Header Ads

Rất ít các công ty sản xuất thép được niếm yết giá chứng khoán, vì rủi ro an toàn môi trường quá lớn

Không sao, giới chức cao cấp VN khẳng định là "người dân sẽ có cả cá lẫn thép".
Vẫn chưa sợ, lại là cái bóng Trung Quốc vào đây nữa, thôi thì tôi chúc mừng cho dân chúng VN nói theo ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh nói rằng người dân ở đây cũng như Nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn. Bởi lẽ, việc xả thải chắc chắn sẽ có tác động đến môi trường. "Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá",...
Chắc là sau này tại VN thì "chỉ số" food inflation, tức là lạm phát thực phẩm của VN tăng thêm mấy chục điểm phần trăm nữa đây thì khốn khổ vì phí tổn tính không hết. Mới đầu thì nghe Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen có nhiều vốn lắm chứ (ít nhất 2 tỷ $), hóa ra chả có xu nào, vốn ít nợ nhiều, đầu tư dàn trải thì lấy gì đảm bảo cho cái tài sản thế chấp đó đánh đổi môi trường.
Trước hết ta nhắc lại là đối với ngành sản xuất thép, nó đòi hỏi vốn chủ sở hữu của cổ phần viên là rất lớn, và không cần thiết cho niêm yết giá chứng khoán trên thị trường, vì vấn đề ai cũng thấy ra đó là an toàn môi trường, nên rất ít các công ty sản xuất thép được niếm yết giá chứng khoán, vì rủi ro quá lớn, trừ trường hợp các công ty thép có vốn chủ sở hữu lớn thì họ niêm yết giá chứng khoán thôi.
Về hồ sơ ngành công nghiệp thép Âu châu (có lẽ thép VN không có cửa đủ tiêu chuẩn lọt vào thị trường này). Đa số các quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất thép chủ yếu họ đáp úng cho lĩnh vực công nghiệp của họ từ xây dựng, tiêu dùng, điện, điện tử, cho đến cơ khí chế tạo đủ loại. Tức là họ không chỉ sản xuất thép thô mà phải sản xuất thép công nghệ cao chịu lực tốt như thép dùng cho nhíp ô tô (lò xo, bộ phận đàn hồi),...
Hầu hết các công ty sản xuất thép là ít niêm yết giá chứng khoán trên thị trường, nếu 100 công thép thì tỷ lệ này chỉ có 15/100 công ty là tham gia niêm yết giá chứng khoán trên thị trường mà thôi. Chủ yếu nó đi từ vốn cổ phần viên góp vốn là chính chứ ít ngân hàng nào cho vay tiền.
Tại Châu Âu, họ có ngành công nghiệp thép mạnh là chủ yếu đáp ứng cho lĩnh vực xây dụng, và các ngành công nghiệp khác của họ theo tiêu chuẩn của Âu châu.
Chẳng hạn tên tuổi nhà sản xuất thép đa quốc gia lớn nhất của Âu châu và thế giới là đại công ty ArcelorMittal (Luxembourg). Công ty ArcelorMittal này hiện đang niêm yết giá chứng khoán bằng 2 đồng tiền là đồng EUR, và đồng USD trên thị trường chứng khoán tại Madrid, Euronext, Luxembourg (niêm yết bằng đồng EUR), còn lại niêm yết trên thị trường chứng khoán New York -- NYSE (niêm yết bằng đồng USSD). Theo ghi nhận khi phân tích giá chứng khoán và năng lực sản xuất thép của công ty ArcelorMittal này chúng tôi đánh giá là trong năm 2015 thì đại công ty ArcelorMittal thì công ty này cho ra lò gần 100 triệu tấn thép các loại. Công ty có chi nhánh và liên doanh khắp toàn cầu.
Tổng vốn hóa thị trường của công ty ArcelorMittal (Luxembourg) này được ghi nhận trong năm 2015 khoảng 78 tỷ $, trong đó tổng số vốn chủ sở hữu do cổ phần viên góp vốn ước lượng 26 tỷ $. Doanh thu năm 2015 vừa tất cả đều sụt giảm và lỗ nặng.
Các tên tuổi các công ty thép của Âu châu khác gồm các đại diện như: SSAB (Thụy Điển, niêm yết trên thị trường chứng khoán Stockholm bằng đồng Swedish Krona -- SEK của Thụy Điển). Năm 2015 -- công ty này sản xuất ra chưa tới 7,6 triệu tấn thép. Công ty có vốn hóa thị trường là 24 tỷ Krona (tiền Thụy Điển).
Tây Ban Nha thì có Tập đoàn thép Celsa, doanh nghiệp này không niêm yết giá chứng khoán (năm 2015, ước lượng họ chỉ sản xuất ra khoảng 7 triệu tấn thép).
Đức thì có Salzgitter AG Stahl und Technologie, Ý thì có ILVA SpA (năm 2015 công ty này sản xuất ra chưa tới 5 triệu tấn thép),...
Châu Âu chỉ có thế về ngành công nghiệp thép thôi. Nhu cầu như vậy mà còn dư thừa thép. Đó là bởi vì Liên minh Âu châu là khối kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, tính cho năm 2015 thì GDP của họ tạo ra mà theo WB thống kê thì chiếm 26,18% của GDP toàn cầu và tạo ra được 16.229 tỷ $. Trươc những năm 2014 trở đi thì EU là nền kinh tế lớn nhất thế giới, và Mỹ xếp thứ hai. Vì khó khăn kinh tế chồng chất của EU nên GDP của họ sút giảm là điều dễ hiểu.
Đối với VN, mà Ngân hàng Thế giới chấp nhận thống kê của VN về GDP năm 2015 thì nền kinh tế quốc gia này chỉ tạo ra được 193,60 tỷ $, tức là chỉ chiếm 0,31% GDP của nền kinh tế thế giới mà không hiểu họ ngốn cái gì một lượng thép lớn như thế trong tương lai. Xuất khẩu thì khó có cửa ải lọt qua tiêu chuẩn của thép thế giới rồi.
Mới đây Thổ Nhĩ Kỳ áp thuế đánh thuế chống bán phá giá 25,27% lên ống thép hàn không gỉ cuộn cán nguội nhập khẩu từ VN, với lý do thép VN bán phá giá, và hứa hẹn sẽ đánh thuế cao hơn nữa. Thực tế Thổ Nhĩ Kỳ đang bảo hộ cho ngành thép của họ, chủ yếu là công ty thép Erdemir Group, niêm yết giá chứng khoán tại Istanbul, khi công ty này trong năm 2015 sản xuất ra dư thừa hơn 1,9 triệu tấn thép so với cao điểm năm 2011. Năm 2015 -- Erdemir Group sản xuất ra gần 9 triệu tấn thép,...vậy mà tiêu không hết.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.