Header Ads

HỘI CHỨNG KHỦNG HOẢNG NỢ TRUNG QUỐC VÀ CHÂU Á

(*) Dữ kiện kinh tế tham khảo WB, IMF, các quỹ đầu cơ "Hedge Fund", NASDAQ.


HỘI CHỨNG KHỦNG HOẢNG NỢ TRUNG QUỐC VÀ CHÂU Á
Trong bối cảnh nỗi lo nợ nần chồng chất của khối công nghiệp hóa EU, Mỹ, Nhật Bản, và cộng thêm TQ, một quốc gia mới nổi, với tư cách là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới còn thiếu phẩm chất, khi các quốc gia này tung ra các biện pháp bơm tiền kiểu QE, với khẩu hiệu "Call it Quantitative Easing-Indefinitely" (gọi nó là QE-vô hạn định), trừ trường hợp Mỹ là đã thu hồi biện pháp QE này, thì những nước còn lại chưa thấy dấu hiệu kết thúc, mà còn gia tăng của khối kinh tế khu vực đồng Euro. Trước đây, Chủ tịch ECB Mario Draghi, vào đầu tháng 9/2014, loan báo mức lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 0,05% và sẽ giữ nguyên trong thời gian dài đáng kể, trước đó mức lãi suất là 0,15%, và ngân hàng sẽ bắt đầu mua tài sản tư nhân vô hạn định cho đến khi nào tỷ lệ lạm phát lý tưởng của ECB lên đến 2% như Nhật, Mỹ mơ ước thì ECB mới thu hồi biện pháp QE này.

Trong cuộc khủng hoảng nợ nần năm 2008 - 2009, khiến nền kinh tế Mỹ và các nước Tây phương trôi vào suy thoái nặng, thì ngược lại, các nước châu Á đã khéo léo hơn các phần khác của nền kinh tế thế giới, một lý do trong những quan trọng nhất là thực tế rằng khu vực nền kinh tế các nước Á châu này chưa bao giờ trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính kể từ khi cuộc khủng hoảng "đòn bẩy tài chính hoặc vay nợ" (financial leverage or debt financing) nổ ra ở châu Á năm 1997, đã đánh sụt sự giảm giá tài sản của dân Á châu đến 65% ngay những ngày đầu suy thoái.

Điểm nổi bật của các ngân hàng tại châu Á, nói chung, họ đã có kinh nghiệm từ khủng hoảng tài chính năm 1997, nên tránh được nuông chiều quá mức trong đầu tư chứng khoán dưới chuẩn của các sản phẩm tài chính độc hại đã gây ra chao đảo một số ngân hàng nổi tiếng nhất của Wall Street, nước Mỹ. Đối ngược lại thì các nước châu Á, họ biết tổ chức cho vay đối với các công ty có ảnh hưởng rộng toàn cầu khiến nền kinh tế tăng trưởng cao tại nước họ, nhưng các công ty lớn này đang gặp vấn đề về nợ quá lớn, chủ yếu các công ty nhà nước tại TQ.

Một thí dụ như tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đã trở thành cổ máy in tiền và là nguồn thu đáng kể cho ngân sách chính phủ Hàn Quốc, cũng như đã tạo ra khá nhiều việc làm cho các nước châu Á, cũng như chính nước họ. Samsung hiện là chủ đầu tư lớn nhất tại VN. Các ngân hàng Á châu cũng đã học được một bài học đau đớn từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 về sự nguy hiểm của các khoán cho vay rủi ro và nợ không bền vững khiến nhiều tập đoàn, công ty danh tiếng của châu Á bị xóa sổ bởi khủng hoảng nợ, và đã trở nên thận trọng hơn mà họ đã có được kinh nghiệm trong quá khứ, nhưng hiện nay họ đã mau chóng quên đi bài học đó tồi tệ đó, vì các khoản vay quá dễ dãi từ việc đồng USD suy yếu, khi đồng USD đã giảm 40% trong giai đoạn 2002-2008, nay đồng USD đã tăng lại và chỉ còn mất giá 5,4% giá trị của nó.

Tuy nhiên, bây giờ, giới phân tích tài chính đang đổ hồi chuông cảnh báo rằng nợ trong khu vực châu Á đang tăng lên với tốc độ chóng mặt đáng lo ngại dựa trên tỷ lệ tín dụng ngân hàng so với GDP cho khu vực thì tỷ lệ đòn bẩy tài chính hoặc vay nợ cao hơn rất nhiều so với lúc cao điểm trước khủng hoảng châu Á năm 1997. Cộng thêm vào phát hành trái phiếu kỷ lục trong những năm gần đây của các nước Á châu là rất bất thường và đáng lo ngại. Ở một số nước Á châu, nợ tư nhân lẫn công quyền đang tăng lên với tốc độ chóng mặt.

Theo số liệu công bố mới nhất của thị trường NASDAQ, những khoản nợ bằng ngoại tệ được yết giá bằng đồng USD cập nhật hôm thứ Bẩy ngày 17/10/2015, thì tổng số giấy nợ trên thế giới đã chiếm 41,6%, trong đó Á châu chiếm đến hơn phân nửa. Nếu tính các khoản cho vay từ các tổ chức tài chính cho khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình như là một tỷ lệ phần trăm của GDP ở châu Á là rất cao. Các nước này có các khoản cho vay khu vực tư nhân đến tháng 10/2015 tăng chóng mặt, mức tăng nợ này không suy giảm mà còn tăng lên rất lớn cả Âu châu và Mỹ. Trong đó, dẫn đầu là Trung Quốc hiện nay có mức tăng chóng mặt không ai còn biết là tăng bao nhiêu. Thủ phạm gây ra mức tăng nợ này đối với TQ và Việt Nam, được đổ lỗi là do doanh nghiệp nhà nước gây ra. Tại Hàn Quốc, Singapore, hay các nước khác đó là các hộ gia đình tư nhân gây ra. Đối với TQ. Các khoản cho vay khu vực tư nhân trong tháng 8 ở TQ đã tăng lên 907.382,13 (CNY), đây là mức cao nhất của họ so với trước đây. Con số này nếu công bố trong tháng 9 sẽ còn cao hơn tháng 8/2015.

Khác với châu Á, các nước Âu châu - EU, Mỹ (trừ Nhật Bản), các món nợ của các quốc gia này đã được gia tăng ở một số khía cạnh vì những lý do hoàn toàn hợp lý vì tỷ lệ lạm phát thấp, nếu không nói là giảm phát. Cho nên, không ngạc nhiên, việc vay và cho vay đã được khuyến khích bởi lãi suất "siêu thấp" ở khắp mọi nơi để lạm phát tăng lên một mức hợp lý 2%, và mức nợ tăng lên là kết quả tự nhiên của sự thịnh vượng giàu có tăng lên, khi nền kinh tế tăng trưởng, và nợ có xu hướng tăng theo. Giá tài sản có tuy có thể bị thổi phồng bóp méo như bong bóng chứng khoán, các bong bóng tài chính phái sinh, nhưng không đáng lo ngại vì không quá rủi ro do lạm phát thấp ở Âu, Mỹ, Nhật.

Tuy nhiên, có lý do để lo lắng về những gì đang xảy ra ở châu Á. Bởi vì các nền kinh tế châu Á đang đòi hỏi rất nhiều nợ để tiếp tục đạt tăng trưởng cao, một dấu hiệu cho thấy châu Á không còn là "sức khỏe miễn nhiễm" về kinh tế, như tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Á châu này vẫn còn phụ thuộc vào tín dụng cao, nợ nhiều hơn để cần thiết để tạo ra những phần trăm tăng trưởng GDP cao hơn các nền kinh tế đã phát triển là Âu, Mỹ, Nhật rất lớn, và các nền kinh tế Á châu lại phụ thuộc nặng vào thị trường Mỹ, Âu châu.

Chẳng hạn, Trung Quốc đầu tư rất nhiều cho GDP của họ, mỗi năm là chiếm khoảng 40% đến 45%, trong khi Mỹ và Âu châu vì suy thoái trong 7 năm qua (hiện nay Mỹ có khả quan hơn, nhưng chưa chắn hồi phục), cũng như vì giảm phát, cho nên đầu tư vào tăng trưởng GDP có tăng, nhưng thấp hơn rất nhiều so với TQ và các nước châu Á. Do đó, kinh tế Âu châu, Mỹ (trừ trường hợp của Nhật Bản) trong nhiều năm qua tăng trưởng rất thấp, trong lúc Trung Quốc mức tăng trưởng này lên đến 10%. Nếu tính theo Tổng sản lượng GDP thì tổng số tín dụng nợ công quyền và tư nhân của TQ trên GDP nay đã lên tới 285% đến thời điểm hết tháng 9/2015 này.

Trong báo cáo của Cục Thống kê quốc gia của TQ. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của nền kinh tế TQ chỉ tăng trưởng 6,9% trong quý thứ 3 của năm 2015, giảm nhẹ từ 7,0% so với quý trước đó. Đó là sự tăng trưởng chậm nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2009, tuy nhiên đây chưa phải là mức thấp nhất, mức và mức thấp kỷ lục 3,80% trong quý thứ 4 năm 1990. Hiện nay, tăng trưởng GDP của TQ tồi tệ chủ yếu là do sự sụt giảm trong sản lượng công nghiệp, đầu tư bất động sản trì trệ và suy giảm trong xuất khẩu. Đối với TQ, Tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm từ năm 1989 đến năm 2015 là 10,88%, mức cao nhất là 105% trong quý thứ 3 của năm 1995.

Đối với TQ, và một số nước Á châu, kế hoạch kích thích kinh tế dựa vào tín dụng và dựa vào đầu tư rất cao làm cho quốc gia này có mức tăng trưởng cao nhưng kém phẩm chất và sinh ra nợ là rất lớn, nhất là TQ, họ chưa bước vào chu kỳ trả nợ như các nước Âu châu, Mỹ, Nhật Bản, đó mới là điều đáng ngại khi quả bom nợ của TQ nổ tung. Một thí dụ, tốc độ tăng GDP trong Liên minh châu Âu trong trong quý đầu tiên của năm 2009 là âm -2,70%, nhưng tại Á châu, tốc độ tăng GDP bình quân của các nước này vẫn đạt đến mức vẫn trên mức 5,8%.

Tuy nhiên, khi dựa vào đầu tư rất cao và sinh ra nợ để có mức tăng trưởng GDP cao nhưng kém phẩm chất, là bởi vì, khi tính GDP thì Trung Quốc họ tính gộp luôn giá trị nhà cửa, đường xá mới xây có nhiều dự án xây cất đang bỏ trống không ai dùng, đường làm mới không có người đi thì họ vẫn tính vào GDP. Chắc chắn, về dài, khi đến chu kỳ các khoản vay đảo nợ đáo hạn, nó tạo ra một bong bóng tài chính khổng lồ mà sẽ bị vỡ là điều không tránh khỏi khi một cuộc khủng hoảng nợ có thể nhân rộng ra toàn vùng châu Á.

Với TQ, một đầu máy tăng trưởng của khu vực Á châu, thật quá rõ ràng, nước này rất dễ dàng để giữ mức tăng trưởng cao khi hoạch định chính sách bơm tiền vào nền kinh tế để tài trợ cho các dự án hoành tráng mà vô dụng của các doanh nghiệp nhà nước hoặc để xây dựng cơ sở hạ tầng trải rộng hoang phí. Tuy nhiên, một mô hình tăng trưởng vào đầu tư như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ. Các khoản tiền được sử dụng không hiệu quả, mức nợ tăng lên, công suất dư thừa của sản xuất được tạo ra, và cuối cùng, hệ thống sẽ sụp đổ và ảnh hưởng đến toàn vùng Á châu là điều không tránh khỏi.

Trong năm 2011, các khoản nợ của Á châu dường như không đặc biệt nguy hiểm vẫn thường thấp hơn ở châu Âu, hay Mỹ. Nhưng tốc độ tăng nợ sẽ nhanh chóng leo thang, nền kinh tế châu Á dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc và sự thay đổi đột ngột thắt chặt của chính sách tiền tệ dễ dãi của Mỹ và Âu châu. Tư bản tài chính trước đây dồn về các thị trường châu Á, sẽ chảy ngược về Mỹ và Âu châu, là nơi có lời hơn, khiến hối suất đồng tiền các nước châu Á và các nước đang phát triển đều sụt, các khoản nợ ở châu Á sẽ gia tăng nhanh chóng, có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng khi đồng USD lên giá, nếu Fed mất chí nhớ mà tăng lãi suất "Fed Funds Rate" lên 50 điểm cơ bản cộng với lãi suất hiện hành là 0,25% lên thành 0,75% thì khủng hoảng Á châu lần thứ hai tuy không xẩy ra nguy hiểm, nhưng sẽ đẩy các nước Á châu trở lại thời kỳ tăng trưởng thấp.

Nói chung, hoàn cảnh châu Á hiện nay cũng khác, do sự thoái trào của TQ và suy trầm của nhiều nước châu Á, khiến nguyên nhiên vật liệu mất giá và các nước bán nguyên liệu bị tai họa hối đoái, như Malaysia, Australia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam. Vì thế, cơn chấn động về khủng hoảng nợ có khi lây qua tất cả các quốc gia châu Á và những nước khác trên thế giới, chứ không chỉ là vấn đề chung của các nước châu Á, đã nhiều thập kỷ qua có mức tăng trưởng cao đã nhận quá nhiều tư bản nóng để bù đắp vào thiếu hụt kinh niên của họ và rất dễ bị suy sụp nặng khi luồng tư bản đó lại từ châu Á chảy về Âu châu hay Mỹ.

Nói cách khác, nếu châu Á muốn giữ phép lạ kinh tế của họ, thì cần phải thực hiện một số cải cách khá nghiêm trọng và chấp nhận mức tăng trưởng thấp. Nếu không, châu Á có thể tìm thấy chính nó và sa lầy trong nhiều vấn đề để cuối cùng đi vào vết xe đổ của Âu châu và Mỹ đang phải đối mặt ngày hôm nay do khủng hoảng nợ gia tăng quá mức. Hiện nay các nước châu Á đã không đạt được lợi nhuận đáng kể trong thu nhập trong những năm gần đây, dù châu Á ngày càng có nhiều tỷ phú tăng nhiều nhất thế giới.

Một số nước đang bị mắc kẹt trong những gì được gọi là "bẫy thu nhập trung bình" (middle-income trap). Rất ít nước đang phát triển tại Á châu đã thành công thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình để bước vào hàng ngũ những nước có thu nhập cao tiên tiến đã công nghiệp hóa như Âu châu, Mỹ, hay Nhật Bản, vì mắc kẹt bởi khủng hoảng nợ và bong bóng tài sản dư thừa gây ra. Trừ một số nước như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,...đã thoát khỏi bẩy thu nhập trung bình. Đó không phải là dễ dàng cho những nước còn lại thoát ra, nếu châu Á bị rơi vào khủng hoảng nợ.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.