Header Ads

Tỷ giá USD /VND thả nổi có kiểm soát

TỶ GIÁ USD / VND THẢ NỔI CÓ KIỂM SOÁT

TỶ GIÁ USD / VND THẢ NỔI CÓ KIỂM SOÁT
Làm gì mà quản lý được tỷ giá khi dự trữ ngoại tệ và cả dự trữ vàng của VN quá mỏng và ít khi mà các nền kinh tế lớn trong năm 2016 này còn đang bất ổn tệ hại hơn năm 2015. Các nước mới nổi manh nha tăng lãi suất cả đồng USD và đồng nội tệ của họ để chặn đà rút vốn khỏi các thị trường này, VN làm gì mà tự tin đến mức đó khi NHNN VN tái khẳng định người dân đang được hưởng mức lãi suất đồng nội tệ là 4-5% có lời hơn lãi suất đồng USD.
Việc tỷ giá đồng bạc VND được định giá qua một rổ tiền gồm 8 loại đồng tiền ngoại tệ chính, được tính theo lối "trung bình gia trọng" của đồng bạc các nền kinh tế gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, và Thái Lan. Tức là nó bao gồm đồng USD, EUR, CNY, JPY, SGD, KRW, TWD, THB. Biên độ giao động của tỷ giá vẫn áp dụng là +/- 3%.
Theo ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nói, xin tích một đoạn: "Việc điều hành tỷ giá trên thế giới được chia thành hai nhóm: Thứ nhất là của Trung Quốc. Nước này dựa vào tỷ giá đóng cửa của phiên hôm trước làm tỷ giá tham chiếu cho ngày hôm sau. Tuy nhiên cách tính này có nhược điểm là tính vào giá cuối giờ nên có thể được làm giá theo ý chủ quan của tổ chức tín dụng lớn, khiến sự biến động tỷ giá rất mạnh.
Thứ hai là cách điều hành tỉ giá của các nước như Singapore, Kuwait… thì dựa vào tỷ lệ tham chiếu của nhóm đồng tiền trên thị trường tài chính quốc tế. Phương pháp này có ưu điểm là thể hiện sự phản ứng nhanh của thị trường quốc tế nhưng lại có nhược điểm là phụ thuộc hoàn toàn vào diễn biến thị trường quốc tế nên không phản ánh được cung cầu trong nước,...". Xem ở đây: www.thesaigontimes.vn/…/NHNN-Ty-gia-VNDUSD-tha-noi-nhung-co…
Lý luận thiếu cơ sở, và thiếu chuyên môn, không hiểu làm sao lại có cụm từ "Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ", khi mà NHNN VN ngoài ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình còn đến 6 cấp Phó, bao gồm: Nguyễn Toàn Thắng, Nguyễn Phước Thanh, Nguyễn Đồng Tiến, Nguyễn Thị Hồng, Đào Minh Tú, Nguyễn Kim Anh. Có quá nhiều cấp Phó rồi cấp Vụ trưởng, Vụ phó,...thì đúng là lần đầu tiên mới biết.
Thay vì phải phân công mỗi cấp phụ trách một mảng phân tích chiến lược về thị trường mà đồng bạc VN hay bán buôn nước khác.
Về hồ sơ tỷ giá, tôi đã phân tích đó là trên thế giới có 3 quốc gia neo tỷ giá cố định vào đồng USD, kèm cụm từ "nới biên độ +/-2%", nó bao gồm Trung Quốc, Singapore, và Việt Nam. Nhất là đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) của TQ, và đồng bạc VND của VN.
Còn lại, có đến 62 nước neo tỷ giá đồng bạc của họ theo đồng USD, trong khi đồng đã có 27 quốc gia neo tỷ giá đồng nội tệ của họ vào đồng EUR tùy mức độ khác nhau.
Tuy nhiên, ngoài Trung Quốc, Singapore, và Việt Nam neo tỷ giá cố định, kèm cái biên độ +/- bao nhiêu phần trăm đó thì còn có những nước neo tỷ giá cố định cột chặt vào đồng USD hay EUR, mà chủ yếu là các nước xuất cảng dầu lửa, vì giao dịch dầu lửa chủ yếu được định giá bằng đồng USD nhằm giảm phí tổn rủi ro khi biến động giá cả và tỷ giá đồng USD tăng giảm. Thí dụ như thông thường giá dầu giảm thì đồng USD tăng, hiệu ứng ngược lại đồng USD giảm thì giá dầu tăng lên. Chẳng hạn như Saudi Arabia giữ tỷ giá của họ là 1 USD = 3.75 Saudi Riyal, khi Saudi Arabia bán dầu giá hạ thu về đồng USD có giá thì giảm thiểu rủi ro khi dầu thô hạ, điều này khiến Saudi Arabia ít rủi ro hơn như đồng Rúp Nga.
Danh sách các nước neo tỷ giá như đồng Saudi Riyal của Saudi Arabia, nó bao gồm: Venezuela giữ tỷ giá của họ theo đồng Venezuelan Bolívar là 1 USD = 6,3 VEF; Hong Kong là 1 USD = 7,75 Dollar Hong Kong; Ai Cập giữ tỷ giá 1 USD = 7,83 Egyptian Pound (EGP); Bahamas giữ tỷ giá là 1 USD = 0,99 Bahamian Dollar (BSD); Brunei chốt tỷ giá theo đồng Dollar Singapore là 1 Dollar Brunei (BND) đổi 1 Dollar Singapore (SGD) và cứ thế tính ra 1 USD = 1,41 SGD.
Các nước Âu châu chốt đồng bạc của họ theo tỷ giá cố định vào đồng EUR như Đan Mạch thì 1 EUR = 7,46 Danish Krone (DKK), trước ấy là 1 EUR = 7,45 DKK; Bulgaria neo tỷ giá đồng Bulgarian Lev có ký hiệu là BGN thì 1 EUR = 1,955 BGN,...Đặc biệt đối với Thụy Sĩ, ngày 15/09/2015, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) đã chính thức từ bỏ tỷ giá tối thiểu là 1,20 Franc Thụy Sĩ (CHF), đổi ra 1 EUR, và hạ lãi suất đồng Franc Thụy Sĩ âm -0,75 vì đồng CHF tăng giá quá mạnh so với đồng USD, trong đồng EUR lại giảm giá quá sâu so với đồng USD.
Hầu hết các nước này đều có khối dự trữ ngoại tệ hay vàng rất lớn. Chẳng hạn tuy đồng bạc Venezuela bị giảm giá nặng nề, nói đúng hơn là bị bứt neo, thực tế Venezuela không bị tác động nợ nước ngoài tăng lên vì đồng bạc trượt giá. Vì Venezuela bán dầu thu về đồng USD hay trả nợ bằng dầu cũng chả sao. Venezuela tuy dự trữ ngoại tệ thấp nhưng dự trữ vàng là rất lớn, lên đến 361 tấn vàng.
Với TQ, họ neo vào tỷ giá đồng USD theo biên độ "có kiểm soát". Điều đó có nghĩa là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) họ giữ giá trị đồng RMB trong một biên độ giao dịch 2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate). Thực chất PBOC cho phép đồng RMB tăng hay giảm không quá 2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ qua chỉ số "CFETS RMB Index" được bổ sung vào ngày 25/12/2015, khi họ vào rổ tiền tệ và giỏ tiền SDR của IMF.
Đồng RMB của TQ vẫn đo lường giá trị của đồng RMB so với rổ 13 đồng tiền chính, nó dựa vào trọng lượng thương mại quốc tế, bao gồm: Đồng USD chiếm tỷ trọng cao nhất là 26,4%, đồng EUR (chiếm 21,4%) và yen Nhật - JPY (chiếm 14,7%), và các loại tiền tệ của các nước như Bảng Anh (GBP), Dollar Singapore, Dollar Hồng Kông, Franc Thụy Sĩ (CHF), Dollar New Zealand (NZD), Dollar Australia, và các đồng tiền của Canada, Malaysia, Nga và Thái Lan,...
Còn đối với VN có lẽ bắt chước TQ, khi chưa đủ dự trữ ngoại tệ đủ mạnh, trong khi nợ nước ngoài yết giá bằng đồng USD tăng quá cao. Hễ khi nào đồng bạc VND sụt giá 1% thì VN phải trả nợ nước ngoài hơn 10.000 tỷ VND, nếu sụt giảm 10% nữa thì trả nợ ra hơn 100.000 tỷ VND, đó chưa kể là tâm lý dòng tiền tư bản đổi hướng chuyển ngược về Mỹ hay qua các nước khác thì thật bất hạnh cho người dân VN hễ ra đường là bị chộp cổ đóng phí đủ loại, nhát là phí giao thông vận chuyển là dễ móc túi người dân nhất.
Chưa tính rủi ro bất ngờ Fed tăng lãi suất nhiều đợt trong năm 2016 dù TTCK Mỹ vân còn bất ổn, thậm chí cả kịch bản Nhật Bản khi BoJ tăng lãi suất bằng đồng yên - JPY thì VN sao đỡ đòn nổi.
Tỷ giá US Dollar / Saudi Riyal không thay đổi đáng kể nào kể từ năm trước năm 1995 đến đầu năm 2016, hiện nay 1 USD đổi ra được 3,7524 SAR, ta xen như 1 USD = 3,75 SAR (xem hình). Đối với đồ thị tỷ giá đồng bạc VND so với USD thì chẳng ai muốn nhìn nó cả, nhưng người ta luôn xây viên gạch để tạo bậc thang cao hơn.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.