Header Ads

HY LẠP NẠN NHÂN BẤT HẠNH CỦA ĐỒNG EURO

HY LẠP NẠN NHÂN BẤT HẠNH CỦA ĐỒNG EURO
(*) Hình họa mô phỏng chỉ mang tính chất tham khảo, bởi tỷ giá đồng EUR/USD thay đổi từng giờ. Trong phiên giao dịch gần nhất 1 EUR đổi chác được 1,06588 USD, hình vẽ.


HY LẠP NẠN NHÂN BẤT HẠNH CỦA ĐỒNG EURO
Cách đây hai hôm vào ngày 16/11/2015, Hy Lạp và khối Âu châu đạt được tuyên bố đồng thuận các khoản nợ với thời gian ân hạn đủ dài để Hy Lạp thanh toán hết nợ. Thực chất đây là sự trấn an thị trường trong bối cảnh Fed chuẩn bị tăng lãi suất "Fed Funds Rate" vào tháng 12/2015 này, điều này có thể đẩy đồng bạc EUR cũng như thị trường tài chính và chứng khoán Âu châu vào hoảng loạn. Thực tế là Hy Lạp đã phá sản. Tức là xù nợ luôn, nhưng không ai nói ra!

Hy Lạp, một quốc gia có số dân 10,8 triệu người vào năm 2014 (nguồn: Eurostat). Điều đó có nghĩa là dân số của Hy Lạp chỉ chiếm 0,16% của tổng dân số trên thế giới. Nôm na là nếu trên quả đất này có 617 người thì có một cư dân của Hy Lạp. Thực tế ít ai biết rằng trước năm 2009, khi Hy Lạp bắt đầu manh nha khủng hoảng nợ nần thì dân số Hy Lạp lên đến 11,19 triệu dân, có nghĩa thành phần còn lại của dân số Hy Lạp rời bỏ đất nước vì không thể chịu cảnh nợ nần thuế khóa khó khắc khổ cũng như nạn thất nghiệp và nạn tẩu tán tài sản ra nước ngoài.

Về hồ sơ Hy Lạp là quốc gia của khối kinh tế Eurozone với 19 nước thành viên sử dụng chung đồng tiền Euro có kí hiệu là EUR, quốc gia mới gia nhập Lithuania, ở ven biển Baltic. Về hồ sơ rất chuyên môn, là vì sao nền kinh tế Hy Lạp chui vào lòng đất!

Năm 2014, sản lượng GDP của Hy Lạp đạt được 237,59 tỷ đô la Mỹ, tức chiếm khoảng 0,38% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới, trở về bằng mức thấp hơn của năm 2005 đến 10 tỷ USD và thấp hơn nhiều so với các năm 2006 - 2007. Cần biết rằng sản lượng GDP của Hy Lạp có mức cao nhất mọi thời đại của 354,62 tỷ USD vào năm 2008. Và kể từ đó sản lượng GDP của Hy Lạp cắm đầu xuống mặt đất và chốt ở mức thấp như đã nói trong năm 2014, và dự báo năm 2015 sẽ tệ hại hơn.

Khi Hy Lạp chưa gia nhập khu vực đồng tiền EUR năm 2001 thì GDP bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội của đất nước, được điều chỉnh bởi lạm phát, bởi dân số Hy Lạp đã ở mức rất cao. Nếu tính trung bình từ năm 1960 - 2001 đã là 14.200 USD. Khi gia nhập đồng tiền chung EUR năm 2001 thì sang năm 2002 tính trung bình thì 1 EUR có giá trị chỉ bằng 0,87 USD, một con số lý tưởng để Hy Lạp xuất khẩu hàng hóa rẻ và đạt thăng dư mậu dịch và tỷ lệ nợ trên GDP của Hy Hạp vừa phải, lợi suất trái phiếu cũng thấp.

Tuy nhiên kể từ đó trở đi cho đến năm 2007, đồng EUR đã tăng hơn 40% so với đồng USD khi chỉ có 1 EUR đã đối ăn đứt 1,44 USD và khiến GDP bình quân đầu người cũng đạt con số cao nhất của nó trong lịch sử nước này là 24.307,57 USD. GDP bình quân đầu người PPP thu được bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội của đất nước, được điều chỉnh bởi sức mua tương đương, bởi dân số cũng giảm xuống chỉ còn 24.501,53 USD (mức cao nhất trong năm 2007 là 32.408,19 USD).
Điều này, khiến Hy Lạp chủ quan và duy ý chí tưởng đồng tiền vung tiền tiêu xài nhờ đồng tiền có giá. Hy Lạp tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2004 diễn ra tại Athena, Hy Lạp, với nhiều dự án xây dựng quy mô và tích lũy nợ nần.

Đầu tiên ta xét đến khối nợ khổng lồ của Hy Lạp khi mà dân số chỉ chưa tới 11 triệu dân, đó là nợ nước ngoài, đều bị yết giá bằng hai đồng tiền mạnh của thế giới, là đồng USD và EUR. Vì là Hy Lạp sử dụng đồng EUR nên tôi quy đổi ra đồng EUR. Một nhà đầu cơ tài chính tiền tệ giàu kinh nghiệm, sẽ dễ dàng phát minh ra lý thuyết mới đó là số nợ chính phủ theo phần trăm của GDP và nợ nước ngoài của Hy Lạp đã mất luôn khái niệm.

Nợ chính phủ theo phần trăm GDP của Hy Lạp chốt trong năm 2014 là 177,10%. Nói chung, nợ Chính phủ theo phần trăm của GDP được sử dụng bởi các nhà đầu tư và các chủ nợ để đo lường khả năng một quốc gia đó để thực hiện thanh toán trong tương lai về nợ của họ, do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đi vay của nước đó và lợi suất trái phiếu chính phủ tăng giảm tùy mức nợ. Đó là số nợ chốt theo năm mà quốc tế tính toán, vì chưa hết năm 2015, nên ta không công bố dù đã biết họ nợ bao nhiêu.

Tuy nhiên, có thể phân tích ra là nợ nần của chính phủ Hy Lạp trong quý thứ hai của năm 2015 tăng lên đến 313 tỷ EUR, đây là một con số nợ vĩ đại chủ yếu vay bằng đồng EUR. Khốn nỗi thông tin của giới đầu cơ và đầu tư tài chính Phố Wall, nhất là các tổ hợp ngân hàng đầu tư và các quỹ đầu cơ của Mỹ cho chính phủ Hy Lạp vay bằng đồng USD cũng rất lớn với lãi suất đắt hơn đồng EUR, mà 1 EUR = 1,06947 USD, so với mức vay trước đây khi Hy Lạp đi vay bằng đồng USD lúc còn rẻ là 1 EUR có giá trị đến 1,45203 USD. Nợ nước ngoài ở Hy Lạp tăng lên 423 tỷ EUR trong quý thứ hai của năm 2015, ta lưu ý nợ nước ngoài là một phần trong tổng số nợ được nợ cho các chủ nợ nước ngoài mà chính phủ Hy Lạp nợ họ. Tuy nhiên đây chưa phải là mức nợ nước ngoài cao nhất của Hy Lạp, mức nợ cao nhất được xác định trong quý đầu tiên của năm 2013 đạt 437 tỷ EUR.

Trong năm 2010, trái phiếu của Hy Lạp được Ngân hàng trung ương Âu châu (ECB) và giới đầu tư đồng ý nhận tờ trái phiếu của Hy Lạp ở cấp A- tới BBB-. Thực tế Standard & Poor's, Moody's và Fitch đánh giá trái phiếu Hy Lạp ở cấp BBB+, và người ta kỳ vọng trái phiếu Hy Lạp sẽ lên tới cấp A- thì sẽ may ra trả lãi ít.

Bây giờ các cơ quan thẩm định tài chính Standard and Poor's xếp hạng nợ có chủ quyền các tờ giấy nợ trái phiếu Hy Lạp hở cấp đồng nhất CCC+, Fitch là CCC, Moody's cho mức nợ có chủ quyền thuộc loại cực đoan là CCC- thì hết ai dám cầm tờ "giấy lộn" (junk bond) này nữa. Thực tế Hy Lạp đã phá sản, tức là khi một nền kinh tế của quốc gia đó không có khả năng thanh toán nợ một cách lâu dài như cam kết và phải xù nợ luôn. Thực tế đã còn khái niệm "mất khả năng thanh toán", tức là khi nền kinh tế của một quốc gia không thể trả nợ đúng kỳ hạn. Nếu để cho Hy Lạp tuyên bố phá sản thì số phận đồng EUR còn bi đát hơn, thị trường tài chính và chứng khoán của khối sử dụng đồng tiền EUR có thể "bay hơi" đến hàng ngàn tỷ EUR và giật sập luôn nhiều hệ thống các ngân hàng Âu châu, nên thà để cho Hy Lạp muốn trả hay xù nợ luôn chỉ là hình thức.

Về hồ sơ Hy Lạp, nguyên nhân gây ra khủng hoảng không chỉ riêng Hy Lạp mà còn có nhiều nước trong khối Eurozone nữa. Lý do, mà đa số các nước kém phát triển tại miền Nam Âu châu, đều đã tiêu thụ nhiều, tiết kiệm ít và hay bị nhập siêu nặng nên mới bị khủng hoảng như hiện nay.

Mẫu chốt là khi những quốc gia này gia nhập khối Eurozone dùng tiền tệ thống nhất là đồng EUR thì các nước này bị rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan là bị kẹt vì hết khả năng điều chỉnh ngoại hối, chẳng hạn như phá giá đồng tiền của họ để bán hàng rẻ hơn nên hàng hóa khó cạnh tranh để bán hàng cho khối kinh tế Eurozone với 19 nước thành viên sử dụng chung đồng tiền EUR thì khó cạnh tranh với những nước tiên tiến hơn như Đức, Pháp,...và 9 nước nằm ngoài khối Eurozone như Anh, Thụy Sĩ,...chứ chưa nói đến các nước khác trên thế giới. Vì khi ở trong khối Eurozone cùng dùng chung đồng EUR các nước này vốn dĩ có có khả năng cạnh tranh thấp hơn và đồng EUR lại tăng giá quá cao và quá lâu so với đồng USD trong nhiều năm dẫn đến các nước này, trong đó có Hy Lạp bị triệt tiêu hoàn toàn và hết bán hàng xuất khẩu ra bên ngoài vì hàng hóa xuất khẩu bán quá đắt đỏ mà kém phẩm chất so với hàng Đức, Pháp,...Bởi lẽ Hy Lạp luôn bị thâm hụt thương mại lớn nhất với Nga, Đức, Pháp, Trung Quốc, Italy,...

Vì nền kinh tế Hy Lạp chỉ sản xuất nông nghiệp, có hệ thống hàng hải và nền du lịch khá hấp dẫn, còn lại làm gia công là nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu khoáng sản, hàng hóa sản xuất may mặc, thực phẩm và động vật sống, hóa chất và nguyên liệu thô trừ nhiên liệu để chế biến và bán ra ngoài thì làm sao mà không vỡ nợ được khi đồng EUR tăng giá quá mạnh thì xuất khẩu bán hàng lên mặt Trăng.

Đối với Hy Lạp, trước đây hay sau này cũng chẳng ai sẽ chơi chữ dùng cụm từ "Grexit" là "Greece" và "Exit" là đi ra, và dùng lại đồng Greek Drachma, ký hiệu là GRD và tha hồ in bạc ra trả nợ mà khỏi phải tuân thủ những điều kiện khắc khổ của khối Eurozone, nhưng với mức đánh giá tín nhiệm mà Standard and Poor's, Moody's và Fitch dành cho Hy Lạp ở cấp CCC cho đến CCC, mà bôi thêm dâu trừ thì thử hỏi có nhà đầu tư nào dám nhận đồng bạc Drachma "giấy lộn" đó không? Nên bây giờ Hy Lạp chỉ là cái vỏ trống rỗng và cứ ngồi yên trong khối để tránh hoảng loạn. Bởi vì, trong động thái hôm 16/11/2015 vừa rồi Hy Lạp tuyên bố đã làm tốt việc thanh toán nợ. Thật ra đó là trò trấn an thị trường của con nợ và chủ nợ nhằm hạn chế sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Âu châu và đồng EUR cũng như trái phiếu do ECB phát hành bị đánh sụt hạng tín nhiệm có thể khiến lợi suất trái phiếu vọt lên trời.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)


Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.