Header Ads

Những dấu hiệu đáng ngại của nền kinh tế XHCN Venezuela và kinh nghiệm của Petrovietnam

NHỮNG DẤU HIỆU ĐÁNG NGẠI CỦA NỀN KINH TẾ XHCN VENEZUELA VÀ KINH NGHIỆM CỦA PETROVIETNAM

Đầu tiên thật bất hạnh cho xứ thiên đường XHCN Venezuela, quốc gia này từng duy trì khối dự trữ vàng nhiều đến 372,93 tấn vàng trong quý thứ ba của năm 2011, mức duy trì đó đến tháng 1/2016 là 361,02 tấn vàng, đến tháng 3/2016 thì còn 272,92 tấn vàng, và hiện nay chốt sổ tháng 8/2016 thì Venezuela chỉ còn trong tay 194 tấn vàng. Tức là kể từ tháng 3 cho đến tháng 8/2016 -- Venezuela đã bán đi tổng cộng 167 tấn vàng (chủ yếu trả lãi và một phần nợ). Dự trữ ngoại tệ của xứ Venezuela hết tháng 8 đã rơi xuống mức thấp hơn 11 tỷ $. Nền kinh tế quốc gia này coi như hết còn tia hi vọng nào để vực dậy cũng như để bảo vệ tỷ giá đồng VEF của họ.
Venezuela không còn giữ tỷ giá cố đinh bảo hiểm cho giới đầu tư của họ theo đồng Venezuelan Bolívar là 1 USD = 6,2921 VEF (hay 1 $ = 6,3 VEF) kể từ năm 2013 cho đến đầu tháng 3/2016, và giấy bạc của Venezuela chính thức bứt neo kể từ sau ngày 11/3/2016 với 1 $ mua được 9,9750 VEF (hoặc 9,9 VEF).
Trước đây, kể từ ngày 15/2/2013, Venezuela vẫn còn giữ tỷ giá cố định bảo hiểm rủi ro cho các nhà đầu tư khi họ chốt đồng bạc VEF theo tỷ giá 4,2947 VEF mua được 1 $ (từ giai đoạn năm 2010 thì đến hết tuần đầu tiên của tháng 2 năm 2013 thì quốc gia này tuyên bố thả neo đồng VEF theo đó từ 4,2947 VEF mua được 1 $ thì phải đến 1 USD = 6,2921 VEF sau cái ngày đen tối tệ hại đó.
Trước đó tôi nhớ không lầm là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PetroVietnam, là tập đoàn dầu khí quốc gia, mà còn là quốc doanh độc quyền, nó thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam khi hồ hởi sảng lạc quan tếu châm hàng tỷ $ đầu tư liên doanh với đối tác công ty dầu khí nhà nước Venezuela PDVSA, quá dự án Junin-2 có trữ lượng khoảng 1,4 tỷ thùng và cho thùng dầu đầu tiên vào tháng 9/2012. PetroVietnam tham vọng hứa hẹn trong tương lai sẽ nâng sản lượng khai thác lên 200.000 thùng/ngày, có lẽ dự kiến là năm 2016, và kết quả chưa đầy 2 năm sau PetroVietnam đã nhục nhã bỏ của chạy lấy thân khỏi xứ Venezuela vì thua lỗ nặng nề về thiếu kinh nghiệm dự báo phân tích tỷ giá hối đoái trên thị trường tài chính quốc tế để tính toán rủi ro khi đồng VEF bị bứt neo, và xứ này lãnh đòn lạm phát phi mã.
Kinh nghiệm về phân tích rủi ro tài chính không có mà đặt tham vọng vượt đại gia dầu khí Exxon Mobil (Dow Jones: XOM), Chevron (Dow Jones:CVX), ConocoPhillips (NYSE: COP), PetroChina (CNPC), Sinopec, CNOOC đã có mặt tại đây cả mấy chục năm. Thậm chí ngay cả PetroChina (CNPC), Sinopec, CNOOC của TQ còn bị lỗ nặng và bán lại tài sản và bán cái dầu thô cho Exxon Mobil, ConocoPhillips của Mỹ.
Cho nên, đầu tư ra nước ngoài không phải dễ dàng, nếu kém nghiệp vụ phân tích dự báo tài chính về lĩnh vực tỷ giá hối đoái.
(*) Tỷ giá hối đoái United States Dollar (USD) / Venezuelan Bolívar (VEF) bị treo đầu tháng 3/2016 ở mức 1 $ mua được 9,9750 VEF, thực tế thị trường không con giao dịch đồng bạc này nữa. Đồng VEF từng có giá trị là 0,05 VEF là mua được 1 $ vào tháng Giêng năm 1989 mà người ta phải viết theo tỷ giá VEF/USD.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.