Header Ads

KHI MỸ TĂNG LÃI SUẤT FED FUNDS RATE

KHI MỸ TĂNG LÃI SUẤT FED FUNDS RATE
(*) Hình họa cho tỷ giá USD/VND giao dịch tại New York hôm thứ Tư chốt ở mức 1 USD đổi được 22.315 VND, thực tế với lãi suất chỉ đạo của VN tương đối vừa phải nên ít rủi ro, khi Mỹ tăng lãi suất. Tính toán mô hình đồng bạc VND rất khó, vì tỷ giá VND là cố định, và giá cả ít thay đổi hàng ngày, và cũng ít ai lập mô hình để tính toán tỷ giá VND, vì đồng bạc không lưu hành ở thị trường quốc tế.

Cách đây 18 năm, trong tháng Giêng năm 1997, Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang và Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), khi ấy nhà kinh tế học Mỹ Alan Greenspan và là Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, đã tăng lãi suất chỉ đạo "Fed Funds Rate" ở mức 5,5% vào tháng 3/1997, tức chỉ tăng có 25 điểm cơ bản hơn một năm trước đó là vào tháng Giêng năm 1996, lúc ấy lãi suất Fed Funds Rate là 5,25%. Thật không may, đầu tháng 7/1997, một vụ khủng hoảng ngoại hối bất ngờ bùng phát tại Thái Lan rồi lan thành khủng hoảng tài chính tại Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và gieo rắc nỗi kinh hoàng kinh tế, xã hội, lẫn chính trị cho nhiều quốc gia Đông Á trước khi lây lan ra Liên Bang Nga năm 1998, khiến đây cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 về sự nguy hiểm của cho vay rủi ro và nợ không bền vững.

Nói chung, khủng hoảng Đông Á 1997, ít nhiều ai cũng biết, nên không cần giải thích, nhưng vì cuộc khủng hoảng này mà TQ lại là nước được lợi nhất. Lý do kinh tế TQ khi ấy khép kín, chỉ bắt đầu "mở cửa học theo Đông Á", giới đầu tư bắt đầu thấy tiềm năng lớn lao của nước đông dân đang nổi lên với nhân công rẻ đông đảo và lắm tài nguyên. Khi động thái tăng lãi suất tại Mỹ lên chỉ có 25 điểm cơ bản thôi, tức từ 5,25% lên thành 5,5%, giới đầu tư và đầu cơ quốc tế mới kéo tiền của họ về Mỹ, rồi dồn tiền đem sang đầu tư bên TQ là nơi có lời và an toàn hơn, khi thủy triều tư bản tài chính rút vốn khỏi các thị trường châu Á thì cả Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng vì thiếu hụt ngoại hối. Nạn nhân đầu tiên là Thái Lan, vì quốc gia này muốn neo giá đồng Baht Thái cho cao, thực tế cao hơn tỷ giá tự do của thị trường, trong khi dự trữ ngoại hối lại không đủ để giữ tỷ giá đồng Baht cũng như dự trữ ngoại tệ yếu, không đủ cho đầu máy tăng trưởng quá nóng, với lượng giao dịch quá lớn. Đến tháng 7/1997, Thái Lan phải thả nổi đồng Bath, tức là bứt neo và biến động hối đoái cũng là nguyên nhân khiến Đông Á bị khủng hoảng năm 1997-1998 rồi suy thoái nặng.

Sau đó lộ ra điểm yếu của các xứ Đông Á, với chính sách sai lầm của các nước này khi duy trì chế độ ngoại hối cố định, cụ thể là neo chặt tỷ giá đồng nội tệ vào một vài ngoại tệ mạnh như đồng USD chẳng hạn, hoặc đồng Đức mã, tức Deutsche Mark (DEM), French Franc (FRF),...khi ấy khối EU chưa lập ra đồng EUR thì các đồng tiền này rất mạnh, và lãi suất cũng không thấp như đồng EUR hiện nay, nên rất dễ bị giới đầu cơ thao túng. Những nước Á châu khi ấy vẫn tin rằng tuy Mỹ có nâng lãi suất 0,25% nhưng không nguy hiểm, vì họ tin rằng với sức xuất khẩu của họ lẫn nguồn đầu tư từ nước ngoài sẽ bảo vệ được chế độ hối đoái ấy với một dự trữ ngoại tệ thấp.

Thực tế bây giờ nếu Fed nâng lãi suất Fed Funds Rate khoảng 25 điểm cơ bản lên thành 0,5%, sẽ không tác động mạnh mẽ như người ta đồn đoán sẽ gây ra khủng hoảng Á châu lần nữa là không có cơ sở, bởi bây giờ lãi suất chỉ đạo của các khối kinh tế lớn đằng sau Mỹ hiện duy trì rất thấp. Cụ thể tính toán tại thị trường NASDAQ vừa rồi cho thấy, lãi suất chỉ đạo khu vực đồng Euro, nó bao hàm tỷ lệ lãi suất chuẩn được thiết lập bởi Hội đồng quản trị của Ngân hàng Trung ương châu Âu - ECB. Các mục tiêu chính của chính sách tiền tệ của ECB là duy trì sự ổn định giá cả mà là để giữ lạm phát dưới gần 2% trong trung hạn. Nhưng hiện nay nó duy trì ở mức siêu thấp là 0,05%, trong khi khối kinh tế này đang rơi vào giảm phát nặng nề chứ không phải là lạm phát mạnh như trước đây vào năm 1997.

Các nền kinh tế có đồng bạc được thị trường quốc tế ưa dùng là Vương quốc Anh thì duy trì lãi suất chỉ đạo cao hơn Mỹ một chút là 0,50%, Canada là 0,50%, Nhật Bản là 0%, Thụy Sỹ là âm -0,75%, Thụy Điển là âm -0,35%,...các thị trường Á châu cũng duy trì lãi suất siêu thấp, họ vẫn còn khí cụ để nâng lãi suất đối phó nếu cần. Cụ thể như Trung Quốc lãi suất chỉ đạo của họ thấp nhấn trong lịch sử và hiện nay duy trì ở mức 4,35%, Hàn Quốc là 1,50%, Malaysia là 3,25%, Singapore thì siêu thấp ở mức 0,21%, Thái Lan thì ở mức 1,5%,...

Tuy nhiên, đáng lo ngại một số nước có lãi suất chỉ đạo tương đối cao là Ấn Độ là 6,75%, Indonesia là 7,50%, Brazil là 14,25%, Nga là 11%, Việt Nam là 6,50%, đây chưa là mức đáy thấp, đáy thấp nhất của lãi suất chỉ đạo 4,80% vào tháng 8/2000, mức cao nhất là 15% vào tháng 6/2008. Philippines lãi suất chỉ đạo hiện nay cũng ở mức thấp là 4,0%,...

Các nước này hiện nay đều có sẵn giỏ dự trữ ngoại tệ rất lớn lao nên khó có thể nói là đồng USD dù có vượt mức 100 qua một chỉ số gọi là (USDX, DXY) để tính ra giá trị đồng USD. Theo đó, đồng USD được định giá qua một rổ tiền gồm sáu loại ngoại tệ chính của các ngoại tệ trong rổ tiền là đồng EUR, yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF), mà gây bất ổn kinh tế toàn cầu được.

Tất nhiên, nếu Fed tăng lãi suất thì lượng tiền tư bản tài chính niêm yết giá bằng đồng USD sẽ ít đi so với trước đây vì tiền Mỹ nhiều và rẻ với lãi suất hạ tới đáy. Nói chung nếu Fed tăng lãi suất trong tháng 12/2015 này nó chỉ tác động vào những nước trước đây đã đi vay bằng đồng USD còn rẻ, và nay phải trả giá đắt hơn. Vì trước ấy chỉ số DXY nó rơi xuống mức thấp kỷ lục 71,32 vào tháng 4/2008 thì nay nó có thể duy trì mức trung bình là 97,25, hoặc sẽ cao hơn sau tháng 12/2015. Hậu quả là Fed nâng lãi suất, các nhà đầu tư ở nước có tỷ lệ vay mượn bằng đồng USD quá nhiều thì các nhà đầu tư họ sợ rủi ro khả năng thiếu hụt thanh khoản có thể dẫn đến các thị trường tài chính và chứng khoán những nước này "điều chỉnh nặng", và họ sẽ bán tháo các tờ trái phiếu được niêm yết bằng đồng nội tệ để chuyển sang mua đồng USD bằng nhiều hình thức như mua trái phiếu kho bạc Mỹ, hoặc mua chứng khoán và các tài sản khác tại Mỹ.

Tồi tệ hơn, đó là những nước trước đây đi vay trả lãi suất bằng đồng USD mà tưởng khôn để tài trợ lãi suất ở nhà bằng đồng nội tệ, hay vay ngắn hạn bằng đồng USD để tài trợ các dự án dài hạn là chắc chắn phải chống đỡ vất vả khi đồng USD nhúc nhích tăng giá vì bị rủi ro về ngoại hối vì đồng nội tệ sẽ trượt giá nặng. Những nước vốn dĩ đã có lãi suất chỉ đạo quá cao thì bị chết kẹt là sẽ không dám tăng lãi suất để kéo dòng vốn chảy lại, bởi lẽ nếu lãi suất đã quá cao mà có nâng lãi suất thì doanh nghiệp không có lời cho sản xuất. Nếu phá giá đồng nội tệ để kích thích kinh tế như gia tăng xuất khẩu thì đánh sụt đồng lương bởi lạm phát tăng lên. Đây là bài toán khó, tưởng nghe đơn giản nhưng rất nguy hiểm, các nhà đầu cơ đều biết rõ yếu huyệt này cả.

Ta hết sức thận trọng tại Mỹ, lãi suất dài hạn và lãi suất ngắn hạn hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, đối với lãi suất ngắn hạn, ta gọ dễ hiểu đó là lãi suất chỉ đạo, lãi suất này gọi là "Fed Funds Rate" do Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang, và Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), cũng như nhiều thành viên của các ngân hàng trong khu vực dự trữ liên bang có toàn quyền quyết định, và chính phủ Mỹ hoàn toàn không có quyền can thiệp vào.

Đối với lãi suất dài hạn do thị trường quyết định theo quy luật cung cầu. Fed không có thẩm quyền can thiệp. Đó là lợi suất trái phiếu. Khi lợi suất trái phiếu đi lên, giá trái phiếu đi xuống, điều đó có nghĩa là tiền lời đang tăng lên, nó cho thấy hiệu suất thị trường tiêu cực, bởi vì khi lãi suất tăng cao có thể dẫn đến rủi ro mất cả tiền gốc. Ngược lại, khi lợi suất trái phiếu đi xuống, giá trái phiếu đi lên, điều đó cho thấy hiệu suất thị trường là tích cực, nước phát hành trái phiếu trả tiền lời thấp vì ít rủi ro, người cho vay nhận lãi thấp, nhưng khoản tiền gốc ít bị rủi ro,...Nói chung, lãi suất này chỉ hiểu đơn giản thôi, thực tế hiểu đúng hơn nó khá rắc rối, nên ta chỉ hiểu tương đối thôi, nếu hiểu đúng quá thì rất ít người hiểu thì không hay, bởi phân tích kinh tế là chuyển cái phức tạp ra đơn giản chứ không ai đi soi mói chuyển cái đơn giản ra phức tạp cả.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.