Header Ads

GIÁ DẦU LIÊN BANG NGA VÀ SAUDI ARABIA

GIÁ DẦU LIÊN BANG NGA VÀ SAUDI ARABIA


GIÁ DẦU LIÊN BANG NGA VÀ SAUDI ARABIA

Kể từ khi giá dầu thô sụt dưới 50 USD/thùng, nhiều nhà phân tích kinh tế VN dựa vào đó mà suy đoán Saudi Arabia là kẻ chết trước tiên và sẽ bị khủng hoảng kinh tế thậm chí là ngay trong năm 2015. Vậy mà Saudi Arabia vẫn không hề hấn gì mà còn muốn bán dầu với giá hạ để dành thị phần sân truyền thống của Nga. Bởi lẽ nếu phân tích hết nền kinh tế Saudi Arabia cho dù giá dầu hạ dưới 30 USD/thùng và kéo dài 10 năm thì Saudi Arabia vẫn đủ khả năng chống đỡ bằng cách tăng mức nợ công nên 40%, còn Nga thì tàn lụi trước tiên, dù Nga có bán được thiết bị võ khí quân sự giá rẻ nhờ đồng Russian Ruble (RUB) mất giá cũng vẫn hụt thu nặng về ngân sách về dầu khí hạ giá. Hiện nay, giá dầu giao theo tháng của dầu thô Brent tại London (Brent Crude Oil - ICE ), chốt ở mức 50,46 USD/thùng. Giá giá dầu thô WTI Crude Oil (Nymex) tại Bắc Mỹ có giá 47,26 USD/thùng (xem hình vẽ đơn giản của thị trường NASDAQ).

Thực tế Nga chỉ có thể đấu ngang ngửa với Saudi Arabia, nếu Nga chốt đồng Russian Ruble (RUB) như đồng riyal Saudi (SAR) của Saudi Arabia theo tỷ giá cố định kinh điển. Để làm được việc này, Nga phải hi sinh từ bỏ một số ngành ở lĩnh vực công nghiệp của họ, cũng như có thị trường ổn định và phương Tây gỡ bỏ cấm vận.

Saudi Arabia là một nền kinh tế dựa trên khai thác và sản xuất dầu. Trong đó hóa đơn của dầu chiếm đến gần 90% của tổng kim ngạch xuất khẩu dầu và chiếm 46% của GDP xứ này. Hiện nay, Saudi Arabia đã và đang đa dạng hóa nền kinh tế, và Saudi Arabia đã được đầu tư vào viễn thông, hóa dầu, khai thác khí thiên nhiên và các ngành sản xuất điện của họ khi hùn vốn vào các tập đoàn công nghiệp danh tiếng nhất của Âu châu, Mỹ, Nhật Bản,...

Đại công ty nhà nước Saudi Aramco, hiện là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Saudi Arabia có các đối tác xuất truyền thống ổn định là: Mỹ (chiếm 14% của tổng kim ngạch xuất khẩu), Nhật Bản (chiếm 13,5), Trung Quốc (chiếm 12%), Hàn Quốc (chiếm 10%), Ấn Độ (chiếm 8%). Ngoài ra còn có các đối tác khác nhập khẩu dầu của Saudi Aramco là UAE, Bahrain, Singapore và Đài Loan,...còn VN nhập xăng dầu qua trung gian của Singapore nên trả chi phí đắt hơn.

Đối với Saudi Arabia, vì xứ này dùng đồng USD hay đồng riyal Saudi (SAR) của họ thì thị trường bán buôn cũng như thị trường tài chính quốc tế đều chấp nhận, cho nên việc Saudi Arabia dự trữ ngoại hối là USD hay SAR đều như nhau, vì rủi ro tỷ giá không xẩy ra vì ít biến động không như đồng RUB của Nga.

Bởi lẽ hiện nay, giao dịch ngoại hối của tỷ giá đồng SAR/USD đóng cửa nghỉ lễ hôm thứ Sáu ngày 16/10/2015, theo giá thị trường ngoại hối liên ngân hàng thì vẫn là 3,75 SAR ăn 1 USD, và tính trung bình năm 1988 đến năm 2015 thì 3,75 SAR đổi ra 1 USD, không thay đổi đáng kể nào. Đồng SAR chỉ trượt giá nặng nhất mọi thời gian là trong tháng Giêng năm 2009 khi 3,78 SAR = 1 USD, và chỉ tăng giá kỷ lục so với đồng USD vào tháng 9/2014, khi chỉ cần 3,68 SAR là đổi được 1 USD.

Để giải thích hiện tượng Saudi Arabia bơm dầu giá rẻ và không hề nao núng khi giá dầu hạ, mặc dù họ cũng gặp khó khăn một chút, tuy nhiên nếu đồng USD tăng giá mạnh so với đồng EUR, yên Nhật (JPY), hay các đồng bạc mạnh khác thì Saudi Arabia sẽ ít bị thiệt hại hơn những nước khác. Ví dụ, hiện nay 3,75 SAR có trị giá là 1 USD. Theo tỷ giá cố định kinh điển thì nếu 1 thùng dầu có giá 47,26 USD/thùng như hiện nay, và đồng EUR trong tháng 4/2011 giao dịch trên thị trường hối đoái New York thì 1 EUR = 1,4807 USD, bây giờ 1 EUR = 1,1348 USD.

Đối với đồng yên Nhật (JPY), trong tháng 4/2011, thì 84,78 JPY = 1 USD, thì ngày 17/10/2015 phải đến 119,44 JPY mới đổi được USD thì rõ ràng Saudi Arabia bán dầu với giá hạ mà thu về đồng USD có giá cao thì khi đổi ra tỷ giá EUR, JPY,...thì Saudi Arabia không bị thiệt hại như Nga, bởi một đồng riyal Saudi hay USD mà Saudi Arabia có được sẽ mua được nhiều hàng hóa từ Âu châu, Nhật Bản nhiều hơn. Điều cũng giải thích phần nào Saudi Arabia hiện là chủ đầu tư và lắm giữ rất nhiều tài sản ở các công ty công nghiệp Âu châu, Mỹ, Nhật Bản vì đồng EUR, JPY suy yếu.

Hiệu ứng khi 100 USD/thùng như trước đây, và đồng USD trượt giá khoảng 20% so với đồng EUR, JPY thì Saudi Arabia bán dầu thu về đồng USD trượt giá đến 20%, dù bán dầu với giá cao, nhưng khi đầu tư tài sản vào EU, Nhật thì lại sở hữu ít cổ phần hơn, hoặc hay mua hàng hóa nhập khẩu thì cũng mua ít hàng hơn từ từ các nước EU hay Nhật.

Đối với Nga, họ cũng là nước sản xuất dầu lớn của thế giới ngang ngửa hoặc nhỉnh hơn Saudi Arabia. Nga sản xuất và xuất khẩu dầu chiếm 12% của tổng sản lượng dầu thế giới. Nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu các mặt hàng dầu thô, sản phẩm dầu mỏ và khí tự nhiên chiếm 68% tổng số kim ngạch xuất khẩu. Trong đó đến 50% của doanh thu ngân sách của Nga đến từ các loại thuế khai thác khoáng sản và thuế hải quan đối với dầu và khí tự nhiên,...

Tuy nhiên, Nga còn xuất khẩu hàng hóa: palladium, nickel, sắt, hóa chất, ô tô nặng, trang thiết bị quân sự, đồ gỗ, hóa chất,...nên Nga không thể chốt đồng RUB vào đồng USD theo tỷ giá kinh điển như Saudi Arabia họ khôn khéo chốt đồng riyal Saudi của họ vào đồng USD. Lý do, nếu đồng RUB tăng giá mạnh, lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác của Nga gặp khó khắn vì kém cạnh tranh bán hàng không được, nhưng thu về dầu lại được lợi. Hiệu ứng ngược lại, khi đồng RUB trượt giá nặng, Nga lại trở thành nước xuất khẩu võ khí bám đuổi gần Mỹ, bởi thiết bị quân sự võ khí của Nga rẻ hơn của Mỹ, Âu châu, kể cả TQ. Các mặt hàng nickel, palladium, sắt, hóa chất, ô tô,...cũng rẻ hơn các nước Úc, Canada, nên Nga có nhiều đơn đặt hàng kể các nước là khách hàng lâu năm mau vũ khí của Mỹ cũng quay sang đặt hàng võ khí của Nga vì giá rẻ,...

Saudi Arabia biết điều này nên cứ hạ giá dầu dành thị phần của Nga, ngay cả TQ cũng hờ hững mua dầu của Nga dù Nga cố hạ giá dầu nhưng vẫn không đấu lại Saudi Arabia, nên Nga hạ thấp giá dầu bao nhiêu thì Saudi Arabia hạ thấp hơn Nga bấy nhiêu. Nhiều quốc gia thấy giá dầu với giá quá hời nên vẫn mua dầu đều đặn và chôn dầu lại lòng đất để tích trữ cho kho dự trữ xăng dầu của họ thay vì họ tự sản xuất hay bơm dầu lên từ giếng dầu của tại nước họ với chi phí đắt vì công nghệ không thể bằng Saudi Arabia nên họ vẫn mua dầu do Saudi Arabia sản xuất. Nó cũng giải thích phần nào thế giới cứ dư nguồn cung dầu, mặc dù nhiều nước cắt giảm không khai thác nhưng giá dầu không tăng mà còn hạ.

Với viễn ảnh khi giá dầu tăng trên 100 USD/thùng như trước đây, Nga là nước có nhiều tỷ phú Dollar có phẩm chất nhất thế giới bằng tiền thật chứ không phải những tỷ phú giàu ảo bằng cổ phiếu rác như TQ. Những người giàu của Nga có thể mua đứt cả những bất động sản đắt đỏ nhất của một thành phố giàu sang nhất London của Anh quốc, hoặc họ có thể mua toàn bộ đội banh của giải Premier League, giải bóng đá danh giá nhất nước Anh. Bây giờ, thời tỷ phú Dollar của Nga đã hết, và suy yếu theo nước Nga. Nền kinh tế Nga mới đây thôi khi giá dầu trên 100 USD/thùng thì IMF dự báo, kinh tế Nga sẽ vượt qua Đức với thứ hạng tư, nay tuột khỏi thứ hạng 10, và trở thành nền kinh tế cấp vùng với sản lượng kinh tế thấp hơn nước Italy cho năm tài khóa 2015, lên đến 180 tỷ USD.


Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.