Header Ads

Trung Quốc còn lâu mới trở thành trung tâm tài chính thế giới

Trong bài báo dẫn nguồn của Bloomberg này "Vì lý do này, Trung Quốc còn lâu mới trở thành trung tâm tài chính thế giới". Nguồn: cafef.vn/vi-ly-do-nay-trung-quoc-con-lau-moi-tro-thanh-trun…. Và tôi đi vào phân tích vài yếu tố chuyên môn hơn và cố gắng diễn giải thuật ngữ tài chính đơn giản tối đa và ai cũng có thể hiểu. Trước hết TQ muốn là "trung tâm tài chính của thế giới" trước hết TQ phải đưa đồng tiền của họ được thế giới ưa dùng thì TQ trước hết cần phải tập làm quen với việc, thâm hụt tài khoản vãng lai, TQ thì chưa bao giờ quen việc này, họ chỉ luôn đạt mức thặng dư tài khoản vãng lai , dù rằng về lý thuyết thì nghe có vẻ là tốt, thực tế cho thấy nó yếu về tiêu dùng nội địa trong nước vì họ tiết kiệm cao, đó là một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, thay vì họ phải cân bằng lại và tập làm quen dần về thâm hụt tài khoản vãng lai, tức là họ phải nhập khẩu nhiều hơn, về lý thuyết nghe có vẻ những quốc gia nào hay bị thâm hụt tài khoản vãng lai quá nhiều thì không tốt, nhưng thực tế nó cho thấy không hẳn vậy mà nó đưa ra thước đo đó cho thấy là quốc gia này có tỷ lệ tiêu dùng cá nhân cao, một tỷ lệ tiết kiệm thấp vì thu nhập lợi tức cao,...
Muốn đồng Yuan còn gọi là nhân dân tệ (also called renminbi), hay gọi là tiền của nhân dân, có ký hiệu hối đoái quốc tế là CNY hay RMB là tiền tệ toàn cầu mới hay new global currency, thì TQ phải đáp ứng rất nhiều yếu tố sau mà có lẽ họ chưa đáp ứng được yếu tố nào cả. Ưu tiên trước tiên về hồ sơ tỷ giá hối đoái đồng USD / RMB (Chinese Yuan Renminbi) thì tôi cung cấp cho đọc giả đường link của đồng Yuan này được ghi chú đầy đủ từ năm 2000 - 2016 cho ai là nhà nghiên cứu về thị trường tài chính TQ quan tâm về nó. Link: www.federalreserve.gov/releases/h10/hist/dat00_ch.htm
Để thiên hạ công nhận là đồng tiền hợp pháp thì trước hết đồng Yuan sẽ phải được sử dụng để định giá lại các hợp đồng giao dịch trên thị trường quốc tế hơn, như việc giao dịch trên thị trường "commodities", vàng, dầu thô, sắt thép,.... Tức là đồng Yuan sẽ phá vỡ thế truyền thống mà các thị trường giao dịch định giá bằng USD của Mỹ. Điều này khó xẩy ra, đó là bởi vì TQ là quốc gia phải nhập khẩu dầu lửa rất lớn của thế giới cũng như nhập khẩu quặng sắt thép, và các nguyên nhiên vật liệu khác đáp ứng chi nhu cầu ngốn năng lượng quá lớn của họ. Nếu họ để đồng Yuan tăng giá làm giá dầu giảm thì hàng hóa mà họ nhập về phục vụ cho chế biến thành sản phẩm để xuất khẩu thì gặp thế kẹt là bán hàng đắt, cạnh tranh kém vì đồng Yuan tăng giá,... nếu họ để đồng Yuan giảm giá thì họ nhập các mặt hàng kể trên như dầu thô chẳng hạn thì gặp chi phí lớn và lỗ nặng do đồng Yuan giảm giá,...
Cho nên TQ vẫn phải tính toán là họ neo vào tỷ giá đồng USD theo biên độ "có kiểm soát". Tức là có nghĩa là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) họ vẫn phải giữ giá trị đồng Yuan trong một biên độ giao dịch +/-2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate). Thực chất PBOC cho phép đồng RMB tăng hay giảm không quá biên độ +/-2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ qua chỉ số "CFETS RMB Index" mà họ được bổ sung vào ngày 25/12/2015, khi họ vào rổ tiền tệ và giỏ tiền SDRs của IMF.
Ngoài ra, để có đồng tiền lưu hành rộng của thế giới thì TQ phải bán trái phiếu kho bạc của họ ra thị trường tài chính thế giới để lưu hành đồng Yuan của họ để giới đầu tư có thể sở hữu nợ của TQ, như hình thức sở hữu các tài sản của quốc gia này.
Một cách cụ thể, nếu tất cả các tổ chức tài chính, hay các ngân hàng trung ương, nếu họ tin dùng và sẽ phải giữ đồng Yuan của họ dự trữ ngoại hối bằng hình thức mua trái phiếu kho bạc 10-năm của TQ (tiền RMB được các tổ chức của nước ngoài nắm giữ) chẳng hạn. Điều này dẫn tới đồng Yuan có nhu cầu cao đối với thị trường tài chính. Điều này có thể tác động đến việc làm hạ lãi suất đối với trái phiếu niêm yết bằng đồng Yuan của họ khiến đồng Yuan có thể tăng giá có thể gây khốn đốn cho nhiều doanh nghiệp của TQ bị cạnh tranh kém dẫn đến phá sản, nạn thất nghiệp gia tăng, vì nó có thể gây ra động loạn. Đây là mối lo nguy hiểm nhất của Bắc kinh.
Yếu tố chuyên môn và rất quan trọng là lợi tức thu nhập của người dân TQ phải có mức khá, thị trường tiêu dùng trong nước phải sâu rộng, TQ thì còn lâu mới có chuyện này mà tôi e rằng quốc gia này đang bị mắc kẹt ở bẫy thu nhập trung bình thấp.
Để có đồng tiền giao dịch toàn cầu, thì TQ còn phải cần yếu tố khác thì TQ phải xây dựng một mạng lưới các ngân hàng rộng khắp thế giới và các trung tâm giao dịch, và phải chuyển bớt tiếng Hoa của họ sang ngôn ngữ tiếng Anh,....
Mà quan trọng hơn là cái thị trường chứng khoán TQ nếu cộng tổng giá trị của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên sàn giao dịch của nước này nó chỉ chiếm 1/3 tổng sản lượng GDP của họ so với 100% cho các nước có đồng tiền mạnh như Mỹ, EU, Nhật, Canada,....các doanh nghiệp TQ hiện còn phải dựa vào ngả thị trường chứng khoán Hồng Kông đi ra bên ngoài thì mơ gì cái chuyện hơn thiên hạ được.
Đã nhiều năm rồi, cái Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã âm thầm tiến hành các bước để ho quảng cáo kịch bản cho phép đồng Yuan sẽ thay thế đồng USD của Mỹ làm đồng tiền dự trữ của thế giới. Bằng cách họ tuồn đồng Yuan của họ giao dịch qua ngả London và Singapore, để hướng đến việc tuyên truyền thị trường kinh doanh tiền tệ quốc tế của họ như đồng USD, EUR, JPY,...Khỗn nỗi đồng Yuan vừa đi ra ngoài lại chạy về nhà thành đồng tiền cấp vùng không khả tín đáng tin sau vụ bể bọt đầu tư cổ phiếu trên thị trường Thượng Hải và Thẩm Quyến vào tuần thứ 2 của tháng 6/2015, thì đến tháng 08/2015, trong liên tiếp trong ba hôm từ ngày 11, 12 và 13/8/2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đơn phương phá giá đồng bạc đồng Yuan tới 4,6%, khiến nhiều tổ chức tài chính và các ngân hàng trương ương trên thế giới giật mình vì bị lỗ nặng khi tích trữ đồng Yuan và họ bán đi đồng Yuan vì không đáng tin khiến đồng tiền này quay về nhà, và quốc tế thì mỉa mai là "đồng tiền cấp vùng".
Thứ nữa chả có ai lại dại gì đi tích trữ đồng Yuan khi mà nền kinh tế của TQ gặp khó khăn vì xuất khẩu giảm do đồng tiền tăng giá thì họ lại âm thầm chỉ thị cho PBOC và tay chân các ngân hàng quốc doanh tung tiền mua tài sản của các nước như mua trái phiếu kho bạc của Mỹ làm hạn chế nguồn cùng đồng USD chẳng hạn để làm giảm giá đồng Yuan nhằm xuất khẩu dễ hơn nhờ bán hàng rẻ vì đồng Yuan được định giá thấp, còn ai tích trữ tài sản bằng đồng Yuan bị hao hụt ráng chịu thì thử hỏi có ai ngu dại tích trữ đồng tiền TQ không, vì mọi quyết định tính toán cung cầu nó không do thị trường mà do siêu nhân Bắc Kinh chỉ thị cho PBOC có nghiệp vụ chuyên môn kém mà cưỡi cổ thiên hạ thì đúng là trò cười vớ vẩn,...
Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.