Header Ads

CƠN HOẢNG LOẠN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC NGÀY THỨ SÁU

Đóng cửa phiên giao dịch tại các "thị trường chứng khoán Trung Quốc" (TTCK TQ) hôm thứ Sáu, ngày 27/11/2015, khi cơn hoảng loạn của chỉ số Phức hợp Thượng Hải Shanghai Stock Exchange Composite Index giảm 5,48%, tức giảm gần 200 điểm và chốt ở mức 3.436,303 điểm.

Sợ hãi và gieo rắc hoảng loạn hơn lại đến ở các thị trường giao dịch chứng khoán tại Thẩm Quyến. Cụ thể, với chỉ số kỹ nghệ cao ChiNext, nơi tập trung các công ty công nghệ của TQ, nó sao chép giống cấu trúc tập trung vào các cổ phiếu công nghệ là bản sao chép giống với chỉ số công nghệ cao NASDAQ của Mỹ, và chỉ số ChiNext này giảm đến mức kinh hoàng khi sụt giảm mất 6,48%, chốt ở mức 2.649,55 điểm.

Với chỉ số Shenzhen Stock Exchange Composite Index tại Thẩm Quyến (một bản sao của chỉ số S & P 500 của Mỹ), giảm đến 6,09%, chốt ở mức còn 2.184,113 điểm. Tuy nhiên, nếu tính từ đầu năm đến nay, mặc dù cả thị TTCK Thượng Hải và Thẩm Quyến giảm điểm kinh hoàng như vậy, thực tế nó vẫn là TTCK tăng điểm cao nhất thế giới. Cụ thể chỉ số Shanghai Stock Exchange Composite Index vẫn còn tăng trên 30,5% giá trị của nó. Vậy mà cũng gây sợ hãi cho giới đầu tư TQ.

Trong sự sụt giá cổ phiếu hôm thứ Sáu này, ta xét giá cổ phiếu của một số các công ty TQ niêm yết giá tại sàn giao dịch NYSE, vẫn chủ yếu là các đại công ty này có niêm yết giá tại sàn chứng khoán Thượng Hải được theo dõi nhiều nhất của TQ là: Shanghai Stock Exchange Composite Index. Cụ thể, danh sách sơ lược các đại gia niêm yết giá tại sàn NYSE, gồm: Aluminum Corporation of China; China Life Insurance; China Petroleum & Chemical (Sinopec); China United Telecommunications Corporation (China Unicom); Huaneng Power International; Alibaba Group Holding Ltd; Guangshen (Guangshen Railway Company),...những công ty này đều đang niêm yết tại TTCK Thượng Hải sụt giá khá nặng.

Đầu tiên là Cổ phiếu của Tổng công ty Nhôm Trung Quốc, tức Aluminum Corporation of China giảm đến 6,92%, tức giảm mất 0,37 CNY cho mỗi cổ phiếu, giá cổ phiếu rơi xuống còn 4,98 CNY, China Life Insurance giảm 5,27%, vì giá cổ phiếu phải trả chi phí cao hiện nay chốt ở mức 26,60 CNY, điều đó có nghĩa là cổ phiếu China Life Insurance này giảm đến 1,48 CNY cho mỗi cổ phiếu. China Petroleum & Chemical (Sinopec) giảm 5,04%, tức giảm 0,26 CNY, giá cổ phiếu chốt lại là 4,90 CNY,...

Các cổ phiếu khác của các công ty nhà nước có kích thước đồ sộ yết giá tại Thượng Hải và Thẩm Quyến, gồm: Đại gia dầu khí quốc doanh PetroChina giảm 5,69%, cổ phiếu bốc hơi mất 0,51 CNY, giá cổ phiếu chốt lại còn 8,46 CNY. Các cổ phiếu của Ngân hàng Công Thương TQ (Industrial & Commercial Bank of China Ltd - ICBC), Ngân hàng Nông nghiệp TQ (Agricultural Bank of China) giảm nhẹ. Công ty quốc doanh sản xuất sắt thép lớn tại Thượng Hải là Baosteel (Baoshan Iron & Steel Co Ltd), giảm 5%, giá cổ phiếu còn 5,51 CNY (giảm mất 0,29 CNY), cổ phiếu hiện tại 5,51 CNY. Tập đoàn ô tô Trường An (Chongqing Changan Automobile Co Ltd) sụt mất 6,26%, giá cổ phiếu mất toi 0,97 CNY, giá cổ phiếu chốt lại còn 14,52 CNY.

Tồi tệ hơn, China International Marine Containers Group Co Ltd (một công ty của Trung Quốc chủ yếu là tham gia vào việc sản xuất và bán vận chuyển thiết bị, chẳng hạn như container, vận tải đường bộ phương tiện và thiết bị mặt đất xử lý sân bay) sụt giảm đến 7,64%, giảm mấ 1,55 CNY, cổ phiếu còn lại 18,75 CNY. Pangang Group Vanadium Titanium & Resources Co Ltd (một công ty chuyên sản xuất sắt thép, quặng kim loại) dù giá sắt thép ế chất tồn kho, lỗ lã triền miên vậy mà vốn hóa từ "con bò" nay biến thành "con ếch" và giảm đến 5%, giá cổ phiếu đã rơi về mặt đất chỉ còn thấp hơn 1/3 giá trị của nó so với giá niêm yết năm 2011, Pangang Group Vanadium Titanium & Resources Co Ltd có nguy cơ phá sản. Cổ phiếu từ gần 10 CNY trong năm 2011, nay rơi về 3 CNY,...

Về phân tích chuyên môn của nền kinh tế tác động vào TTCK TQ. Hãy mường tượng, có nơi nào trên thế giới mà "tăng trưởng kinh tế trung bình cao" (medium-high economic growth), của TQ là tăng trưởng khá lý tưởng trên 6,8% - 7% theo chỉ tiêu đề ra mà lại gây khốn đốn hoảng loạn cho cả nền kinh tế và TTCK không? Đó là mức tăng trưởng bệnh hoạn.

Có nơi nào trên thế giới với một nền kinh tế "lớn thứ 2 trên thế giới", lại đeo đuổi mô hình trong khái niệm "nền kinh tế thị trường", mà đề ra chỉ tiêu áp đặt mục tiêu tăng trưởng GDP không? Đó là điều buồn cười, vì thực tế trong nền kinh tế thị trường, nó hoàn toàn không áp đặt mục tiêu tăng trưởng GDP. Điều đó thực tế cho thấy, mức tăng trưởng GDP của TQ, cũng như sản lượng kinh tế của quốc gia này tăng ảo hơn con số thật rất lớn.

Trong quý thứ 3, tăng trưởng GDP của nền kinh tế Trung Quốc ở mức 6,9% của năm 2015, giảm nhẹ từ 7,0% trong quý trước đó, và đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất nhì thế giới, vậy mà nó cũng gây "cảm cúm". Đó là sự tăng trưởng chậm nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2009, chủ yếu là do sự sụt giảm trong sản lượng công nghiệp, đầu tư bất động sản trì trệ và suy giảm trong xuất khẩu.

Cần nhớ rằng, trong năm 2014, TQ xuất khẩu 2.343 tỷ USD hàng hóa, là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tức lớn hơn so với 28 nước EU cộng lại đến 170 tỷ USD (EU là 2173 tỷ USD), và lớn hơn Mỹ 722 tỷ USD (do xuất khẩu hàng hóa của Mỹ 1.621 tỷ USD), TQ trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới từ năm 2013. Dù xuất khấu lớn lao như vậy nhưng TQ vẫn là một nước còn nghèo, gần cả tỷ người có mức thu nhập thấp và gây bất bình đẳng kinh tế (economic inequality) trong tầng lớp xã hội TQ, khi mà tại các thành phố lớn như Thượng Hải, Thẩm Quyến,... thì ngày càng có nhiều người siêu giàu. Trong khi TTCK TQ hiện nay thu hút rất nhiều người "nông dân" bỏ tiền ra chơi chứng khoán. Nên bất kể sự sụt giá chứng khoán nào cũng gây hoang mang cho chính quyền Bắc Kinh nhiều thứ.

Kể cả, khi thị trường chứng khoán TQ điều chỉnh chứ chưa nói đến sự sụp đổ, thì các nhà đầu tư họ sẽ quay sang các thị trường tiền tệ rút tiền ra đánh bạc chơi stock để gỡ vốn, vì khi đó họ cứ nghĩ rằng sau khi thị trường điều chính, giá cổ phiếu đã về mức đáy thấp nhất. Chẳng hạn, các nhà đầu tư sẽ rút tiền từ ngân hàng dồn tiền đầu tư tiếp vào thị trường cổ phiếu, điều đó lại gây ra hiệu ứng ngược là cổ phiếu các ngân hàng sẽ sụt giảm đi vì thiếu thanh khoản hay phá sản, và sẽ gây hoảng loạn hơn gấp bội mà còn dội lại giá cổ phiếu các lĩnh vực khác dẫn đến giá cổ phiếu không tăng mà còn giảm nữa chứ đừng tưởng nghĩ khôn mà nó tăng.

Với kinh nghiệm, khi các thị trường thường bị đẩy lên cao, nó ở thị trường con Bò, là khi thị trường tăng, đó là một xu hướng đi lên của giá cổ phiếu. Hoặc người ta đang đẩy giá chứng khoán cao hơn trên các giá trị cơ bản của công ty, được đo bằng thu nhập. Thực tế, giá cổ phiếu không được hỗ trợ bởi các khoản thu nhập hay các dữ kiện kinh tế cơ bản là để có thể phán đoán ra khi biết khi thị trường chứng khoán sắp sụp đổ. Đó là các nhà đầu tư cá nhân sẽ mua ngay ở mức giá vẫn ở đỉnh cao của thị trường, khi họ tin rằng giá cổ phiếu đó hạ sâu, nhưng thực tế nó vẫn còn bong bóng vượt khả năng của chính công ty đó.

Việc này, dẫn đến các nhà đầu tư cá nhân, họ biết ra là họ vẫn đang ôm mớ cổ phiếu vẫn còn quá cao hơn giá trị thật của nó rất nhiều, và công thức đơn giản, nếu do sợ hãi và hoảng loạn, họ thường bán và chuyển thành bán hoảng sợ. Đó là triệu chứng của một sụp đổ thị trường chứng khoán, hay nhẹ hơn là một sự điều chỉnh.

Tâm lý hiện nay, có thể khiến TTCK TQ sống trong ám ảnh sợ hãi là khi người dân ký thác tiền gửi nhận ra rằng, nếu các ngân hàng TQ đã sử dụng tiền tiết kiệm để cho vay dễ dãi nhằm khuyến khích mọi người đầu tư vào TTCK, lập tức nếu họ lo sợ mất tiền họ vội vã rút ra hết các khoản tiền gửi của họ. Nhưng khi giá cổ phiếu của các ngân hàng cũng sụt quá nặng, các khoản cho vay ký quỹ, hay vay thế chấp cho giới đầu tư mua chứng khoán chưa kịp trả hoặc bị thua lỗ không thể trả cho ngân hàng điều đó có nghĩa là lây nan qua các những người đã không bao giờ đầu tư vào thị trường chứng khoán mà họ cũng mất tiền tiết kiệm cuộc sống của họ, dẫn đến người dân mất tiền, tất nhiên sức mua tiều dùng sẽ thấp đi, nếu nền kinh tế phụ thuộc xuất cảng của TQ không còn cạnh tranh nổi với hàng hóa rẻ có phẩm chất từ Âu châu, Nhật, Mỹ, thì đầu máy tiêu dùng thị trường nội địa yếu đi, dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Điều dễ thấy, Nếu xẩy ra một vụ tai nạn TTCK TQ sớm hơn, nó cho thấy các nhà đầu tư và dân chúng TQ mất hết niềm tin vào nền kinh tế của họ. Khi niềm tin không được khôi phục, nó dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế mà nhiều chuyên gia kinh tế của TQ. Đó là bởi vì suy giảm giá trị chứng khoán có nghĩa là ít của cải cho người tiêu dùng tại TQ vốn dĩ đã rất thấp, vì sức tiết kiệm của người dân TQ quá cao. Điều này giải thích phần nào nền kinh tế TQ phụ thuộc rất lớn cho xuất khẩu ra bên ngoài của họ nay đang gặp khó khăn vì phải đối diện sự cạnh tranh các mặt hàng chất lương ngày càng rẻ của các nước Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc...

Mặt khác, tại sao TTCK TQ lại gây lo lắng cho chính quyền Bắc Kinh, mặc dù yếu tố vốn thị trường này không có ảnh hưởng nhiều đến tác động kinh tế TQ, nhưu thực tế, nếu nó TTCK TQ không được duy trì được đà tăng như tôi hay phân tích, nó sẽ tiên báo cho một dấu hiệu của các nhà đầu tư mất hết niềm tin vào yếu tố kinh tế chứ không còn đặt hy vọng vào TTCK nữa. Nguy hiểm hơn, khi giá trị cổ phiếu của các công ty tài chính giảm, các ngân hàng tại TQ sẽ có một thời gian khó khăn nhất trong việc huy động vốn mới của họ để trang trải cho các khoản thua lỗ, và làm mới các khoản vay tốt sau này.

Đây là công thức đơn giản, nó cho biết khi TTCK suy giảm sẽ đe dọa sẽ đưa các ngân hàng này không có đủ dự trữ để trang trải cuộc suy thoái để thoát ra khỏi kinh doanh thua lỗ và núi nợ xấu khó đòi và sẽ mất sẽ càng phình to, và nó sẽ gửi các khoản nợ này vào các khoản nợ công của TQ tăng lên, và đẩy tất cả các khoản vay lãi tăng lên, khi người ta đã quen với môi trường lãi suất giảm, khi lãi suất tăng lên mọi thứ đảo lộn, các khoản nợ sẽ tăng lên. Đó là bài toán khó khăn nhất mà TQ đang đối mặt.

Bởi vì trước đây, tỷ lệ nợ của các hộ gia đình trên GDP của TQ là rất thấp (thống kê của Bank for International Settlements - BIS, tức Ngân hàng Thanh toán Quốc tế) thì từ mức 28% trong năm 2012, nay đã tăng lên mức 37%. Nợ của hộ gia đinh trên thu nhập của họ còn tăng cao hơn, đó là điều mà TQ phải lo ứng phó khủng hoảng nợ mà họ chưa quen thích ứng từ vay tiền chơi stock, lẫn vay tiền kinh doanh chưa đến chu kỳ trả nợ như Nhật hay Mỹ, và Âu châu đã trải qua, cũng như nhiều cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán của họ. Riêng đối với TQ, họ chưa có kinh nghiệm thích ứng khủng hoảng kiểu này nên mới đáng ngại cơn hoảng loạn của họ. Tất nhiên, nếu xẩy ra khủng hoảng kinh tế và TTCK TQ nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các thị trường trên thế giới.



(*) Do TQ lại ám ảnh cáo giác vô căn cứ các tay đầu cơ tài chính của Morgan Stanley trước đây đánh sập TTCK TQ vào tháng Sáu, nên mọi đường dẫn phân tích chứng khoán từ Morgan Stanley vào TQ bị chặn lại rất khó truy cập dữ liệu từ TQ, kể cả Hồng Kông, nên tôi không thể vẽ biểu đồ phân tích biểu đồ kỹ thuật của TTCK Thượng Hải.


Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.