Header Ads

Đánh giá việc Việt nam được vào Watchlist theo kết quả phân loại thị trường FTSE Russell 9/2018

MSCI Nâng hạng thị trường

1.    Kết quả Phân loại thị trường năm 2018
Theo kết quả xét duyệt nâng hạng thị trường mới được FTSE Russell công bố ngày 26/9/2018, Việt Nam đã lọt vào watchlist để xét duyệt nâng hạng lên thị trường Mới nổi hạng 2 (Secondary Emerging). Ngoài Việt nam, còn có Argentina cũng được cho vào Watchlist để nâng hạng lên Secondary Emerging sau khi bị xếp hạng lại thành Frontier market vào tháng 9/2017
Cũng trong kỳ review này, đáng chú ý là China A đã được nâng hạng lên Secondary Emerging nhờ chương trình Stock Connect cùng những cải thiện gần đây giúp nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường dễ dàng hơn. Như vậy là 1 năm sau khi MSCI nâng hạng China A, FTSE Russel cũng tiếp bước nâng China A lên Emerging Market.
Romania đã trong Watchlist từ tháng 9/2016 và trong lần review năm nay, Romania vẫn chưa được nâng hạng lên Secondary Emerging mặc dù đã có một số cải thiện về điều kiện Thanh khoản và Giao dịch ngoài sàn.
Như vậy trong Watchlist hiện tại của FTSE có 3 thị trường đang được xem xét lên Secondary Emerging là là: Romania, Argentina và Việt nam.
2.    Triển vọng nâng hạng của Việt Nam
FTSE
MSCI
Developed
Developed
Advanced Emerging
Emerging
Secondary Emerging
Frontier
Frontier
Khác với MSCI, hệ thống phân loại thị trường của FTSE Russell được chia làm 4 nhóm, trong đó nhóm Emerging được phân thành hai cấp Advanced Emerging và Secondary Emerging. Thị trường Secondary Emerging chỉ yêu cầu 9 tiêu chí so với 15 tiêu chí đối với một Advanced Emerging. Các tiêu chuẩn dành cho thị trường cấp 2 khá dễ dàng so với thị trường cấp 1 khi không đòi hỏi các điều kiện khắt khe như Đối xử công bằng với nhà đầu tư nhỏ lẻ, Không hạn chế sở hữu nước ngoài, Sự phát triển và tự do hóa thị trường cổ phiếu và thị trường ngoại hối. Đây đều là những điểm mà Việt Nam cần phải cải thiện trong quá trình nâng hạng thị trường bởi MSCI cũng đòi hỏi những tiêu chuẩn tương tự.
Có thể nói độ khó để vào được nhóm Emerging Market của MSCI tương tự với cấp Advanced Emerging của FTSE. Tuy nhiên, bảng phân loại của FTSE có nhóm Secondary Emerging với các yêu cầu không quá cao giúp Việt Nam có nhiều cơ hội được nâng hạng hơn.
Mặc dù chia các thị trường Emerging làm hai nhóm, hai nhóm này không bị phân biệt đối xử lớn trong quá trình xây dựng các chỉ số chung cho các Emerging market của FTSE. FTSE Emerging Markets All Cap China A Inclusion Index là chỉ số lớn nhất trong họ chỉ số các thị trường mới nổi của FTSE, bao gồm 4.079 cổ phiếu thuộc tất cả 23 Emerging markets nằm trong hai nhóm thị trường và các cổ phiếu China A dù chưa được nâng hạng. Hiện tại, quỹ Vanguard FTSE Emerging Markets ETF là quỹ lớn nhất sử dụng chỉ số này làm tham chiếu với tổng giá trị tài sản khoảng 59 tỷ USD. Các cổ phiếu thuộc nhóm Secondary Emerging như Trung Quốc, Ấn Độ vẫn nằm trong top tỷ trọng cao nhất rổ chỉ số. Do đó, nếu được đưa vào nhóm Secondary Emerging thì cơ hội được đưa vào chỉ số cũng không thấp hơn so với nhóm Advanced.
Các tiêu chí phân loại thị trường của FTSE Russell
Tiêu chí
Developed
Advanced Emerging
Secondary Emerging
Frontier
Thu nhập bình quân đầu người (GNI) theo số liệu World Bank




Đánh giá tín nhiệm




Điều kiện thị trường và môi trường pháp lý




Các cơ quan điều hành tích cực quản lý thị trường
X
X
X
X
Đối xử công bằng với nhà đầu tư nhỏ lẻ
X
X
Không hạn chế sở hữu nước ngoài hoặc hạn chế có chọn lọc
X
X
Không có trở ngại đáng kể đối với việc đầu tư hay rút vốn ra khỏi thị trường
X
X
X
X
Thị trường cổ phiếu tự do và phát triển hoàn thiện
X
X
Thị trường ngoại hối tự do và phát triển hoàn thiện
X
X
Quy trình đăng ký đơn giản đối với nhà đầu tư nước ngoài
X
X
Lưu ký và Thanh toán bù trừ




Hoạt động thanh toán chứng khoán thông suốt, không có lỗi
X
X
X
X
Hoạt động lưu ký - cạnh tranh đủ để đảm bảo chất lượng dịch vụ
X
X
X
Thanh toán bù trừ - T+2 / T+3
X
X
X
X
Thanh toán giao dịch chứng khoán - Có thể thanh toán không cần chuyển giao tiền đối ứng (free delivery)
X
Hoạt động lưu ký - Có cơ chế tài khoản tổng và tài khoản lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài
X
X
Hệ thống giao dịch




Hoạt động môi giới - cạnh tranh đủ để đảm bảo chất lượng dịch vụ
X
X
X
Thanh khoản - Quy mô giao dịch thị trường đủ lớn để hỗ trợ các khoản đầu tư lớn
X
X
X
Chi phí giao dịch - Chi phí (bao gồm cả chi phí chìm) hợp lý và cạnh tranh
X
X
X
Được phép vay chứng khoán
X
Được phép bán khống
X
Được phép giao dịch ngoài sàn
X
Có cơ chế giao dịch hiệu quả
X
Minh bạch - mức độ thông tin thị trường và báo cáo giao dịch kịp thời
X
X
X
X
Chứng khoán phái sinh




Thị trường chứng khoán phái sinh phát triển
X

Để được nâng hạng lên Secondary Emerging, Vietnam cần thỏa mãn 9 tiêu chí (được tô màu đỏ), chia làm 3 nhóm: Môi trường pháp lý, Hạ tầng giao dịch và Lưu ký và thanh toán bù trừ. Về cơ bản, trong lần xét duyệt này, Việt Nam đã ĐẠT tất cả 9 tiêu chí, tương đương với việc thỏa mãn các điều kiện cần để được nâng hạng.
So với kỳ xem xét năm ngoái, thay đổi trọng yếu nhất của Việt nam nằm ở tiêu chí Thanh khoản thị trường. Trong một năm trở lại đây, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng nhanh chóng, thể hiện ở cả quy mô giao dịch hàng ngày và độ lớn của thị trường thông qua tổng giá trị vốn hóa. Quá trình IPO cùng với thoái vốn doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh đã giúp thị trường mở rộng nhanh, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cũng gia tăng cả về số lượng và quy mô. Nhờ đó, tiêu chí Thanh khoản đã được nâng đánh giá từ mức Hạn chế (Restricted) lên Đạt (Pass), giúp thị trường Việt Nam đạt đủ tất cả 9 tiêu chí cần thiết để được nâng hạng.
Hai tiêu chí phụ là Thu nhập bình quân đầu người và Đánh giá tín nhiệm của Việt Nam vẫn chưa đạt. Tuy nhiên đây không phải các tiêu chí trọng yếu đối với thị trường Secondary Emerging bởi các thị trường Ấn Độ, Indonesia và Philippines đều đã nằm trong nhóm này dù chưa đạt.

Sau khi được vào watchlist với 9 tiêu chí đã thỏa mãn, FTSE sẽ làm việc với các cơ quan quản lý để hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện các tiêu chuẩn thị trường. Đây cũng có thể coi là thời gian thử thách trước khi Hội đồng tư vấn Phân loại thị trường đưa ra quyết định chính thức. Quá trình xem xét này sẽ kéo dài ít nhất một năm, nếu được chính thức nâng hạng, nhà đầu tư cũng được cho thời gian chuẩn bị ít nhất một năm trước khi các thay đổi chính thức có hiệu lực. Do đó, nếu thuận lợi thì sớm nhất là tháng 9/2020 thị trường Việt Nam mới chính thức trở thành một Emerging market.
Cách xếp hạng của FTSE có phần dễ dàng và linh hoạt hơn MSCI khiến việc phân loại thị trường cũng có nhiều biến động hơn. Trong tháng 9/2017, Mongolia đã bị loại khỏi Watchlist để trở thành Frontier sau 5 năm xét duyệt không thành do Sở giao dịch nước này không đạt được những tiến bộ về chu kỳ thanh toán.
Việc nâng hạng lên Secondary Emerging không phải dễ dàng khi China A phải mất hơn 10 năm ở watchlist để được nâng hạng.
Trong watchlist nâng hạng lên Secondary Emerging hiện tại ngoài Vietnam còn có Argentina và Romania. Nguyên tắc ổn định và tiết kiệm chi phí sẽ hạn chế việc FTSE nâng hạng cùng lúc nhiều thị trường, tạo ra cạnh tranh giữa các thị trường trong cùng watchlist cũng gây ảnh hưởng tới quá trình xét duyệt của Việt nam.
Trong 9 tiêu chí chấm điểm của FTSE, cả 3 thị trường Vietnam, Argentina và Romania cùng Đạt 8 tiêu chí, khác biệt chủ yếu nằm ở tiêu chí Thanh khoản.
Tổng giá trị vốn hóa TTCK Việt Nam đạt mức 188 tỷ USD trong khi Argentina đạt 53 tỷ USD, Romania chỉ đạt 22 tỷ USD. Thị trường Việt Nam được đánh giá Pass trong khi Argentina vẫn chưa đạt (Not Met) còn Romania vẫn còn hạn chế (Restricted). Đây có thể coi là một lợi thế lớn của Việt Nam so với hai thị trường còn lại nếu FTSE cần phải chọn lựa giữa các thị trường.
Do đó, bài toán đặt ra là Việt Nam cần phải duy trì và mở rộng hơn nữa quy mô giao dịch, với thêm nhiều lựa chọn cổ phiếu lớn, đặc biệt là  gia tăng lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài có thể mua. Mở rộng thị trường cần kết hợp với củng cố sự ổn định nhằm tạo thêm niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài.
So sánh thị trường Vietnam, Argentina và Romania 

Danh sách phân loại thị trường của FTSE (tháng 9/2018)
Developed (24)
Advanced Emerging (11)
Secondary Emerging (12)
Frontier (29)
Australia
Brazil
Chile
Argentina
Austria
Czech Republic
China
Bahrain
Belgium/Luxembourg
Greece
Colombia
Bangladesh
Canada
Hungary
Egypt
Botswana
Denmark
Malaysia
India
Bulgaria
Finland
Mexico
Indonesia
Côte d’Ivoire
France
Poland
Kuwait *
Croatia
Germany
South Africa
Pakistan
Cyprus
Hong Kong
Taiwan
Peru
Estonia
Ireland
Thailand
Philippines
Ghana
Israel (2)
Turkey
Qatar
Jordan
Italy
Russia
Kazakhstan
Japan
UAE
Kenya
Netherlands
Latvia
New Zealand
China A *
Lithuania
Norway
Saudi Arabia *
Macedonia
Portugal
Malta
Singapore
Mauritius
South Korea
Morocco
Spain
Nigeria
Sweden
Oman
Switzerland
Palestine
UK
Romania
USA
Serbia
Slovakia
Slovenia
Sri Lanka
Tunisia
Vietnam
Iceland *

Trân trọng,
Duong Trong Vinh (Mr.)
Associate
SSI – Hanoi

SSI - Securities Services
1C Ngo Quyen, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam
M: (+84) 975 271 089 | T: (+84 - 4) 3 936 6321 ext. 206 | Evinhdt@ssi.com.vn | Wwww.ssi.com.vn



Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.