Header Ads

Cam kết của OPEC cắt giảm sản lượng chỉ giúp giá dầu tăng ngắn hạn, nhưng cơ hội thay đổi nguồn cung trong dài hạn không nhiều

Đón nhận thông tin OPEC thỏa thuận cắt giảm sản lượng sau nhiều năm thì gần như mọi sự chú ý chỉ tập trung tại nhóm cổ phiếu Dầu khí. PVD, PVS, GAS,  PXS là những cố phiếu được giao dịch mạnh nhất trong nhóm Dầu khí khiến dòng tiền không còn tập trung ở nhóm Ngân hàng, Chứng khoán, VLXD như các phiên trước. Các chỉ số của thị trường tăng ở mức cao cho đến khi xuất hiện rung lắc khá mạnh trước khi bước vào phiên ATC. Khi đó VN-Index nhanh chóng giảm về còn 685,9 điểm và bật lại về vùng 688 điểm trước khi đóng cửa. Chốt phiên, VN-Index tăng +1,83 điểm (+0,27%) trong khi HNX-Index tăng +0,75 điểm (+0,89%).
Thanh khoản tăng nhẹ lên mức 3.540 tỷ đồng tính chung 2 sàn. Với diễn biến tích cực tại nhóm Nhựa bên cạnh nhóm Dầu khí. Các cổ phiếu thuộc các nhóm ngành khác có diễn biên trái ngược nhau, nhưng chủ yếu là giảm giá so với hôm qua khi bị bán chốt lời khá mạnh trong phiên chiều. Về phía giao dịch của khối ngoại, NĐTNN bất ngờ mua ròng lần lượt +34,7 tỷ tại HOSE và +15,8 tỷ tại HNX. Nhóm cổ phiếu được mua ròng mạnh có MSN, SSI, NT2, BVH, PVS trong khi KBC, HPG, HSG bị bán ròng không đáng kể.
Nhìn chung, hôm nay thị trường phân hoá trên diện rộng. Ngoài nhóm Dầu khí tăng đồng loạt ra diễn biến tích cực phần còn lại của thị trường vẫn nghiêng về các cổ phiếu có triển vọng tích cực trong những tháng cuối năm như DHG, PNJ, GMD…Nhóm thuỷ điện bao gồm CHP, SHP, SJD…cũng diễn biến tích cực so với thị trường chung.
Hầu hết TTCK Châu Á tăng hôm nay sau khi giá dầu hồi phục trước kỳ vọng cắt giảm sản lượng. Trừ thị trường Ấn Độ giảm do quân đội nước này phát đi thông báo sẽ thực hiện tấn công phe ly khai Kashmir. Gía dầu Brent giao dịch trên thị trường Châu Á lại giảm 0,9% khi xuất hiện hoài nghi cách thức các tổ chức sản xuất dầu mỏ thi hành việc cắt giảm sản lượng vẫn còn bỏ ngõ. Goldman Sachs nhận định trong báo cáo gửi nhà đầu tư cho rằng cam kết của OPEC cắt giảm sản lượng chỉ giúp giá dầu tăng ngắn hạn, nhưng cơ hội thay đổi nguồn cung trong dài hạn không nhiều.

Chúng tôi cũng ghi nhận lại nhận định của Ông Phillipp Chladek, Chuyên gia phân tích ngành cao cấp từ Bloomberg Intelligence nhằm giúp nhà đầu tư có góc nhìn đa chiều về cam kết cắt giảm sản lượng lần này của OPEC
Việc OPEC cắt giảm sản lượng chỉ giúp ổn định tâm lý thị trường, không làm cân bằng cung cầu thị trường dầu mỏ
Sản lượng dầu mà OPEC quyết định cắt giảm tại cuộc họp ở Algiers (750.000 thùng/ngày) là rất nhỏ so với tổng lượng dầu mà các nước thành viên OPEC sản xuất, hơn 33,2 triệu thùng/ngày. Động thái này có thể xem như là một biện pháp nhằm cải thiện tâm lý thị trường chứ không nhằm khôi phục lại cân bằng cung cầu trên thị trường dầu mỏ. Iran không nằm trong các nước cắt giảm sản lượng, và có những dấu hiệu cho thấy rằng Libyan sẽ tăng xuất khẩu trở lại, cung cấp thêm hàng trăm ngàn thùng dầu mỗi ngày.
Các công ty chịu tác động: Để duy trì sự ảnh hưởng lên thị trường, các nước OPEC phải đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng sau khi thất bại tại cuộc họp vào tháng 4 ở Doha. Thị trường dầu có thể sẽ hồi phục sau quyết định của OPEC, giá dầu sẽ cần phải đạt đến khoảng 60 USD/thùng nhiều tháng trước khi dầu đá phiến của Mỹ tái sản xuất trở lại
Biểu đồ 1

Nguồn: Energy Intelligence
Việc thiết lập hạn mức sản xuất dầu mới của OPEC không giúp giải quyết các vấn đề cố hữu
Quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC chỉ đơn thuần sử dụng lại giải pháp cũ để giải quyết vấn đề nan giải ban đầu dù đây là quyết định có ảnh hưởng mạnh đến việc thiết lập mức trần sản xuất mới. Quyết định này không giải quyết những điểm yếu chính trong chiến lược trước đó của OPEC về sản lượng đầu ra: các nước thành viên của tổ chức OPEC tạo nên thói quen xấu khi không thực hiện đúng về sản xuất dầu theo hạn mức được cam kết trước đó. Sản lượng dầu sản xuất do đó thường cao hơn so với mức kế hoạch, gây bất lợi cho những nước thành viên giữ đúng cam kết. Tổ chức này sẽ phải tìm ra giải pháp tốt hơn để thống nhất về tổ chức sản xuất dầu.
Các công ty chịu tác động: Nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới đang niêm yết là Rosneft, một công ty được điều hành bởi chính phủ Nga, với 4.1 triệu thùng dầu mỗi ngày, tiếp đến là Petro China (2,7 triệu thùng), Petrobras (2,2 triệu thùng), ExonMobil (2,1 triệu thùng, Lukoil (2,1 triệu thùng), BP (1,9 triệu thùng), Chevron (1,7 triệu thùng) và Shell (1,5 triệu thùng). (cập nhật ngày 29/9/2016)
Biểu đồ 2

Nguồn: Bloomberg
Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ chưa hồi phục nhanh sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC
Giá dầu tăng cao sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC không chắc sẽ khiến sản lượng dầu đá phiến của Mỹ hồi phục trong ngắn hạn. Nhiều hãng khai thác ở vùng nông thôn sẽ phải mất từ vài tuần để huy động nhân công lẫn thiết bị.  Mức giá duy trì trên 50 USD/thùng sẽ làm cho nhiều giếng dầu hoạt động lại ảnh hưởng tới việc giá dầu phục hồi và sản lượng sẽ tăng rõ hơn từ năm 2017.
Các công ty chịu tác động: các công ty có vốn hóa lớn ở Bắc Mỹ bao gồm ConocoPhillips, Occidental, Hess, Noble, Marathon và Murphy. Tất cả đều đang hoạt động khai thác dầu đá phiến tại Bắc Mỹ và các dự án khác trên toàn thế giới.
Biểu đồ 3

Nguồn: US Department of Energy, Energy Intelligence, Bloomberg
(Bloomberg)
Tóm lại: 
Với những thỏa thuận tích cực ban đầu của cuộc họp OPEC, nhóm cổ phiếu dầu khí có thể sẽ khởi sắc hơn trong thời gian tới và dần lấy lại vị thế dẫn dắt thị trường.
  • Nhìn chung, nhóm cổ phiếu dầu khí đã giảm mạnh từ Q3/2014 đến nay và mặt bằng giá đang ở mức thấp so với mặt bằng chung của thị trường
  • GAS là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong nhóm dầu khí và dần quay về mức đỉnh cao trong năm 2015 là 75.0
  • PVD, PVS, PXS thường là những cổ phiếu nhạy với diễn biến của giá dầu nhất. Trong đó, PVS được xem là cổ phiếu có yếu tố hỗ trợ cả ngắn và trung hạn, đặc biệt mức định giá hiện nay là khá thấp hơn so với các cổ phiếu cùng ngành. Ngoài ra, PXS sẽ có tính đầu cơ cao nhất trong nhóm dầu khí và PVD sẽ giảm rủi ro hơn khi giá dầu hồi phục trở lại, nhưng dự kiến tình hình kinh doanh sẽ còn tiêu cực trong 6 thang cuối năm.

Vinh cho rằng việc giá dầu tăng ngắn hạn có thể lên 60$/thùng sẽ là cơ hội để nhóm cổ phiếu dầu khí tăng giá (PVD GAS PVS PXS...). Nhà đầu cơ lướt sóng xem đây là cơ hội để đầu cơ cổ phiếu nhóm dầu khí này.

_____________________________
Bạn không bao giờ quá già hoặc quá trẻ để đầu tư vào chứng khoán!

Liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Dương Trọng Vinh (Mr.)
Chuyên viên tư vấn chứng khoán

CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
1C Ngô Quyền, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam
Di động & Zalo & Viber: 0975271089
Email: vinhdt@ssi.com.vn
Skype: vinhduong89
Facebook: https://www.facebook.com/dautruongtaichinh
Website: www.dautruongtaichinh.com

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.