Header Ads

TTCK VN phải mất một thời gian dài đáng kể mới xét vào chỈ số MSCI của các thị trường mới nổi

Thị trường mới nổi - MSCI Emerging Market Index
MSCI Frontier Markets Index - chỉ số thị trường mới nổi

TTCK VN PHẢI MẤT MỘT THỜI GIAN DÀI ĐÁNG KỂ MỚI XÉT VÀO CHỈ SỐ MSCI CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI.

Trong bài báo: "Việt Nam sắp gia nhập thị trường mới nổi?". Ở đây tôi khẳng định là tin vịt, hoàn toàn không có chuyện TTCK VN sắp được vào chỉ số thị trường MSCI Inc (chỉ số MSCI Barra). Ta cần biết "chỉ số MSCI", là viết tắt của Morgan Stanley Capital International, do ngân hàng đầu tư Morgan Stanley tạo ra. Các chỉ số thị trường toàn cầu đầu tiên, được tạo ra vào năm 1968. Chỉ số MSCI Barra hiện đang quản lý 160.000 đơn vị chỉ tiêu.

Các chỉ số “MSCI Emerging Market Index” hiện là chỉ số thị trường mới nổi theo dõi hiệu suất của thị trường chứng khoán của 23 quốc gia những nước đang phát triển, nó bao gồm: Brazil, Chile, Trung Quốc, Colombia, Cộng hòa Séc , Ai Cập, Hy Lạp, Hungary, Ấn Độ , Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Peru, Philippines, Ba Lan, Qatar, Nga, Nam Phi, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, và United Arab Emirates.

VN vẫn nằm ở chỉ số "MSCI Frontier Markets Index", nó bao gồm 26 nước không minh bạch, cụ thể là: Argentina, Bahrain, Bangladesh, Botswana, Bulgaria, Croatia, Estonia, Jordan, Kazakhstan, Kenya, Kuwait, Lebanon, Lithuania, Mauritius, Morocco, Nigeria, Oman, Pakistan, Palestine, Romania, Serbia, Slovenia, Sri Lanka, Ukraine, Tunisia, và Việt Nam.

Thực tế, VN nhiều lần được gợi ý xét vào nhưng đều thất bại. Đó là bởi vì nhiều lý do, số dân chúng tham gia thị trường chứng khoán là quá thấp, TTCK vẫn chủ yếu do nhà nước chi phối quá lớn, truyền thông tin tức về thị trường chứng khoán vẫn cũng do nhà nước đạo diễn chi phối.
UBCK Nhà nước VN và Bộ Tài chính còn quá thiếu chuyên môn và năng lực điều tiết thị trường, không đủ nghiệp vụ tiếng Anh thuyết minh cho các giao dịch niêm yết chứng khoán. Các công ty không cập nhật công cố vốn hóa thị trường hàng ngày cho nhà đầu tư, và họ cũng không đủ chuyên môn về nghiệp vụ "kết hợp phân tích thị trường tài chính lẫn TTCK",...
Thị trường chứng khoán VN nó không cho thấy sức khỏe của nền kinh tế của VN, đó là bởi vì không giống như các thị trường chứng khoán các nước khác. Tổng giá trị của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên sàn giao dịch của nó chỉ là một phần ba sản lượng kinh tế của quốc gia này, nó được đo bằng tổng sản phẩm trong nước (GDP), và thị trường trái phiếu của VN không đủ sâu rộng để mà hứng những cơn thủy triều đổ tới và rút đi.
Tại VN, rất ít tài sản của hộ gia đình đầu tư thị trường chứng khoán, mà chủ yếu là bị chi phối của các nhóm lợi ích, và các doanh nghiệp quốc doanh. Tất nhiên không vì thế mà phê phán tiêu cực hết, thực tế tại TTCK VN có rất nhiều công ty rất chuyên môn gọi vốn và rất chuyên nghiệp, cụ thể là CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM), Tập đoàn VINGROUP - CTCP (HOSE: VIC),...đây là những doanh nghiệp khá thành công gọi vốn trên TTCK,...
Còn trong động thái mới đây khi ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định rằng: "Cam kết 4 năm nữa, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam tương đương 70% GDP".
Và đoạn trích: "Theo một thống kê trước đó, tính tới hết năm 2015, vốn hóa toàn thị trường chứng khoán tăng 15% so với cuối năm 2014, tương đương khoảng 34% GDP. Nếu tính cả trái phiếu thì quy mô toàn thị trường chứng khoán hiện lên tới 57% GDP, cao hơn so với Trung Quốc (45%) và Nga (40%)". Nguồn: click vào đây
Đây là nhận định thiếu chuyên môn, và chưa lường trước hậu quả bong bóng cổ phiếu, cũng như ông Vương Đình Huệ cũng chỉ là nhà kinh tế còn nặng về lý thuyết dạy học, chưa có kinh nghiệm thực tế trong đầu tư về phân tích nhận định về thị trường tài chính và chứng khoán quốc tế.
Đó là bởi vì hầu hết các nước có TTCK chiếm trên 70% của sản lượng GDP kinh tế thì phải có một khối dự trữ ngoại tệ chiếm 1/3 của sản lượng GDP, đối với các nước ở thị trường mới nổi. Thị trường tài chính ngân hàng phải tương đối độc lập với nhà nước. Cụ thể, tỷ giá hối đoái chẳng hạn, hay hệ thống ngân hàng trung ương phải tách rời một cách tương đối độc lập với công cụ nhà nước.
Riêng đối với TQ, thực tế nếu tính cả giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán không thôi tại Thượng Hải và Thẩm Quyến thực tế là lên đến 7.400 tỷ USD, đã tính cho việc TTCK TQ bị xì bóng vào tuần thứ 2 của tháng 6/2015, chưa tính thị trường trái phiếu quốc gia này thì TTCK TQ thực tế lớn hơn TTCK và thị trường trái phiếu VN xét về quy mô sản lượng GDP của mỗi quốc gia. Không hiểu làm sao mà người ta thiếu nghiệp vụ chuyên môn khi đưa ra con số "so với Trung Quốc (45%) và Nga (40%)", thì đúng là tai hại, và vẫn là lý thuyết không hiểu gì về TTCK TQ cả.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.