Header Ads

Hội chứng khủng hoảng nợ nền kinh tế thế giới


Trong bối cảnh nợ nần chồng chất của khối công nghiệp hóa EU, Mỹ, Nhật Bản, và cộng thêm TQ, một quốc gia mới nổi, với tư cách là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới còn thiếu phẩm chất, khi các quốc gia này tung ra các biện pháp bơm tiền kiểu QE, với khẩu hiệu "Call it Quantitative Easing -- Indefinitely" (gọi nó là QE -- vô hạn định), trừ trường hợp Anh, Mỹ là đã thu hồi biện pháp QE này, thì những nước còn lại chưa thấy dấu hiệu kết thúc, mà còn gia tăng bơm nợ của khối kinh tế khu vực đồng Euro.

Đối với khối kinh tế khu vực đồng Euro. Trong động thái mới đây, Chủ tịch ECB, Mario Draghi, cho biết Ủy ban Kinh tế và Chính sách Tiền tệ của Nghị viện châu Âu sẽ nhóm họp để xem xét các biện pháp chính sách tiền tệ hiện nay đang làm sẽ cần phải được xem xét lại tháng 03/2016 này, là tăng trưởng và triển vọng lạm phát khu vực đồng Euro trở nên tồi tệ. Tuy nhiên ECB đã loan báo sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất tỷ lệ tái cấp vốn chuẩn ở mức thấp kỷ lục mà ECB giữ nguyên 0,05%. Trong khi tiền gửi lãi suất âm tiêu cực -0,30%, và ECB tiếp tục chương trình mua tài sản đã thi hành vào ngày 21/01/2016 và sẽ giữ nguyên trong thời gian dài đáng kể cho đến khi nào tỷ lệ lạm phát lý tưởng của ECB lên đến 2% như Nhật, Mỹ mơ ước thì ECB mới thu hồi biện pháp QE này.
Điều đó chắc chắn ECB sẽ tiếp tục mở rộng chương trình mua tài sản 60 tỷ EUR hàng tháng cho đến ít nhất là đến tháng 03/2017. Có nghĩa là ECB sẽ tiếp tục tạo ra nợ để cứu khối kinh tế khu vực đồng EUR.
Tuy nhiên, đối với các nước Âu châu, tỷ lệ nợ các hộ gia đình so với GDP đã tăng quá mức cho phép. Hãy nhìn xem, các khảo sát của các tổ chức thẩm định trái phiếu và các ngân hàng đầu tư Âu châu, Mỹ, Nhật khảo sát cho thấy ngay cả những nước có thu nhập cao và giàu có, đang thực hiện chính sách lãi suất âm tiêu cực, có tỷ lệ nợ các hộ gia đình so với GDP là quá cao. Nó bao gồm các nước: Thụy Sĩ âm (-0,75%); Đan Mạch âm (-0,65%); Thụy Điển âm (-0,50%); Nhật âm (-0,10%); Bulgaria (0%). Khu vực các nước dùng chung đồng Euro (0,05%), thực tế nó đang áp dụng cho tỷ lệ tái cấp vốn chuẩn của ECB quy định, tuy nhiên tiền gửi ký thác bằng đồng EUR âm tiêu cực ở mức -0,30%, dự kiến trong tháng 03/2016 này ECB có thể hạ thêm 10 điểm cơ bản lãi suất tiền gửi bằng đồng EUR xuống mức âm -0,40%. Những nước này có tỷ nợ các hộ gia đình so với GDP, đến hết quý 3 của năm 2015, như: Thụy Sĩ số nợ của hộ gia đình theo GDP là 124,20%; Đan Mạch (122,90%); Nhật (65,80%); Bulgaria (80%); Khu vực các nước dùng chung đồng Euro (60,90%).

Các nước Á châu cũng cao đáng ngại, như Hàn Quốc thì nơ đến 90%,... TQ thì cũng đu càng theo khi tập vay nợ từ chưa tới 5% vài năm trước thì nay vọt lên gần 40%,...thì đúng là đáng báo động.
Tuy nhiên dáng lo ngại, mức nợ theo đồng lương thu nhập của các hộ gia đình và cá nhân khu vực các nước dùng chung đồng Euro đã lên đến 95,66%. Các nước có mức nợ theo đồng lương thu nhập của các hộ gia đình từ 100% -- 290%, xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, nó bao gồm: Pháp, Đức, Bỉ, Áo, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Canada, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Thụy Sĩ, Thụy Điển, New Zealand, Cyprus, hay vô địch đội sổ là Đan Mạch với nợ 290% theo mức lương thu nhập,....Thậm chí ngay cả nước Nam Phi cũng đu theo nợ, khi nợ đến 84%.

Ta còn nhớ trong cuộc khủng hoảng nợ nần năm 2008 - 2009 tại Mỹ, khi tỷ lệ nợ các hộ gia đình theo phần trăm trên GDP đã tăng vọt lên vào quý cuối cùng của năm 2007, khi đạt mức cao nhất mọi thời gian của nó là 95,50%, khiến các hộ gia đình và các cá nhân tại Mỹ bớt chi tiêu để trả nợ, và 1 năm sau nó cũng là một nguyên nhân trong nhiều lý do gây ra khủng hoảng niềm tin dẫn đến người ta lo trả nợ mà ít chi tiêu dẫn đến sức tiêu dùng nội địa yếu, khiến nền kinh tế Mỹ và các nước Âu châu trôi vào suy thoái nặng vì nợ nần quá nhiều.

Trong khi đó các nước châu Á đã khôn khéo hơn các phần khác của nền kinh tế thế giới khi họ đã học ra nhiều bài học khủng hoảng kinh tế cách đây gần 19 năm. Đây là những lý do quan trọng nhất là thực tế rằng khu vực nền kinh tế các nước Á châu này chưa bao giờ trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính kể từ khi cuộc khủng hoảng "đòn bẩy tài chính hoặc vay nợ" (financial leverage or debt financing) nổ ra ở châu Á năm 1997, đã đánh sụt sự giảm giá tài sản của dân Á châu đến 60% ngay những ngày đầu suy thoái thì nay khối nợ đang tích lũy ngày càng lớn và chưa giải kết trả nợ.

Điểm nổi bật của các ngân hàng tại châu Á, nói chung, họ đã có kinh nghiệm từ khủng hoảng tài chính năm 1997, nên tránh được nuông chiều quá mức trong đầu tư chứng khoán dưới chuẩn của các sản phẩm tài chính độc hại đã gây ra chao đảo một số ngân hàng nổi tiếng nhất của Wall Street. Đối ngược lại thì các nước châu Á, họ biết tổ chức cho vay đối với các công ty có ảnh hưởng rộng toàn cầu khiến nền kinh tế tăng trưởng cao tại nước họ, nhưng các công ty lớn này đang gặp vấn đề về nợ quá lớn, chủ yếu các công ty nhà nước tại TQ.

Hiện nay các nước Á châu, họ đã mau chóng quên đi bài học đó tồi tệ đó, vì các khoản vay quá dễ dãi từ việc đồng USD suy yếu, khi đồng USD đã giảm 40% trong giai đoạn 2002--2008, hiện nay đồng USD đã tăng lại giá trị của nó tuy chưa phải chạm mức 100 của chỉ số USDX.

Bây giờ, giới phân tích tài chính đang rung chuông cảnh báo rằng nợ trong khu vực châu Á đang tăng lên với tốc độ chóng mặt đáng lo ngại dựa trên tỷ lệ tín dụng ngân hàng so với GDP, thì tỷ lệ đòn bẩy tài chính hoặc vay nợ cao hơn rất nhiều so với lúc cao điểm trước khủng hoảng châu Á năm 1997. Cộng thêm vào phát hành trái phiếu kỷ lục trong những năm gần đây của các nước Á châu là rất bất thường và đáng lo ngại. Ở một số nước Á châu, nợ tư nhân lẫn công quyền đang tăng lên với tốc độ mất kiểm soát kể cả tại VN nữa.
Các nước này có các khoản cho vay khu vực tư nhân đến nay đã tăng chóng mặt, mức tăng nợ này không suy giảm mà còn tăng lên rất lớn cả Âu châu và Mỹ. Trong đó, dẫn đầu là Trung Quốc hiện nay có mức tăng chóng mặt không ai còn biết là tăng bao nhiêu. Thủ phạm gây ra mức tăng nợ này đối với TQ và Việt Nam, được đổ lỗi là do doanh nghiệp nhà nước gây ra.

Ta thận trọng, khác với châu Á, các nước Âu châu - EU, Mỹ, cộng thêm Nhật Bản, các món nợ của các quốc gia này đã được gia tăng ở một số khía cạnh vì những lý do hoàn toàn hợp lý vì tỷ lệ lạm phát thấp, nếu không nói là giảm phát. Các khoản nợ của họ là nợ bằng đồng nội tệ, thí dụ như nợ bằng đồng EUR của các nước dùng chung đồng tiền EUR, Mỹ thì nợ bằng đồng nội tệ USD của họ, Nhật chủ yếu nợp bằng đồng yên (JPY), nên các nước này không bị áp lực trả lãi cao khi vay nợ nhiều.
Cho nên, không ngạc nhiên, việc vay và cho vay đã được khuyến khích bởi lãi suất siêu thấp để lạm phát tăng lên một mức hợp lý 2%, và mức nợ tăng lên là kết quả thúc đẩy tiêu dùng nội địa tăng lên, khi nền kinh tế tăng trưởng, và nợ có xu hướng tăng theo. Giá tài sản có tuy có thể bị thổi phồng bóp méo như bong bóng chứng khoán, các bong bóng tài chính phái sinh, nhưng không đáng lo ngại vì không quá rủi ro do lạm phát ở Âu, Mỹ, Nhật là thấp.

Đối với các nước Á châu, có nhiều lý do để lo lắng về những gì đang xảy ra ở châu Á. Đó là bởi vì các nền kinh tế châu Á đang đòi hỏi rất nhiều nợ để tiếp tục đạt tăng trưởng cao, một dấu hiệu cho thấy châu Á không còn là "sức khỏe miễn nhiễm" về kinh tế, như tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Á châu này vẫn còn phụ thuộc vào tín dụng cao, nợ nhiều hơn để cần thiết để tạo ra những phần trăm tăng trưởng GDP cao hơn các nền kinh tế đã phát triển là Âu, Mỹ, Nhật rất lớn, và các nền kinh tế Á châu lại phụ thuộc nặng vào thị trường Mỹ, Âu châu, nếu xuất khẩu yếu đi thì nợ càng chất thêm nợ.
Hiện nay với TQ, và một số nước Á châu, kế hoạch kích thích kinh tế dựa vào tín dụng và dựa vào đầu tư rất cao làm cho những quốc gia này có mức tăng trưởng cao nhưng kém phẩm chất và sinh ra nợ là rất lớn, nhất là TQ, họ chưa bước vào chu kỳ trả nợ như các nước Âu châu, Mỹ, Nhật Bản, đó mới là điều đáng ngại khi quả bom nợ của TQ bị bể vỡ.
Với TQ, một đầu máy tăng trưởng của khu vực Á châu, thật quá rõ ràng, nước này rất dễ dàng để giữ mức tăng trưởng cao khi hoạch định chính sách bơm tiền vào nền kinh tế để đầu tư, tài trợ cho các dự án than đá, sắt thép, bất động sản dư thừa của các doanh nghiệp nhà nước hoặc để xây dựng cơ sở hạ tầng trải rộng hoang phí.
Đó là bởi vì trong năm ngoái, TQ đã sản xuất ra 803.8 triệu tấn thép, chiếm đến 49,5% tổng số thế giới (Nguồn: Hiệp hội Thép Thế giới). Tuy nhiên theo Tân Hoa Xã, một kênh thông tin quốc doanh do Bắc Kinh làm tổng biên tập đưa tin ngày 04/02/2016 thì Trung Quốc sản xuất ra khoảng 1,2 tỷ tấn tấn thép. Nó dư thừa khoảng 400 triệu tấn thép, đo là lớn hơn sản lượng thép của 4 nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, và Nga cùng một nước khác cộng lại.
Một mô hình đầu tư dư thừa vào tăng trưởng như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ, nếu số thép đó bán ế và hư hỏng, chứ chưa nói đến các lĩnh vực sản xuất dư thừa khác. Các khoản tiền được sử dụng không hiệu quả, mức nợ tăng lên, công suất dư thừa của sản xuất được tạo ra, và cuối cùng, hệ thống sẽ sụp đổ và ảnh hưởng đến toàn vùng Á châu là điều không tránh khỏi.
Các nước châu Á, nhất là TQ muốn giữ phép lạ kinh tế của họ, thì cần phải thực hiện một số cải cách khá nghiêm trọng và chấp nhận mức tăng trưởng thấp, hướng vào thị trường tiêu dùng nội địa với hàng tỷ dân thay vì trông cậy xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU đang ngày ít chi tiêu hơn.
Nếu không, châu Á và TQ có thể tìm thấy những sa lầy trong nhiều vấn đề để cuối cùng đi vào vết xe đổ do khủng hoảng nợ gia tăng quá mức. Hiện nay các nước châu Á đã không đạt được lợi nhuận đáng kể trong thu nhập người dân trong những năm gần đây, dù châu Á ngày càng có nhiều tỷ phú đô la tăng nhiều nhất thế giới, nhưng người nghèo cũng cao nhất thế giới.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.