Header Ads

GIÁ DẦU VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CÓ ĐI NGANG TRONG THỜI GIAN TỚI

Tại cuộc họp thứ sáu, các bản tin kinh tế đánh đi từ New York Times, Wall Street Journal, và thị trường NASDAQ cho thấy, các thành viên sản xuất dầu trong nhóm OPEC đã gây áp lực lên Saudi Arabia nhằm muốn Saudi Arabia cắt hạ sản lượng khai thác dầu để hỗ trợ giá, nhưng Saudi Arabia lưỡng lự và có vẻ không giảm sản lượng khai thác dầu mà còn gia tăng khai thác. Thật không may cho khối OPEC và Nga, như tôi hay phân tích đối với hiện tượng Saudi Arabia bơm dầu giá rẻ và không hề nao núng khi giá dầu hạ, mặc dù họ cũng gặp khó khăn một chút, bởi vì Saudi Arabia chốt đồng riyal Saudi (SAR) của họ vào đồng USD theo tỷ giá cố định và hiện nay vẫn duy trì ở mức 1 USD = 3,75310 SAR hay 3,75 SAR có trị giá là 1 USD.

Vì hiện nay đồng USD dù tăng giá mạnh so với đồng EUR, yên Nhật (JPY), hay các đồng bạc mạnh khác thì Saudi Arabia sẽ ít bị thiệt hại hơn những nước khác khi đó Saudi Arabia bán dầu với giá hạ mà thu về đồng USD có giá trị cao thì khi đổi ra tỷ giá EUR, JPY, và nhiều đồng bạc khác...thì Saudi Arabia không bị thiệt hại như những nước sản xuất dầu trong khối OPEC, hay Nga cho nên Saudi Arabia bán dầu với giá hạ mà thu về đồng USD có giá cao thì khi đổi ra tỷ giá EUR, JPY,...thì Saudi Arabia không bị thiệt hại như các nước khối OPEC, hoặc Nga, bởi một đồng riyal Saudi hay USD mà Saudi Arabia có được sẽ mua được nhiều hàng hóa từ Âu châu, Nhật Bản nhiều hơn,...
Điều này giải thích tại sao Saudi Arabia khước từ lời kêu gọi cắt sản lượng khai thác dầu của khối OPEC.

Về hồ sơ tỷ giá hối đoái thị trường tài chính thế giới, trong động thái mới, khi Trung Quốc kỳ vọng rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trao quyền thành thành viên của đồng CNY của TQ vào các Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), cùng với các đồng USD, euro, yen Nhật và bảng Anh. Điều này sẽ gây bất lợi trong một thời gian khó đoán khi tỷ giá đồng CNY so với các đồng bạc đó, nhất là đồng USD sẽ trồi sụt thất thường. Thật bất hạnh, VN là quốc gia bị kẹt vào tỷ giá đồng USD và trao đổi ngoại thương với TQ mà không thể tách rời hay "thoát Trung".

Ta đã biết, đồng USD đã vượt qua mức 100 theo chỉ số USDX hôm thứ Bẩy trong khi khả năng Mỹ tăng lãi suất đã khiến đồng bạc khu vực đồng EUR bị sụt giá. Đồng EUR đã giảm giá trị xuống thấp nhất kể từ giữa tháng 4/2015 so với đồng USD, trước khi một cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB vào hôm thứ Năm rồi, khối kinh tế đồng EUR này không đưa ra các biện pháp hỗ trợ đồng EUR, và họ có vẻ vẫn tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ đeo đuổi lãi suất thấp và đồng tiền yếu để hỗ trợ kinh tế trong xuất khẩu đang suy yếu.
Tại Á châu khi hai khối kinh tế Nhật và TQ vẫn tiếp tục đeo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ bằng lãi suất thấp nhằm hỗ trợ kinh tế và thị trường chứng khoán, cũng như việc hạ giá đồng tiền rẻ để tiếp tục cạnh tranh trong xuất khẩu.

Quan trọng chính là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế "hiệu ứng Abe" mà quốc tế gọi là "Abenomics" với 3 mũi tên: Mũi tên thứ nhất tăng chi để nâng mức đầu tư trong các dự án xây dựng hạ tầng. Thứ hai là bơm thêm tiền vào kinh tế để đẩy lui nạn giảm phát và đạt mức tăng trưởng cao hơn. Thứ ba mới quan trọng, là cải tổ cơ chế kinh tế và cả xã hội cũng nhằm thúc đẩy TTCK Nhật hưởng lợi, vì tính trên đầu người thì dân Nhật có tỷ lệ sở hữu cổ phần các công ty khá cao.

Khi Shinzo Abe hạ thấp giá trị đồng JPY, hay bung tiền cho vay vẫn không thấy dân Nhật phản ứng gì về việc bị cắt xén đồng lương thông qua việc đồng JPY bị trượt giá, điều đó nôm na suy đoán, đa số dân Nhật đều sở hữu tài sản của các công ty Nhật, tức là "công ty Nhật nhiều hơn dân số Nhật". Cụ thể, mỗi khi đồng JPY sụt một đơn vị so với đồng USD thì 1 công ty Nhật sẽ có lợi tức 100 triệu USD nhờ xuất khẩu, thứ nữa vốn mà Nhật đầu tư ra ngoài cho nước khác vay đều là vốn cổ phần của người dân Nhật.

Cụ thể là ta thấy chỉ số chứng khoán Nikkei 225, là chỉ số thị trường chứng khoán lớn theo dõi hiệu suất của 225 công ty hàng đầu tại Nhật tính từ cuối ngày 21/12/2012, chỉ số Nikkei 225 chỉ có 9.940,06 điểm, và đến ngày 24/06/2015, Nikkei 225 đạt được cái đỉnh cao nhất của nó là 20.868,03 điểm, đến ngày 29/9/2015, chỉ số chứng khoán Nikkei 225 rơi lại còn 16.930,51 điểm, bây giờ đến ngày 30/11/2015, thì Nikkei 225 vọt lên 19.827 điểm bất chấp tín hiệu kinh tế của Nhật có vẻ xấu (hình vẽ).
GIÁ DẦU VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CÓ ĐI NGANG TRONG THỜI GIAN TỚI
Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.