Âu châu mới chi được hóa đơn mua dầu của Nga cao giá hơn 2 $ cho 1 thùng dầu.
Đối với Iran, lại là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Nga về bán dầu và khí đốt. Iran vất vả lắm mới trào mời được các tập đoàn công nghiệp dầu khí Âu châu, Mỹ, đầu tư vào Iran, như việc xây dựng và cũng cấp thiết bị khai thác và lọc dầu cho Iran sau khi được Mỹ, Âu châu tháo bớt cấm vận. Cụ thể, tại Iran đang có các tập đoàn dầu khí Exxon Mobil, BP plc, Royal Dutch Shell, Total,… hiện diện tai đây, nên không có lý do gì để cho quân Nga đóng quân sâu bên trong Iran bay lởn vởn quanh giếng dầu và nhà máy lọc dầu đang khảo sát và Iran xây dựng,…
Quan trọng hơn nữa là Iran hiện đang đàm phán thuyết phục các tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ của Âu châu như Airbus Group (EPA: AIR), và tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ của MỹBoeing (Dow Jones: BA), nhất là công ty United Technologies (Dow Jones: UTX) để cung cấp linh kiện động cơ máy bay thương mại để thay thế cho các máy bay thương mại của Iran đã xuống cấp nghiêm trọng khiến cho lĩnh vực vận chuyển hàng không dân dụng đầy tiềm năng của Iran kém cỏi nhất thế giới, Iran hiện nay chủ yếu dùng máy bay do Boeing chế tạo, Nga thì không năng lực chế tạo máy bay thương mại vì đây là máy bay chở người chứ không phải chở bom để mà nó đang bay mà bị rơi thì ai dám đi.
Chính vì lý do đó khiến Iran phải suy nghĩ lại, vì dù sao khi Iran đầu tư hạ tầng khai thác dầu khí hay sau nay này bán dầu khí, hay khí đốt cũng như nâng cấp máy bay thương mại thì chỉ có khách hàng Âu châu mua thôi, Nga thì lại bị rơi vào thế kẹt, nếu sau này Iran có đủ năng lực về hạ tầng dầu khí thì Nga sẽ không có lợi thế về dầu lửa nữa. Iran có túi khí đốt rất lớn mà các tập đoàn dầu khí Mỹ, Âu châu thẩm định là nó ngang bằng với mỏ khí đốt của Nga, và Iran trong tương lai là đối thủ của Nga chứ không phải là bạn.
Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.