Header Ads

VIỆT NAM KHỦNG HOẢNG CHUYÊN GIA KINH TẾ

Trong bài "Tỷ giá 2015, linh hoạt hay “tự trói”?". Link: http://vneconomy.vn/thoi-su/ty-gia-2015-linh-hoat-hay-tu-troi-20150421081451397.htm. Trích một đoạn: của "chuyên gia" kinh tế Võ Đại Lược phân tích: "tỷ giá VND cao hơn giá thực tới trên 20% thì xuất khẩu đương nhiên là khó. Với tỷ giá hiện nay, thì nền kinh tế chỉ là gia công, công nghiệp phụ trợ khó phát triển được là hoàn toàn dễ hiểu,...".

Thật không may, không ai có thể dám liều lĩnh tự mình khẳng định đồng bạc này đang bị định giá cao hay thấp bằng ấy đồng USD, khi chưa có hồ sơ dẫn chứng của các tổ chức định chế tài chính, dù rằng người ta vẫn có thể biết rằng đồng bạc VND hay đồng bạc khác đang được định giá quá cao hay quá thấp so với đồng USD.

Trong hồ sơ phân tích của ông Võ Đại Lược muốn "tỷ giá ngoại tệ linh hoạt" (flexible exchange eates), để nhằm dành lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu, bởi họ lý luận phân tích, tỷ giá VND hiện nay cao hơn giá thực so với đồng USD tới trên 20%. Điều đó có nghĩa là đồng nội tệ VND cần phải phá giá nặng. Đó là lý luận sai trái, rất nguy hiểm, nó không phải để giúp doanh nghiệp VN dành "lợi thế cạnh tranh bền vững" (sustainable competitive advantage) mà còn gây "bất bình đẳng thu nhập" (income inequality) của người dân, nhất là giới công nhân. Nếu muốn phá giá tiền VND thì phải "tăng mức lương tối thiểu" (raise the minimum wage) cho người dân để theo kịp đà mất giá của đồng bạc.

Nguy hiểm hơn, khi đồng bạc VND bị trượt giá đến 20%, điều đó hiểu đơn giản là mức lương của nhân công bị mất đi 20%, đối với dân chúng cũng vậy, nó dẫn đến sự giảm giá tài sản trong dân chúng khi tích trữ đồng nội tệ VN, hậu quả tất yếu dẫn đến sức mua yếu, thị trường tiêu thụ nội địa bị đánh sụt. Khi cơn hoảng loạn kinh tế thế giới còn khủng hoảng, nếu gặp trường hợp xuất khẩu yếu, đó là công thức đơn giản dẫn nền kinh tế lao xuống vực nhanh nhất, và tỷ lệ nợ công tăng lên, kéo theo tất cả các lãi suất bằng đồng nội tệ lẫn ngoại tệ đều tăng.

Không phải chê trách ai, phải phủ nhận, đội ngũ các nhà kinh tế tại VN đa phần không biết phân tích chứng khoán và hàng hóa tương lai. Còn các nhà phân tích chứng khoán thì không đủ chuyên môn phân tích tài chính nên họ không thể kiểm soát được cả các vấn đề kinh tế vĩ mô của nền kinh tế lẫn thị trường tài chính và chứng khoán.

Khi nói về tỷ giá, ngoài lĩnh vực đầu tư và du lịch, yếu tố này rất ảnh hưởng lên tỷ giá động nội tệ so với đồng ngoại tệ khác.

Thí dụ cụ thể, nếu khách du lịch ngoại quốc đi du lịch đến VN vào tháng 12/2003 thì đồng bạc VND chốt ở mức 15.002 VND ăn 1 USD. Bây giờ khách du lịch đấy sau 12 năm quay lại VN và đổi ngoại tệ tỷ giá hiện nay có lúc ở mức 22.470 VND ăn 1 USD. Khách du lich nói, đồng bạc VND đã trượt giá trong hơn 12 năm qua và họ ít dám tích trữ đồng bạc đó để lần sau họ quay lại VN lần nữa, và họ nói, không nên giữ đồng bạc đó, nếu không muốn là bạn sẽ chẳng mua được bất cứ thứ gì mà hãy đổi lại ngay đồng tiền VND sang USD trước khi bạn rời đất nước đó.

Trong đầu tư dài hạn cũng vậy, nếu đồng tiền một quốc gia luôn bị trượt giá nặng, các nhà đầu tư rất thận trọng, họ sẽ ít dám đổ tiền đầu tư vào các dự án dài hạn, vì lo sợ đồng bạc mất giá. Hiệu ứng ngược lại, nếu các nhà đầu tư hay tin rằng đơn vị tiền tệ quốc gia đó khi trượt giá, nó vẫn tăng lại, chủ yếu quốc gia đó có thị trường "tỷ giá ngoại tệ linh hoạt" hay, "flexible exchange eates", và dự trữ ngoại tệ lớn, thị trường tiêu thụ nội địa sâu rộng thì các nhà đầu tư vẫn luôn thích đầu tư vào các thị trường nước đó bằng các dự án bền vững dài hạn, vì họ tin rằng khi đồng tiền quốc gia này bị trượt giá trước mắt nhưng mấy năm sau nó vẫn tăng lại như trong quá khứ của nó.

VIỆT NAM KHỦNG HOẢNG CHUYÊN GIA KINH TẾ
(*) Đồ thị về tỷ giá USD/VND từ năm 2003 - 2015 cho thấy chuyên gia kinh tế VN hình như chỉ biết phá giá đồng nội tệ VND chứ không biết làm thế nào quay ngược lại cái đồ thị đó xuống thì làm sao mà hô hào bình ổn USD và vàng ! Ở đây ta không nhắc đến chuyện vĩ mô như lạm phát, cung tiền,... mà chỉ nói đến yếu tố tỷ giá từ các chuyên gia kinh tế VN.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.