Header Ads

SỞ HỮU CHÉO, LỢI ÍCH NHÓM VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM

SỞ HỮU CHÉO, LỢI ÍCH NHÓM VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM
(*) Xem hình, giá cổ phiếu của AIG cao ngất ngưởng khi chưa bị khủng hoảng hơn 1.300 USD / cổ phiếu, giá đỉnh cao gần nhất vào tháng 07/2008 là 1.207 USD, thì giá hiện nay chỉ còn 61,70 USD.

SỞ HỮU CHÉO, LỢI ÍCH NHÓM VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM

Trước hết ta hiểu sơ lược "sở hữu chéo" hay "đầu tư chồng chéo", đó là hiện tượng thổi vốn hóa ảo, gây nên hiệu ứng bong bóng ảo, mà những bong bóng dễ thổi lên nhất thường là "bong bóng tài chính", rồi "bong bóng cổ phiếu", và "bong bóng bất động sản". Nguyên nhân là khi một tập đoàn tài chính, hay một tập đoàn kinh tế lớn cả tư nhân lẫn nhà nước họ lập ra một công ty mẹ, rồi sau đó lập ra một công ty con, công ty cháu chắt,... rồi họ đầu tư vào tập đoàn khác cả tư nhân lẫn quốc doanh. Cuối cùng họ thổi lên vốn hóa ảo từ nhiều phía. Thí dụ vốn gốc ban đầu của công mẹ chỉ có 100 bạc, nhưng khi họ lập ra nhiều công ty con và đầu tư vào các tập đoàn, công ty khác thị họ thổi vốn lên gấp 4 lần hay gấp 10 lần. Nhưng thực chất vẫn là cái vỏ ốc bên trong trống rỗng.

Điều không đơn giản ở đây là, khi lập ra các công ty như vậy, họ say sưa đầu tư gây ra mớ bong bóng và những khoản nợ đáng kinh tởm. Một ảo giác giàu sang thịnh vượng giả tạo, chủ yếu là đi vét tiền công quỹ và tiền thuế của người dân để chạy vào túi một thiếu số nhóm lợi ích làm giàu bất chính. Khi họ đầu tư chằng chịt như cái màng nhện thì tất nhiên hết phân biệt đâu là ngọn đâu là gốc nữa, và dẫn tới hậu quả hết ai còn kiểm soát được ai, mà cũng chả ai còn chịu trách nhiệm với tập đoàn công ty của họ nữa, điều đó thường dẫn đến mâu thuẫn nội bộ trong quản trị công ty.

Nói chung, nếu gặp sóng gió nổi lên thì bất kể một công ty hay các quỹ đầu tư nào sụp đổ thì nó giật sập luôn cả hệ thống đầu tư chằng chịt đó. Hoặc người ta lo sợ nó sập và để ngăn chặn nó bằng nhiều hình thức như nhà nước nhảy vô vội vàng bơm tiền không giới hạn mua lại các tập đoàn, công ty đó bằng tiền thuế của dân hay bằng tiền công quỹ để ngăn nó sập vỡ tan tành.

Tại VN, ta đã thấy việc NHNN xứ này mua lại các ngân hàng với giá 0 đồng, mà không có lời giải thích nào. Còn đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các gương mặt thối tha đáng ghê tởm đó là Tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam); Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN; Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin); Vinalines; Sông Đà,...đây là những đại công ty, tập đoàn dẫn đầu về đầu tư chông chéo từ kinh doanh theo chuyên môn như dầu khí, đóng tàu, điện năng lượng,...thì họ nhảy sang lập các công ty con, công ty cháu chắt, quỹ đầu tư, rồi công ty tài chính, rồi kinh doanh các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, nhà hàng, các bất động sản, viễn thông. Thậm chí cả lĩnh vực taxi,... Đó là hoang tưởng vĩ cuồng của những kẻ có bộ óc hạt tiêu mà mơ thành cái não hơn cả những tay đầu cơ và đầu tư siêu giỏi về tài chính Phố Wall còn bị lâm nạn.

Kinh nghiệm cho thấy, các vụ bể bọt đầu tư cổ phiếu năm 1929, rồi gây Đại khủng hoảng, khi chỉ số Dow Jones Industrial Average mất 90% giá trị của nó khi ở mức 381,2 điểm vào ngày 03/09/1929, rơi về mức đáy thấp nhất trong lich sử của nó khi còn 41,22 điểm vào ngày 08/07/1932, do nạn đầu tư chồng chéo, khi lãi suất tăng, các khoản tài trợ cho các khoản vay ký quỹ môi giới chứng khoán giảm. Khi một tổ hợp ngân hàng hay các quỹ đầu tư sụp đổ thì kéo theo toàn bộ các ngân hàng hay các quỹ đầu tư khác sụp đổ theo và nó giật sập luôn cả hàng ngàn ngân hàng Mỹ, dẫn đến nạn suy thoái kinh tế Mỹ thời ấy.

Sau đó người ta còn kinh nghiệm về nạn bể bọt cổ phiếu tại Nhật vào tháng Giêng năm 1990, rồi nạn vỡ tín dụng tại Hàn Quốc năm 1997, một phần xuất phát từ nạn đầu tư chồng chéo và lợi ích nhóm chi phối. Tại VN người tập tành phát triển kinh tế đầu tư chồng chéo qua các "qua đấm thép Vina", và học hỏi theo kinh nghiệm của các "Chaebols" Nam Hàn, thực tế các "Chaebols" này học hỏi theo kinh nghiệm của các "Keiretsu" của Nhật Bản họ áp dụng chiến lược phát triển gần như một quốc sách cho toàn dân để thi hành chính sách công nghiệp hóa có định hướng và với sự yểm trợ của nhà nước, với luật lệ minh bạch, vậy mà cũng bị khủng hoảng kinh tế. VN không bị khủng hoảng thì quả là hay.

Ở VN thì trước đây tập tành phát triển kinh tế theo kinh nghiệm của các "Chaebols" Nam Hàn, với mô hình đầu máy tăng trưởng kinh tế cho cả nước do các tập đoàn, tổng công ty giữ vai trò chủ đạo, khi quản lý kém, và nạn sở hữu đầu tư chéo thì người ta hết còn kiểm soát được các tập đoàn kinh tế nhà nước này nữa. Khi đó, các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo này chỉ là nơi vơ vét tài nguyên quốc gia, được ưu ái đất đai trong sản xuất, hay cả việc hưởng ưu đãi các khoản vay mượn lãi suất rẻ được tài trợ bởi nhà nước, họ vẽ ra các dự án vĩ cuồng thực tế là không có giá trị kinh tế bao nhiêu, như Vinashin lập "tàu ma", mua các ụ nổi rác khổng lồ 12.500 tấn này mang tên Venture Dock 2,...hay EVN lập ra các dự án xây cất bất động sản, để kinh doanh biệt thự, khách sạn, cả taxi, tài chính, chứng khoán,....toàn là những dụ án đầy rủi ro không có giá trị kinh tế, thay vì lo tập trung đầu tư nâng cao hiệu quả ngành điện. Vậy mà vẫn trót lọt để vay được nhiều tiền từ các ngân hàng kể cả vay được các khoản vay quốc tế qua phát hành trái phiếu.

Đối với hệ thống tài chính, các tập đoàn kinh tế quốc doanh này họ còn có thể lập ra các công ty tài chính, công ty chứng khoán hay các "ngân hàng thương mại cổ phần", và khoác lên cái vỏ bọc ngân hàng tư nhân, thực chất vẫn là do nhóm lợi ích chi phối, các nhóm lợi ích này họ mới lập ra các công ty khác và vẽ thêm các dự án để vay tiền của ngân hàng mà họ góp vốn đầu tư, vì là người nhà với nhau thì lẽ tất nhiên họ sẽ được vay dễ dàng. Nhưng khoản vay đó chảy đi đâu thì hết ai biết được nữa. Chủ yếu người ta lấy tiền đó đi chơi stock và đầu tư bất động sản kiếm lời thật nhanh.

Lý do khi họ tin rằng tưởng khôn hơn thiên hạ, nếu đầu tư vào cổ phiếu và các dự án bất động sản mà tăng giá thì họ giàu lên rất nhanh như trước đây ở VN lên cơn sốt bất động sản và chứng khoán. Khi giá cổ phiếu hay các dự án bất động sản tăng giá, các nhóm lợi ích này dễ dàng bỏ túi hàng ngàn tỷ bạc, mà còn giữ được lãi vay rẻ trước đấy trả lại cho ngân hàng, vì họ vẽ ra các dự án ảo đó để lấy tiền đầu tư cho cá nhân và nhóm lợi ích.

Điều tồi tệ, khi giá cổ phiếu và thị trường bất động sản bị bể bọt đầu tư nó dội thẳng vào hệ thống tài chính ngân hàng gây ra nợ xấu và làm suy giảm nền kinh tế, vì mỗi lần ngân hàng rót tiền ra thì nợ xấu sẽ càng tăng lên. Lý do các dự án mà các tập đoàn này vẽ ra do các nhóm lợi ích chi phối họ đem tiền đi đánh bạc trên thị trường chứng khoán và đầu tư trái ngành thì lấy gì mà tạo ra sản lượng cho kinh tế.

Về phân tích chuyên môn và kinh nghiệm cho thấy khi thị trường chứng khoán sụp đổ do nạn đầu tư chồng chéo, các nhà đầu tư, các tầng lớp dân chúng quay sang dồn tiền vào các thị trường tiền tệ ngân hàng. Vì sao vậy? Công thức đơn giản. Khi một quỹ đầu tư hay một doan nghiệp sắp phá sản, các ngân hàng sở hữu chéo các tài sản các quỹ đầu tư và doanh nghiệp đó, họ sẽ bơm thanh khoản cho các công ty đó với số tiền mờ ảo, kể cả gom tiền ký thác ngắn hạn của công chúng và các nhà đầu tư để cho công ty "người nhà" vay để chơi stock gỡ lại vốn. Tất nhiên các ngân hàng này sẽ đang "khát tiền mặt", họ nâng các khoản ký thác tiền gửi nhằm có thêm vốn đảo nợ.

Thường thường họ sẽ tăng lãi suất huy động nhằm thu hút tiền gửi của giới đầu tư và công chúng, giới đầu tư và công chúng sau khi bị hoảng loạn về nạn cổ phiếu sụt giá thì thấy lãi suất cao mà ham lời liền dồn tiền ký thác gửi cho các ngân hàng này. Gặp trường hợp đến kỳ đáo hạn, các nhà đầu tư và công chúng rút tiền ra mà các ngân hàng này cho vay chưa kịp đòi được các khoản vay dài hạn là đãn đến bùng phát dịch bệnh. Cộng thêm lãi suất hạ giảm thì càng dễ gây ra nợ xấu.

Một ví dụ cho việc đầu tư trái ngành, đầu tư chéo tại Mỹ. Cụ thể, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới American International Group Inc (NYSE: AIG), với 116.000 nhân viên. Trước đây, hầu hết các hoạt động kinh doanh của AIG truyền thống như cung cấp sản phẩm bảo hiểm và các dịch vụ cho các khách hàng thương mại, cũng như các sản phẩm hưu trí,...hay các tổ chức, và cá nhân tại Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương, và các thị trường quốc tế khác,...

Tuy nhiên, AIG đã di chuyển ra ngoài kinh doanh bảo hiểm truyền thống của họ. Cụ thể như cho thuê dịch vụ tài chính, chứng khoán, hay thị trường vốn, tài chính của người tiêu dùng và tài chính bảo hiểm. Các hoạt động đầy rủi ro quản lý tài sản sai quy chế, rồi các dịch vụ môi giới đầu tư kinh doanh, và đầu tư linh tinh vào các các nghiệp vụ đầu tư và đầu cơ của các quỹ đầu tư rủi ro và các ngân hàng đầu tư.

Ngày ngày 08/11/2008, Fed và Bộ Ngân khố phải tung ra gói cấp cứu trị giá 85 tỷ USD để cứu trợ của tập đoàn bảo hiểm AIG và Bộ Tài chính hay Bộ Ngân khố đã phải mua cổ phiếu ưu đãi từ của kế hoạch mua lại vốn của AIG là 40 tỷ USD. Fed mua lại 52,5 tỷ USD chứng khoán thế chấp để ngăn chặn sự phá sản và bảo vệ đầu tư khi giá chứng khoán và trái phiếu của AIG rơi giá. Bây giờ AIG thoát nạn, nhưng tại VN trình độ thì kém mà đi học tắt cái nguy hiểm của thiên hạ để kiếm lời nhanh thì càng dễ bể bọt đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra tay chặt bớt nhóm lợi ích và siết bớt các hoạt động đẩy rủi ro này, nhưng nó vẫn còn ẩn chứa nhiều rủi ro.
Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.